Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 69)

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận12 giai đoạn

2.3.4 Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN

a. Lập và quản lý hồ sơ địa chính:

* Cơng tác đo đạc, lập bản đồ địa chính:

Nhìn chung, cơng tác đo đạc lập bản đồ địa chính đã được Quận 12 cũng như TP. Hồ Chí Minh quan tâm thực hiện, trên địa bàn Quận 12 đã thực hiện công tác đo đạc và thành lập bản đồ giải thửa theo Chỉ thị 299/TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/11/1980; thực hiện công tác đo đạc, chụp không ảnh và thiết lập các bản đồ địa chính theo Chỉ thị 02/CT ngày 18/01/1992 của UBND Thành phố.

Năm 2003, toàn Quận được tiến hành đo đạc lại và lập bộ bản đồ địa chính mới, sản phẩm được bàn giao vào cuối năm 2004 và được sử dụng làm tài liệu để thực hiện công tác kiểm kê đất đai năm 2005, đây là cơ sở cho công tác quản lý đất đai và thành lập hệ thống bản đồ chuyên đề.

Hệ thống bản đồ địa chính trên địa bàn Quận 12 được đo đạc mới theo hệ tọa độ Quốc gia VN 2000, tổng cộng gồm có 549 tờ, trong đó có 391 tờ tỷ lệ 1/500, 153 tờ tỷ lệ 1/1000 và 5 tờ tỷ lệ 1/2000 được nghiệm thu vào cuối năm 2004 và đầu năm

2005. Hệ thống bản đồ địa chính này vừa được đo đạc mới cho nên loại hình sử dụng đất trên bản đồ ít sự khác biệt so với thực tế. Tuy nhiên nội dung của các tờ bản đồ vẫn còn một số sai khác về ranh thửa, diện tích so với thực tế.

* Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất:

Công tác lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thực hiện định kỳ 05 năm một lần trên cơ sở kết quả tổng kiểm kê đất đai. Đã thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và năm 2010. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập trên cơ sở bản đồ địa chính số. Nội dung bản đồ thể hiện tính chính xác và độ tin cậy cao, đã giúp cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và theo dõi những biến động đất đai.

* Công tác lập, cập nhật sổ bộ địa chính, hồ sơ địa chính:

Hiện nay, UBND Quận 12 đã thực hiện được kết nối dữ liệu lên trang một cửa điện tử của Thành phố và trang Web của Sở Thông tin và truyền thông để tra cứu thông tin hồ sơ. Tuy nhiên chưa thực hiện được các nội dung: tiếp tục kiểm tra thông tin đã nhập với tài liệu gốc của quận, in Bộ sổ địa chính theo mẫu hiện hành, liên thơng dữ liệu theo Công văn số 494/TNMT-QLBĐ ngày 22/01/2013 của Sở TNMT về việc tiếp tục triển khai công tác xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai TP.HCM năm 2013.

* Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, cập nhật bản đồ địa chính số:

- Về công tác đồng bộ dữ liệu đối với các loại Giấy chứng nhận đã cấp: Quận 12 đã phối hợp cùng Trung tâm ứng dụng và phát triển cơng nghệ địa chính đã tiến hành đồng bộ và cập nhật dữ liệu cấp GCN của 11 phường trên địa bàn Quận theo Nghị định số 60-CP ngày 05/7/1994, Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ lên phần mềm Vilis.

- Đã thiết lập các quy trình tiếp nhận giải quyết, luân chuyển và theo dõi hồ sơ cho từng loại thủ tục trực tiếp trên phần mềm Vilis, góp phần thống nhất cơ sở dữ liệu địa chính trong cơng tác quản lý đất đai: Thực hiện Phân hệ kê khai đăng ký tác nghiệp hằng ngày cho công tác cấp giấy mới và bổ sung nhập liệu vào cơ sở dữ liệu; Thực hiện Phân hệ biến động cho các trường hợp có biến động về đất đai xảy ra để

kịp thời xác nhận pháp lý cho chủ sử dụng và cập nhật thông tin lịch sử vào cơ sở dữ liệu (giao dịch đảm bảo, chuyển quyền sử dụng đất, cấp đổi, cấp lại…); Thực hiện kết nối Phân hệ hồ sơ quét để tra cứu lịch sử của hồ sơ biến động đất đai trong quá trình sử dụng: đã thực hiện scan (quét) hồ sơ có cấp mới GCN và đưa vào phần mềm Vilis.

- Thực hiện quản lý hồ sơ theo quy trình ISO.

- Về cơng tác cập nhật bản đồ địa chính số được thực hiện trên phần Chương trình Autocad (được chuyển từ file Microstation) từ năm 2004. Từ năm 2010 đến nay, tiếp tục thực hiện cập nhật trên phần Chương trình Autocad, đồng thời cũng thực hiện cập nhật trên Chương trình Vilis khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.

b. Ðăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quận ủy, UBND Quận 12 rất quan tâm đến công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan tham mưu và cơ quan phối hợp tham mưu thực hiện tốt công tác cấp Giấy chứng nhận về đất đất đai. Bên cạnh đó, Quận đã tổ chức họp giao ban công tác cấp Giấy chứng nhận giữa các phịng ban chun mơn và UBND 11 phường theo định kỳ hàng tháng. Qua đó, báo cáo tiến động thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn quận và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị. Mặt khác, đối với những trường hợp khó khăn, vướng mắc, Quận 12 đã kịp thời có báo cáo gửi UBND thành phố và các Sở ngành liên quan để xin ý kiến hướng dẫn và tháo gỡ giải quyết cho người dân.

