Tổng hợp những vấn đề hạn chế, tồn tại và những vấn đề đặt ra trong quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 80)

quản lý nhà nước về đất đai khi thực hiện Luật Đất đai 2013 trên địa bàn Quận 12

3.2.1 Những vấn đề hạn chế

Nhìn chung, hơn 15 năm thành lập và phát triển, Quận 12 đã có nhiều biến đổi tích cực về kinh tế, văn hố và xã hội. Theo đó, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 12 cũng đã đạt được những kết quả thiết thực: khắc phục dần những tồn tại do lịch sữ để lại, hiệu quả sử dụng đất được nâng cao, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đi vào nề nếp, đời sống của nhân dân được cải thiện tốt đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận 12 nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

Bên cạnh những kết quả đạt được và những điều kiện thuận lợi nêu trên, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 12 hiện nay vẫn cịn nhiều khó khăn, bất cập trong q trình thực hiện như: cơng tác lập và quản lý hồ sơ địa

chính chưa đồng bộ, kịp thời; cơng tác quy hoạch, kế hoạch tổng thể và chi tiết còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của quận; các vi phạm về đất đai như lấn chiếm đất, sử dụng đất khơng đúng mục đích, xây dựng nhà ở trái phép, không phép, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp vẫn còn diễn biến phức tạp; cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng cịn gặp nhiều khó khăn… Dẫn đến nhiều bức xúc, bất bình trong nhân dân và kéo theo tình trạng đơn, thư phản ánh, tố cáo có nội dung liên quan về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận ngày càng nhiều. Những tồn tại này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:

- Do tình hình chuyển biến của cơ chế thị trường, đất đai đã bị chi phối nhiều bởi thị trường. Bên cạnh đó, Luật đất đai cũng như các văn bản hướng dẫn chưa phản ánh kịp thời và đầy đủ thực tế khách quan đang diễn ra. Việc tổ chức thi hành và tuyên truyên pháp luật đất đai đến các cấp chính quyền cơ sở và nhân dân trên địa bàn quận còn nhiều hạn chế. Do đó, những vi phạm về pháp luật đất đai vẫn cịn diễn ra như giao đất khơng phù hợp với kế hoạch sử dụng đất, sử dụng đất khơng đúng mục đích cho phép, lấn chiếm đất, chuyển nhượng đất đai bằng giấy tay (khơng thơng qua cơ quan cơng chứng có thẩm quyền). Các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương chưa nắm bắt kịp thời tình trạng chuyển nhượng đất để kịp thời đề xuất các giải pháp khắc phục.

- Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về công tác quản lý nhà nước về đất đai của Ngành Tài nguyên và Mơi trường cịn chậm so với tình hình xã hội; nhiều văn bản còn chồng chéo về trách nhiệm và quyền hạn trong quá rình thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai; việc thực hiện các thủ tục cải cách hành chính về đất đai chậm triển khai thực hiện.

- Công tác quản lý quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Việc thực hiện quy hoạch chưa đúng quy trình, cơng khai quy hoạch chưa đảm bảo dẫn đến nhiều sai sót phát sinh trong q trình giải quyết hồ sơ hành chính cho nhân dân như cấp giấy chứng nhận, bồi thường giải phóng mặt bằng, cung cấp thông tin quy hoạch cho người dân…

- Hệ thống hồ sơ địa chính chưa hồn thiện, cịn nhiều hạn chế chưa phù hợp tình hình biến động đất đai trên địa phương.

- Phần lớn nhân sự tham mưu công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận mới được tuyển dụng nên kinh nghiệm thực tế so với yêu cầu nhiệm vụ chưa đáp ứng đủ trong tình hình mới; các điều kiện về trang thiết bị, chỗ làm việc, kho lưu trữ hồ sơ và phương tiện kỹ thuật chuyên môn cần thiết cịn gặp nhiều nhiều khó khăn.

- Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014 có nhiều nội dung mới so với Luật đất đai năm 2013, việc triển khai thực hiện Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn chưa được kịp thời, còn nhiều trường hợp phải xin ý kiến của UBND Thành phố trong q trình xem xét giải quyết hồ sơ hành chính dẫn đến tình trạng hồ sơ tồn đọng, trễ hẹn tăng lên.

3.2.2 Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về đất đai khi thực hiện Luật Đất đai 2013 trên địa bàn Quận 12 hiện Luật Đất đai 2013 trên địa bàn Quận 12

Luật đất đai năm 2013 do Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014, đây là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và Quận 12 nói riêng. Do đó, để thực hiện tốt Luật đất đai năm 2013 trên địa bàn Quận 12 cần tập trung, tăng cường thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai từ quận đến phường.

- Cải cách thủ tục hành chính về đất đai vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên đất vừa bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, thuận tiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền và giám sát việc thực hiện của các cơ quan nhà nước nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai.

- Giải quyết các vướng mắc, bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai, giảm các khiếu kiện về đất đai.

3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai Quận 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)