1.3. Tổng quan về nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai đối với cấp quận, huyện từ khi có
có Luật Đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước về đất. Đó là tổng hợp các hoạt động trong việc quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của nhà nước, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Mục tiêu cao nhất của quản lý nhà nước về đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước, đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao. Chính vì vậy, nhà nước ta đã ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật nhằm thống nhất quản lý đất đai.
Luật đất đai năm 1987 do Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 2 thơng qua ngày 29/12/1987 bao gồm 6 chương 57 điều, với 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 9, như sau:
1- Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính. 2- Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai.
3- Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ ấy.
5- Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6- Thanh tra việc chấp hành các chế dộ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai. 7- Giải quyết tranh chấp đất đai.
Luật đất đai năm 1993 do Quốc hội khóa IX kỳ hợp thứ 3 thông qua ngày 14/7/1993 bao gồm 7 chương 89 điều, với 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 13, như sau:
1- Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính. 2- Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất.
3- Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
4- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
5- Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6- Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất.
7- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Luật đất đai năm 2003 do Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 bao gồm 7 chương 146 điều, với 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 6, như sau:
1- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
2- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
3- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
5- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
6- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
7- Thống kê, kiểm kê đất đai. 8- Quản lý tài chính về đất đai.
9- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
10- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 11- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
12- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
13- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Luật đất đai năm 2013 do Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 thơng qua ngày 29/11/2013 bao gồm 14 chương 212 điều, Với 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22, như sau:
1- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
2- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
3- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
4- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
6- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8- Thống kê, kiểm kê đất đai.
9- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
15- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Nhìn chung trong thời gian qua, để cụ thể hoá Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013, nhà nước ta đã không ngừng xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật đất đai. Trong đó, các nội dung quản lý nhà nước về đất đai cũng cũng thay đổi để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và các đạo luật khác có liên quan như Lật Hơn nhân và gia đình, Bộ Luật dân sự… Ví dụ: khi đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng là nhà, đất hoặc các tài sản có giá trị khác thì giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản phải ghi rõ cả họ tên vợ và họ tên chồng (trừ trường hợp vợ, chồng có thoả thuận khác).
Luật Đất đai năm 1987 chỉ giải quyết mối quan hệ hành chính về đất đai giữa nhà nước với người sử dụng đất. Điều đó làm cho quan hệ đất đai khơng được vận động theo hướng tích cực.
Luật đất đai năm 1993 đã có một bước chuyển biến rất tích cực là khơng chỉ giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất theo “chiều dọc” mà còn xác lập mối quan hệ giữa những người sử dụng đất với nhau, đó là các mối
quan hệ mang tính chất dân sự – thương mại giữa những người sử dụng đất với nhau theo “chiều ngang”, cụ thể: người sử dụng đất có quyền sử dụng ổn định, lâu dài và được chuyển QSDĐ trong thời hạn sử dụng đất, người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất phải trả tiền sử dụng đất (trừ trường hợp sử dụng đất vào mục đích quốc phịng – an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng).
Luật đất đai năm 2003 thừa nhận đất đai có giá và nhà nước xác định giá đất để quản lý, từ đó nhà nước khơng chỉ quản lý đất đai theo diện tích, loại, hạng đất mà còn quản lý theo giá trị; cho phép quyền sử dụng đất được tham gia vào các giao dịch trên thị trường, góp phần vào việc hình thành thị trường bất động sản ở nước ta và giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện kinh tế thị trường; đồng thời quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Luật đất đai năm 2013 ra đời quy định cụ thể và đầy đủ việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo một cách công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi đồng thời khắc phục một cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí; bổ sung các quy định mới về giá đất, hệ thống thông tin, hệ thống giám sát đảm bảo dân chủ trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân; đặc biệt đã quy định về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH