2.2 Q trình đơ thị hóa Quận12 và tác động của đơ thị hóa tới sử dụng đất và
2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành Quận 12:
Địa danh hành chính Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới xuất hiện cách đây hơn 15 năm nhưng vùng đất này được xác định cùng với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Đồng Nai – Gia Định cách đây hơn 300 năm vào đầu thể kỷ XVII, khi lưu dân người Việt đến định cư và khai phá vùng đất phương Nam.
Theo lịch sử ghi lại, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, thiết lập nên nhà Nguyễn hình thành bộ máy nhà nước, phân đất nước thành những đơn vị hành chánh thì vùng đất Quận 12 ngày nay dưới triều vua Gia Long được xác định thuộc tổng Bình Trị, phủ Tân Bình.
Thời vua Minh Mạng do dân số tăng nhanh và diện tích khai phá ngày càng nhiều, một số tổng ban đầu được tách ra thành lập các tổng mới. Cấp thành Gia Định bị phế bỏ cùng với 5 trấn cũ chia thành 6 tỉnh. Triều đình nhà Nguyễn nắm trực tiếp các tỉnh mà không qua thành Gia Định như trước. Tháng 8/1833, lại đổi tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định – đây là thời kỳ vùng đất phía Nam được gọi là Nam Kỳ lục tỉnh.
Năm 1862, hòa ước Nhâm Tuất được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn và Pháp, giao 3 tỉnh miền Đông (Định Tường, Gia Định và Biên Hịa) cho thực dân Pháp và sau đó năm Đinh Mão (1867) tiếp tục giao 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) như vậy cả Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp. Người Pháp bỏ hết cấp tỉnh, phủ huyện để chia Nam Kỳ thành 24 hạt. Trong đó, hạt Sài Gịn có 19 tổng, 234 làng. Vùng đất Quận 12 thuộc 2 tổng Bình Thạnh Hạ với các làng Tân Hưng, Thới Nhứt, Thuận Kiều và Trung Chánh; tổng Bình Trị Thượng với các làng An Lộc, Quới An, An Xuân, An Lộc Đông và Hanh Phú.
Năm 1899 tồn quyền Đơng Dương ra nghị định đổi hạt thành tỉnh. Các thôn sát nhập lại thành làng lớn hơn. Từ đó đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 các làng Tân Thới Nhứt, Đông Hưng Thuận, Trung Mỹ Tây và Tân Thới Hiệp (Quận 12 ngày nay) thuộc tổng Bình Thạnh Hạ, quận Hóc Mơn, tỉnh Gia Đình.
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành cơng, nhân dân Nam Bộ chưa được hưởng hịa Bình bao lâu thì thực dân Pháp được sự giúp sức của quân Đồng Minh đã quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Nhân dân Nam Bộ cùng cả nước tiến hành 9 năm kháng chiến oanh liệt, kết thúc thắng lợi Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, với Hiệp định Genever được ký kết năm 1954, nước ta bị chia thành hai miền Nam – Bắc. Với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, đế quốc Mỹ đã nhảy vào hất cẳng Pháp lập chế độ tay sai Ngơ Đình Diệm. Trong khoảng thời gian 1945 – 1975, có hơn mười lần thay đổi địa giới hành chính từ tỉnh đến quận và tận cấp cơ sở là xã, thơn. Đơn vị hành chính cấp tổng bị bỏ dần dần, từ sau năm 1956 tùy theo tình hình và ý đồ chiến tranh trong từng thời kỳ mà chính quyền Sài
Gịn nhiều lần chia cắt lại địa giới hành chính của đơ thành Sài Gịn và tỉnh Gia Định. Năm 1957, chính quyền Sài Gòn chia tỉnh Gia Định thành 6 quận, địa bàn Quận 12 lúc bấy giờ thuộc hai quận: quận Gị Vấp và quận Hóc Mơn.
Về phía cách mạng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1960) ta sáp nhập Sài Gòn với Gia Định thành khu Sài Gòn – Gia Định. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân vùng đất quận 12 thời gian này nằm trong sự chỉ đạo của quận ủy Gò Vấp và huyện ủy Hóc Mơn.
