2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Quận 12 nằm ở cửa ngõ Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có tọa độ địa lý như sau:
- Kinh độ: 106036’15” – 106036’52,5’’ Kinh Độ Đông. - Vĩ độ: 10050’57,5’’ – 10050’00’’ Vĩ Độ Bắc.
Hình 2.1. Sơ đồ ranh giới hành chính Quận 12
Ranh giới được xác định bởi:
- Phía Đơng giáp: Quận Thủ Đức; huyện Hóc Mơn (xã Nhị Bình) và tỉnh Bình Dương.
- Phía Tây giáp: Huyện Hóc Mơn (xã Bà Điểm và xã Tân Xn). - Phía Nam giáp: Quận Bình Thạnh; Quận Gị Vấp và Quận Tân Bình.
- Phía Bắc giáp: Huyện Hóc Mơn (xã Đơng Thạnh). Địa hình có hai dạng:
- Dạng địa hình gị có khả năng xây dựng nhà cao tầng và là khu vực có nhiều triển vọng để xây dựng thành một khu đô thị hóa.
- Dạng địa hình thấp, bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, khả năng chịu lực thấp và là vùng chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, khu vực này thích hợp cho xây dựng nhà vườn và nhà thấp tầng.
Là một quận thuộc vùng Đơng Nam Bộ có khí hậu khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều (rất thuận lợi, ít chịu ảnh hưởng của mưa, bảo), khí hậu trong năm được chia làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. - Mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Quận 12 được chia thành 11 đơn vị hành chính phường:
Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên của các phường trên địa bàn Quận 12
STT Tên phường Diện tích (Ha)
1 Thạnh Xuân 968,59 2 Thạnh Lộc 583,29 3 Hiệp Thành 542,37 4 Thới An 518,46 5 Tân Chánh Hiệp 421,38 6 An Phú Đông 881,96 7 Tân Thới Hiệp 261,98 8 Trung Mỹ Tây 270,63 9 Tân Hưng Thuận 181,08 10 Đông Hưng Thuận 255,20 11 Tân Thới Nhất 389,97
Nhìn chung về vị trí địa lý, Quận 12 có một vị trí khá thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cũng như tình hình sử dụng tài nguyên đất đai. Tuy nhiên cụ thể có một số điểm ưu thế và hạn chế sau đây:
- Vị trí trong các vùng chiến lược: Quận 12 thuộc thành phố Hồ Chí Minh, đây là thành phố lớn và năng động nhất ở khu vực phía Nam; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, tài chính… của khu vực phía Nam nói chung và vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam nói riêng. Quận nằm cửa ngõ phía Tây Bắc của Thành phố với 2 tuyến quốc lộ: quốc lộ 1A và quốc lộ 22 đi qua cho phép Quận kết nối một cách dễ dàng với các vùng kinh tế trong cả nước cũng như giao thương với các nước thuộc ASEAN bằng đường bộ qua cửa khẩu Mộc Bài và cửa khẩu Sa Mác. Chính điều đó đã tạo điều kiện khá thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng đất.
- Vị trí trong Thành phố và các quận, huyện lân cận: Quận 12 là quận ven của thành phố Hồ Chí Minh, Quận vừa giáp với các huyện ngoại thành vừa tiếp giáp với các quận trung tâm Thành phố, vì vậy Quận có vai trị là vùng đệm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc Thành phố. Hiện tại, Quận có 4 tuyến giao thơng xuyên tâm thành phố: Đường Trường Chinh (trục lộ Bắc - Nam), trục lộ Tô Ký - Quang Trung (tỉnh lộ 15), trục lộ Lê Văn Khương - Lê Đức Thọ (tỉnh lộ 16), trục lộ Hà Huy Giáp (tỉnh lộ 14), đây là điều kiện thuận lợi để Quận kết nối dễ dàng với các quận trung tâm (là trung tâm kinh tế, chính trị, tài chính của TP. Hồ Chí Minh), cũng như các quận, huyện khác trong Thành phố. Tuy nhiên vì Quận là vùng đệm của Thành phố nên Quận cũng sẽ chịu nhiều áp lực về sự phát triển về kinh tế - xã hội của Thành phố như: áp lực dân số do nhập cư cao, áp lực về biến động nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề về an ninh, trật tự… Chính điều đó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Quận ở hiện tại và tương lai, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Kinh tế: a. Kinh tế:
Từ khi được thành lập đến nay, nền kinh tế của quận phát triển theo hướng chuyển dịch “Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp”.