Bên cạnh đó, UBND Quận và UBND 11 phường đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai giúp người dân nhận thức và thực hiện tốt công tác đăng ký đất đai, đăng ký cấp giấy chứng nhận theo quy định.

Bảng 2.4: Tình hình cấp giấy giấy chứng nhận về đất đai

NĂM GCN có tài sản gắn liền GCN không tài sản gắn liền Tổng cộng

1997 7619 1107 8726 1998 2653 4352 7005 1999 2455 5142 7597 2000 100 1455 1555 2001 415 1146 1561 2002 3000 1239 4239 2003 14008 771 14779 2004 15106 607 15713 2005 3891 1786 5677 2006 2398 2399 4797 2007 2456 4600 7056 2008 4032 4085 8117 2009 3728 4288 8016 2010 4474 4474 8948 2011 7264 7264 14528 2012 7609 7609 15218 2013 6403 6403 12806 Tổng cộng 87611 58727 146338

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 TỪ NĂM 11997 ĐẾN NĂM 2013

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện tình hình cấp giấy chứng nhận về đất đai của Quận 12 từ năm 1997 đến năm 2013

Năm 2005, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất mới thành lập theo Quyết định 19/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân Quận 12, do mới thành lập tổ chức nên khó khăn về nguồn kinh phí và trang thiết bị máy móc và con người cho việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Số lượng cấp Giấy chứng nhận không đạt, cụ thể năm 2006 - 2007, việc tổ chức triển khai thực hiện cấp Giấy chứng nhận không theo kịp yêu cầu thực tế của nhân dân. Do, Luật Nhà ở và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở có hiệu lực, tuy nhiên UBND Thành phố chưa có văn bản hướng dẫn quy định về trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Căn cứ Quyết định thành lập và quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là đơn vị hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, có

con dấu riêng, mở tài khoản theo quy định.... tuy nhiên, UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Mơi trường, Sở Tài chính vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về kinh phí hoạt động. Nguồn thu từ kinh phí cơng tác cấp Giấy chứng nhận khơng đủ để chi trả lương cho nhân viên. Nhân viên là nhân sự hợp đồng thời vụ, phần lớn còn trẻ chưa có kinh nghiệm và chưa trang bị những kiến thức quản lý nhà nước về đất đai khi thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, khi phân cơng địi hỏi trách nhiệm pháp lý cao. Do đó, việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, về chính trị và chuyên mơn nghiệp vụ cho nhân viên cũng gặp khó khăn.

Nhìn chung cho đến nay Quận 12 đã tổ chức tốt công tác đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy CNQSDĐ. Tuy nhiên hiện tại cơng tác cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc như:

- Công tác cấp Giấy chứng nhận từ trước đến nay sử dụng qua nhiều nền tài liệu bản đồ, nhiều đơn vị thực hiện đo đạc, việc cập nhật hồ sơ sổ bộ địa chính chưa kịp thời dẫn đến trùng lấn ranh, gặp khó khăn trong giải quyết hồ sơ.

- Đối với dự án phát triển nhà ở thì cịn tồn tại nhiều sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất đai, quản lý xây dựng trong quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư; chủ đầu tư chưa tích cực lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho khách hàng thuộc dự án. Cơ quan nhà nước thiếu cương quyết xử lý những trưởng hợp không chấp hành.

- Phần lớn nhân sự mới được tuyển dụng và cịn thiếu cán bộ chun mơn so với yêu cầu, nhiệm vụ; các điều kiện về chỗ làm việc, kho lưu trữ hồ sơ và phương tiện kỹ thuật chuyên môn cần thiết cho hoạt động chuyên mơn cịn nhiều khó khăn.

- Người dân chưa quan tâm đến việc đăng ký cấp Giấy chứng nhận do tiền sử dụng đất mà người dân phải đóng quá cao, trong khi người dân khơng dủ khả năng đóng tiền sử dụng đất và thủ tục hành chính nhà đất phức tạp, khó khăn dẫn đến khơng thiết tha với việc lập hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận. Nhận thức pháp luật đất đai của người dân còn hạn chế, một số trường hợp người dân chưa có nhu cầu cấp giấy chứng nhận, cơ quan nhà nước thiếu cương quyết trong việc xử lý những trường hợp không đăng ký đất đai, cũng như tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai cho người dân.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đất đai chưa hoàn thiện và chưa nghiệm thu để đưa vào sử dụng chính thức. Dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính chưa liên kết được với nhau. Hiện chưa bố trí kinh phí để thực hiện cơng tác đo đạc, cập nhật chỉnh lý biến động, đăng ký kê khai và dăng ký cấp giấy chứng nhận.

- Việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào quản lý, điều hành cịn nhiều hạn chế, chủ yếu tác nghiệp, trao đổi, luân chuyển hồ sơ bằng phương pháp thủ cơng là chính.

- Cơng tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chun mơn cịn gặp lúng túng do pháp luật đất đai có những quy định chưa hiểu rõ, không phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (như điều kiện về hạ tầng kỹ thuật khi chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời ...) nên gặp khó khăn trong cơng tác tham mưu giải quyết hồ sơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)