Như vậy trải qua các biến cố của lịch sử đến trước ngày miền Nam hoàn tồn giải phóng, địa bàn quận 12 ngày nay cũng có nhiều thay đổi về mặt địa danh hành chính nhưng chủ yếu vẫn nằm trên địa bàn quản lý của hai quận Gị Vấp và huyện Hóc Mơn thuộc tỉnh Gia Định.
Tháng 5/1975, chính quyền cách mạng phân định lại đơn vị hành chính của thành phố, vùng đất quận 12 ngày nay vẫn là các xã thuộc huyện Hóc Mơn. Ngày 02/7/1976, Quốc hội khóa VI nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gịn – Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 11 quận của đơ thành Sài Gịn cũ và tồn bộ tỉnh Gia Định, địa bàn Quận 12 ngày nay thuộc huyện Hóc Mơn. Như vậy từ sau ngày 30/4/1975 đến cuối năm 1996 địa bàn quận 12 vẫn nằm trong địa bàn của huyện Hóc Mơn.
Ngày 06/01/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 03/CP về chia tách và thành lập mới các quận của thành phố Hồ Chí Minh. Quận 12 chính thức thành lập với diện tích đất tự nhiên là 5.274,9 ha, với số dân là 117.253 người, trên cơ sở tách ra từ huyện Hóc Mơn cũ và thành lập 10 phường mới (Tân Thới Nhứt, Đông Hưng Thuận, An Phú Đông, Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Hiệp Thành,Thới An, Tân Thới Hiệp).
Ngày 23/11/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 143/2006NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các phường mới thuộc quận Gị Vấp, Tân Bình và Quận 12. Trên địa cơ sở đó, phường Đơng Hưng Thuận của Quận 12 được tách thành phường Đông Hưng Thuận và phường Tân Hưng Thuận (ngày thành lập chính thức 01/01/2007). Vì vậy, năm 2007 quận 12 có 11 phường là Tân Thới Nhất, Tân Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp, Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây, Thạnh Lộc, Thạnh Xuan, An Phú Đông, Hiệp
Thành, Thới An và Đơng Hưng Thuận với diện tích tự nhiên là 5.274,9 ha và dân số là 336.057 người.
2.2.2. Q trình đơ thị hóa Quận 12 Quận 12 từ năm 1997 đến năm 2013:
Hơn 15 năm kể từ ngày Quận 12 được thành lập (theo Quyết định số 03/CP ngày 06/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ), Quận 12 ln giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an tồn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội và mời gọi đầu tư trên địa bàn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận có những bước chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao.
Tình hình dân số tăng nhanh, lượng dân nhập cư từ nơi khác đến sinh sống, làm việc trên địa bàn dẫn đến nhiều vấn đề xã hội chưa thể đáp ứng, trật tự an tồn xã hội có diễn biến phức tạp; điều hiện hạ tầng kỷ thuật, hạ tầng xã hội cịn khơng ít khó khăn, tác động của triều cường, nước dâng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân các phường ven sơng Sài Gịn.
a. Lĩnh vực kinh tế:
Hơn 15 năm thành lập đến nay kinh tế quận đã có nhiều phát triển đáng kể theo định hướng chuyển dịch “Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp”, đời sống người dân được nâng cao. Tốc độ phát triển bình quân qua 15 năm: ngành Công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 18,5% năm; ngành Thương mại – dịch vụ giá trị tổng mức hàng hóa bán ra tăng đều, liên tục trong suốt giai đoạn 15 năm với mức tăng trưởng bình quân đạt 19,6% năm.
Tỷ trọng của ngành Thương mại - dịch vụ luôn đạt trên 50% tổng giá trị thực hiện trên địa bàn quận như giai đoạn 5 năm 2002-2006, tỷ trọng này đạt xấp xỉ 56%, đến năm 2011 là 63% và vẫn cịn có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới. Lĩnh vực Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỷ trọng giữ tương đối ổn định ở mức 40% trong tổng giá trị. Lĩnh vực nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm từ 83 tỷ đồng năm 1997 xuống còn 53 tỷ đồng năm 2011, tỷ trọng cơ cấu kinh tế nơng nghiệp chỉ cịn chiếm 1% trong tổng giá trị, giảm nhiều so với tỷ trọng nông nghiệp 1997 là 11%.