* Ngành nông, lâm, ngư nghiêp: Hiện nay do tiến độ phát triển đơ thị diện
tích đất canh tác nơng lâm ngư nghiệp Quận 12 ngày càng bị thu hẹp dần, do đó ngành nơng nghiệp của Quận có quy mơ ngày càng giảm dần.
- Về Trồng trọt: Nhìn chung hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt Quận 12 là khơng cao, đặc biệt là diện tích trồng cây lâu năm có cơ cấu cây trồng chủ yếu là vườn cây tạp hỗn hợp có hiệu quả rất thấp, mơ hình canh tác trồng các loại cây thực phẩm, rau màu hàng năm và các loại hoa kiểng có hiệu kinh tế cao hơn.
- Chăn nuôi: Nhìn chung về chăn ni trên địa bàn Quận 12 chỉ tập trung với 2 mơ hình chính là: chăn ni heo và chăn ni bị sữa. So với các quận nội thành khác, Quận 12 có số lượng bị sữa khá lớn . Tuy nhiên, Tình hình chăn ni trong giai đoạn gần đây đang có chiều hướng giảm do diện tích đất nơng nghiệp giảm. Quy mô chăn nuôi chủ yếu trên địa bàn Quận là chăn ni hộ gia đình.
- Thủy sản: Nhìn chung hiệu quả kinh tế ni trồng thủy sản trên địa bàn Quận là khơng cao. Mơ hình ni trồng thủy sản chính là ni cá nước ngọt.
* Cơng nghiệp và xây dựng: Ngành công nghiệp và xây dựng Quận 12 có
đà phát triển nhanh. Hiện nay trên địa bàn Quận đã hình thành 1 khu cơng nghiệp đó là khu cơng nghiệp Tân Thới Hiệp với tổng diện tích 44,45 ha và 2 cụm cơng nghiệp (Cụm công nghiệp Tân Thới Nhất và cụng công nghiệp Hiệp Thành); với các ngành nghề sản xuất chính là dệt, may, sản xuất thực phẩm, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, sản xuất túi xách, da giầy, trong đó thế mạnh là dệt, may, da giầy. Chính vì sự phát triển mạnh về công nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế toàn Quận.
- Ngành dệt: Sản xuất ngành dệt trên địa bàn Quận hoạt động ổn định, mẫu mã luôn cải tiến, sản xuất sản phẩm theo hướng nâng dần sức cạnh tranh để thích ứng với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, từng bước khẳng định được uy tín trên thị trường trong và ngồi nước.
- May mặc, giày da: Ngành may mặc và giày da trong những năm vừa qua có tốc độ tăng trưởng khá và ổn định. Riêng ngành giày da, các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất gia công theo các đơn đặt hàng
- Sản xuất kim loại: Tuy có tăng trưởng cao nhưng đây là ngành cơng nghiệp gây ơ nhiễm do đó theo chủ trương UBND TP. HCM, Quận 12 đã và đang di dời do một số cơ sở sản xuất ra vùng ngoại ô thành phố tránh gây ô nhiễm trong khu dân cư.
- Sản xuất lương thực, thực phẩm: Chủ yếu là chế biến thực phẩm mì ăn liền, chế biến thủy hải sản, sản xuất bia. Tuy nhiên các ngành này cũng gặp một số khó khăn do cạnh tranh gay gắt các thương hiệu có uy tín trong các cơng ty có vốn nước ngồi.