Quận đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động thêm 04 chợ phù hợp quy hoạch và phát triển ổn định: Chợ Hiệp Thành, chợ Thạnh Xuân, chợ Tân Chánh Hiệp và chợ An
Sương. Hiện nay trên địa bàn quận có 12 chợ truyền thống, 04 siêu thị: Metro Hiệp Phú, Coop Mart Nguyễn Ảnh Thủ, Siêu thị Điện Máy Thiên Hòa, Điện máy Chợ Lớn. Về Hợp tác xã, trong 15 năm qua từ 10 hợp tác xã hoạt động vào thời điểm thành lập năm 1997, đến nay đã có 14 HTX hoạt động với nhiều lĩnh vực khác nhau như: Thương mại dịch vụ, vận tải, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
Công tác thu ngân sách tăng đều qua các năm, tổng thu ngân sách nhà nước qua 15 năm hoạt động là 4.226,2 tỷ đồng, đạt 120,17% so với dự tốn pháp lệnh (trong đó, thu ngân sách nhà nước năm 2011 là 867 tỷ đồng, tăng 21,78 lần so với năm 1997, tăng 12,91 lần so với năm 2001); tổng chi ngân sách nhà nước thường xuyên qua 15 năm hoạt động là 2.108,7 tỷ đồng, đạt 123,18% so với dự tốn pháp lệnh (trong đó năm 2011 là 346 tỷ đồng, tăng 15,2 lần so với năm 1997, tăng 4,95 lần so với năm 2001).
b. Lĩnh vực quản lý đô thị, xây dựng cơ bản:
Công tác quản lý đô thị ngày càng được tăng cường và đi vào nề nếp, bộ mặt đô thị của quận dần được hình thành. Quận đã lập và trình duyệt 23 đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt, phủ kín 95% diện tích đất tự nhiên của quận (cịn 5% khu cơng viên cây xanh không cần thiết lập quy hoạch chi tiết), công bố 11 đồ án quy hoạch hẻm giới, xác định 11 trục động lực để phục vụ mời gọi đầu tư; nâng cấp 193 tuyến đường với tổng chiều dài 181km; thực hiện đầu tư 241km đường theo hình thức xã hội hóa giao thơng do nhân dân đóng góp 100% kinh phí thực hiện với trên 18.000 m2đất, tổng số tiền đóng góp là 104 tỷ đồng. Mạng lưới cấp nước đã phân bố rộng khắp trên địa bàn quận với 21 km tuyến ống cấp 1, 2; 177 km tuyến ống cấp 3; số hộ dân được sử dụng nước sạch trên địa bàn quận là 21.718 hộ, đạt tỷ lệ 28,1%. Cơng tác phịng chống lụt bão được quan tâm, đã đầu tư xây dựng 12 cơng trình bờ bao kết hợp giao thông trên địa bàn các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đơng với tổng chiều dài 15.151m, tổng kinh phí thực hiện 52,938 tỷ đồng; đưa vào sử dụng 45 tuyến bờ bao theo thiết kế mặt cắt định hình với tổng chiều dài 38.664m, kinh phí thực hiện 124,681 tỷ đồng.
Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường ngày càng được củng cố và hồn thiện; cơng tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hồ sơ hành chính đã giải quyết đạt 94,47% (so với tổng hồ sơ nhận). Công tác quản lý trật tự xây dựng được quan tâm, chỉ đạo xử lý kiên
quyết các trường hợp vi phạm; nhiều vụ việc vi phạm được phát hiện, người dân đã khôi phục hiện trạng hoặc ngưng thi công để lập thủ tục theo quy định, tỷ lệ hộ dân vi phạm hành chính chấp hành quyết định cao (khoảng 87,45% hộ dân tự giác chấp hành quyết định); trật tự lòng lề đường từng bước được chấn chỉnh, một số điểm vi phạm nghiêm trọng đã được xử lý dứt điểm.