* Thương mại - Dịch vụ: Ngành thương mại dịch vụ tiếp tục có bước tăng
trưởng mạnh mẽ. Trong cơ cấu ngành thương mại - dịch vu, thương mại - dịch vụ ngoài quốc doanh là chủ yếu, chiếm 99,9%, trong khi đó thương mại – dịch vụ quốc doanh (Doanh nghiệp nhà nước, Hợp tác xã) chiếm 0,1%.
b. Dân số
Nhìn chung đặc điểm dân số Quận 12 mang đặc thù của quận nội thành mới phát triển của TP. Hồ Chí Minh là có mật độ dân số chưa cao so với bình quân chung các quận nội thành. Theo số liệu thống kê đến năm 2010 dân số Quận 12 là 446.432 người, với 71.950 hộ. Mật độ dân số là 8.463 người/km2 thấp hơn bình quân các quận nội thành là 27.752 người/km2 và cao hơn bình quân các quận nội thành mới phát triển 6.279 người/km2. Tốc độ tăng dân số chung khá cao, đặc biệt là tăng dân số cơ học: tăng dân số năm 2010 là 9,55%, trong đó tăng dân số tự nhiên là 1,03%; Tăng dân số bình quân giai đoạn 2005-2010 là 7,99%/năm. Điều này cho thấy hiện tại Quận đang có sự nhập cư rất lớn từ các tỉnh, chủ yếu trong độ tuổi lao động. Đây là một điều kiện thuận lợi nhưng cũng là một áp lực lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Quận.
Dân số phân bố không đều giữa các phường, dân số tập trung lớn ở các phường phía Tây Quận như: Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận,Tân Hưng Thuận, Tân Thới Nhất. Các phường này có mật độ dân số khá cao.
Về lực lượng lao động thì lao động ngành phi nơng nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao: Năm 2010 Tổng số lao động trong độ tuổi là 87.144 lao động, chiếm gần 79,52% dân số, trong đó lao động các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm trên 85%.
Bảng 2.2. Tình hình biến động dân số từ năm 1997 đến năm 2012
Năm Tổng số hộ Tổng số dân Số phường
Năm 1998 26,502 131,090 10 Năm 1999 34,494 143,289 10 Năm 2000 34,866 155,054 10 Năm 2001 38,436 176,543 10 Năm 2002 40,202 193,735 10 Năm 2003 43,516 205,525 10 Năm 2004 47,322 227,609 10 Năm 2005 50,283 247,125 10 Năm 2006 52,030 263,563 10 Năm 2007 55,957 281,777 11 Năm 2008 61,108 316,295 11 Năm 2009 105,831 347,295 11 Năm 2010 110,535 390,782 11 Năm 2011 111,449 403,482 11 Năm 2012 112,293 419,450 11 (Nguồn: Phòng Y tế Quận12) 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số dân
Biểu đồ tình hình biến động dân số Quận 12 từ năm 1998 đến năm 2012
c. Y tế
Mạng lưới y tế trên địa bàn Quận đã được hình thành và phát triển khá đồng bộ từ cấp quận xuống cấp cơ sở, với 1 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa khu vực, 3 trung tâm y tế dự phòng và 11 trạm y tế phường và nhiều cơ sở khám chữa bệnh khu vực tư nhân; đội ngũ cán bộ y tế trên địa bàn được củng cố với 240 bác sỹ, bình quân đạt 5,2 bác sĩ/ 10 ngàn dân, y sỹ - kỹ thuật viên 644 người. Trang thiết bị y tế ngày càng được tăng cường, đã góp phần nâng cao hiệu quả khám và chữa bệnh. Các trạm y tế cấp phường đã triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia.
Công tác khám chữa bệnh luôn được quan tâm để nâng cao chất lượng, cơng tác phịng chống dịch bệnh được duy trì thường xuyên, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng mở rộng hàng năm đạt 100%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm khá nhanh từ 11,38% năm 2001 xuống cịn 2,1% vào năm 2010.
Cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được tun truyền thực hiện khá tốt trong đó: tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,98%. Công tác vận động thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình khá tốt với tỷ lệ đạt được 100% gồm: triệt sản đạt, đặt vòng, thuốc uống tránh thai, ...
d. Giáo dục
Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, các ngành và toàn xã hội, sự nghiệp phát triển giáo dục của Quận đã được chú trọng đầu tư về mọi mặt, đã tạo được sự phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, gồm:
- Bậc Mầm non: Hiện trạng trường cơng lập có 15 trường với 38 cơ sở giáo dục; Trường dân lập có 18 trường và 98 nhóm lớp với tổng số học sinh với 48.709 trẻ, trong đó cơng lập là 18.998 trẻ.
- Bậc Tiểu học có 17 trường cơng lập và 1 trường dân lập với tổng số học sinh là 27.443 học sinh. Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.