Trong 15 năm qua, quận đã thực hiện đầu tư xây dựng các cơng trình với giá trị giải ngân là 1.309 tỷ đồng, trên tổng kế hoạch vốn giao cho cả 03 nguồn (thành phố tập trung, thành phố phân cấp và nguồn ngân sách quận) là 1.678 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân trung bình hàng năm đạt 78% kế hoạch. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2007- 2012 là 883,261 tỷ đồng (so với giai đoạn 1997-2007 là 794,739 tỷ đồng, tăng 88,522 tỷ đồng); khối lượng giải ngân giai đoạn 2007-2012 là 743,16 tỷ đồng so với giai đoạn 1997-2007 là 565,84 tỷ đồng, tăng 117,32 tỷ đồng. Khởi công 408 cơng trình hạ tầng và dân dụng; đưa vào sử dụng 41 cơng trình dân dụng (17 cơng trình trường học; 09 cơng trình phục vụ văn hóa-thể thao-thiếu nhi; 07 cơng trình y tế; 06 trụ sở làm việc phường và xây dựng mới trụ sở hành chính quận cùng 02 cơng trình khác; nổi bật trong đó là các cơng trình Nhà truyền thống An Phú Đơng, Khu tưởng niệm Vườn Cau Đỏ, Nhà truyền thống Tân Thới Nhất, Bệnh viện quận, Trụ sở hành chính quận, Nhà thiếu nhi, Nhà văn hóa lao động, Trung tâm văn hóa,…); 108 cơng trình giao thơng (68,518 km/78 tuyến đường giao thông các loại; 17 tuyến bờ bao kết hợp giao thông với tổng chiều dài 20,266 km, 10 cơng trình cống hộp và 03 cầu có trọng tải từ 10 tấn đến 30 tấn).
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư từng bước đi vào nề nếp, cơ bản đã đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Đến nay, quận đã thực hiện hoàn thành 55 dự án (trong đó xây dựng 16 tuyến đường, 39 cơng trình phúc lợi); tổng diện tích đất thu hồi khoảng 400ha, giải tỏa 12.000 trường hợp với tổng kinh phí đã giải ngân là 874 tỷ đồng; đang thực hiện 32 dự án; đã bố trí tái định cư cho 1.176 hộ, trong đó có 1.047 hộ được bố trí bằng nền đất và 129 hộ được bố trí căn hộ chung cư.
c. Lĩnh vực văn hóa – xã hội:
Cơng tác giáo dục có bước phát triển rõ rệt, hệ thống trường lớp được đầu tư mạnh mẽ, phủ đầy khắp 11 phường, đáp ứng được yêu cầu học tập của con em nhân
dân trong quận. Ngành học mầm non có 139 trường và nhóm lớp (tăng 121 cơ sở so với năm học 1997-1998 có 18 trường và nhóm lớp); hồn chỉnh hệ thống trường tiểu học với 17 trường (tăng 10 trường), THCS với 10 trường (tăng 05 trường); quy mơ học sinh hằng năm tăng bình quân từ 8 đến 10% /năm; tỷ lệ tốt nghiệp bậc tiểu học đạt từ 98% trở lên (từ 2006 đến nay ln đạt 100%), tốt nghiệp bậc THCS bình quân trên 99%, tốt nghiệp THPT đạt trên 90%. Cơng tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, hệ thống giáo dục quận ngày càng phát triển theo chiều sâu. Đến nay, 11 phường của quận đều có Trung tâm học tập cộng đồng; quận đã hoàn thành tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS (năm 2000) và THPT (năm 2005) trước một năm theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận nhiệm kỳ I và II.
Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm được xác định là một trong những nội dung chủ yếu để tạo nguồn lao động có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quận. Hàng năm, công tác giới thiệu và giải quyết việc làm cho người lao động của quận đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó số lao động được giới thiệu việc làm đã qua đào tạo nghề đạt 60%.
Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn quận được chú trọng và có nhiều tiến bộ; bệnh viện quận được xây dựng khang trang và hiệu quả hoạt động được nâng cao, hệ thống trạm y tế phường được xây mới đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Cơng tác y tế dự phịng, phịng chống dịch bệnh được triển khai thực hiện có hiệu quả; các loại bệnh dịch như sốt xuất huyết, cúm A (H5N1)…, đều được khống chế kịp thời, không để xảy ra dịch bệnh trên diện rộng. Công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện thường xuyên; qua đó đã ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm. Cơng tác xã hội hóa y tế được quan tâm, phát triển; người bệnh đã được hưởng lợi từ các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, trình độ chun mơn của cán bộ y tế được nâng lên, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn.
Hoạt động văn hóa thơng tin, thể dục thể thao có nhiều khởi sắc. Cơng tác tuyên truyền cổ động được thực hiện thường xuyên và đạt kết quả tốt, góp phần định hướng nhận thức tư tưởng chính trị cho các tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện
tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; phong trào thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên, phát triển về số lượng, chất lượng trên các