- Bậc THCS có 9 trường cơng lập và 2 trường dân lập. Tổng số học sinh THCS năm học 2010-2011 là 14.544 học sinh.
- Bậc THPT hiện tại có 3 trường với 3 cơ sở giáo dục, với tổng số học sinh 5.529 học sinh.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100% - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 98,50% - Phổ cập giáo dục THCS đạt 11/11 phường.
e. Quốc phòng an ninh
Địa bàn Quận là một vị trí phịng thủ quan trọng của thành phố. Hiện tại có nhiều đơn vị quân đội thuộc Bộ quốc phịng đóng qn trên địa bàn. Chính vì vậy, cơng tác an ninh, quốc phịng trên địa bàn rất được chú trọng, thường xuyên duy trì chế độ trực và quản lí chặt vũ khí, trang thiết bị bảo đảm sẵn sàng chiến đấu.
f. Cơ sở hạ tầng
Hiện tại quận có một hệ thống giao thông đường bộ với những trục đường quan trọng, là cầu nối kết giữa khu vực nội thành và ngoại thành Thành phố đồng thời giữa Thành phố và các vùng xung quanh.
Do là Quận ven khu vực trung tâm và là quận mới nên nhìn chung Quận 12 có hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp hơn so với các quận nội thành khác của thành phố Hồ Chí Minh. Tuy rằng, trong những năm gần đây Quận cũng đã đầu tư phát triển khá mạnh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhưng để phát huy tiềm lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thì yêu cầu về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng của Quận là cịn rất lớn.
- Mạng lưới giao thơng đường bộ của Quận có 46 tuyến giao thơng quốc lộ, trục Thành phố, trục quận và trục các phường với tổng chiều dài khoảng 99,65km, trong đó hệ thống trục đường đối ngoại có 9 tuyến với tổng chiều dài trên địa bàn khoảng 34,83 km; hệ thống đường giao giao thông đối nội gồm 37 tuyến với tổng chiều dài khoảng 64,83 km. Ngồi ra Quận cịn có hệ thống đường nội phường với khoảng hơn 200 đường với tổng chiều dài khoảng 77 km có chiều rộng đường khoảng 5-6m.
- Mạng lưới giao thơng đường thuỷ của Quận có sơng Sài Gịn tiếp giáp ở phía Đơng, chạy dài theo hướng từ Bắc xuống Nam, chính vì vậy Quận có điều kiện thuận lợi về phát triển hệ thống giao thông đường thủy, qua sông Sài Gịn Quận 12 có thể nối kết với các quận, huyện thuộc thành phố và các tỉnh thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Hiện tại các sơng rạch có chức năng giao thơng thủy bao gồm: Tuyến Vành đai trong (sông Vàm Thuật, kênh Tham Lương), sơng Sài Gịn, Rạch Bến Cát.
- Về lưới điện: Trên địa bàn Quận 12 có 2 đường dây cao thế 110KV (chiều dài trên địa bàn Quận khoảng 16km) và 220KV (chiều dài trên địa bàn Quận khoảng 22km); lưới trung thế 15-22 KV có tổng chiều dài là 333,8km (đường dây nổi: 304km, Cáp ngầm: 29,8km); lưới hạ thế có chiều dài là 668km chủ yếu là đường dây trên không.
- Về cấp nước: Hiện tại nguồn nước máy cung cấp trên địa bàn Quận 12 với 3 nguồn chính: Nhà máy nước Thủ Đức, nhà máy nước Hóc Mơn và nhà máy nước sơng Sài Gịn. Nhìn chung, hệ thống cấp nước máy của Quận 12 được hình thành trong giai đoạn 2003- 2007, thuộc hệ thống nhà máy nước sơng Sài Gịn đưa về, vì vậy hệ thống ống cấp nứơc phát triển chưa nhiều, hiện chỉ mới phát triển các tuyến ống cấp nước chính, mạng cấp nước (cấp III) chưa phát triển vì vậy dân cư trong khu vực chưa được tiếp cận nhiều với nguồn nước máy, người dân sử dụng nguồn nước máy khoảng 21%.
- Về bưu chính viễn thơng: Những năm qua, mạng lưới thơng tin liên lạc đã không ngừng được củng cố và phát triển. Hệ thống mạng lưới thông tin liên lạc đã