6. Cấu trúc luận văn
3.1. Các nhóm giải pháp chung
3.1.4. Giải pháp về tài chính
Các Nghị định, thông tư hướng dẫn về thu tiền sử dụng đất thay đổi liên tục và tồn tại một số mâu thuẫn, không phù hợp với thực tế gây khó khăn trong việc xác định nghĩa vụ tài chính trong việc cấp giấy chứng nhận.
Ví dụ: Theo điểm a khoản 4 Điều 3 của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP: „„Đất đã sử dụng ổn định, được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là uỷ ban nhân dân cấp xã) xác nhận khơng có tranh chấp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 50 Luật Đất đai 2003‟‟ thì những giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở thuộc đối tượng không phải
nộp tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, theo Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2011 - một số quy định liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân chưa hợp lý như thu tiền sử dụng đất
đối với đất ở vượt hạn mức theo giá thị trường, thu 40% tiền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất trái thẩm quyền trước ngày 15/10/1993 mâu thuẫn với Luật Đất
đai năm 2003. ngoài ra việc xác định theo giá thị trường cũng rất là khó khăn khơng phù hợp với thực tế. Để khắc phục những khó khăn trên thì Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất có hiệu lực ngày 01/07/2014 đã khắc phục được những mâu thuẫn đo. Tuy nhiên, những hộ có giấy tờ thanh lý phải có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền thì khơng phải nộp tiền sử dụng đất việc này cũng gây khó khăn cho các hộ có quyết định thanh lý hố giá nhưng đã bị thất lạc mất phiếu thu thì khi thực hiện nghĩa vụ tài chính lại cao, vướng mắc trong cơng tác cấp giấy chứng nhận, gây bức xúc trong nhân dân.
Để được cấp giấy chứng nhận, người sử dụng đất phải nộp đầy đủ các khoản do nhà nước quy định mà các khoản thu còn quá cao so với thu nhập của người dân. Do đó, giải pháp về tài chính đất đai cần phải:
- Đối với những trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở ổn định từ trước ngày 15/10/1993 mà khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai và tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất khơng có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất đối với diện
tích đất ở vượt hạn mức công nhận đất ở nay không thu tiền sử dụng đất mà phải thu lệ phí trước bạ và lệ phí cấp giấy chứng nhận.
- Thực hiện công tác điều tra, khảo sát giá đất thị trường thực tế ở các phường; xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất thị trường hàng năm và nghiên cứu lập bản đồ thể hiện được giá trị đất các vùng; xây dựng bảng giá đất ngay sau khi Chính phủ cơng bố khung giá đất theo quy định của Luật Đất đai Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần; trong thời gian 5 năm, nếu Chính phủ điều chỉnh Khung giá hoặc giá đất thị trường có biến động thì điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp; chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai.
- Đưa ra mức thuế và lệ phí hợp lý trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi tính thuế chuyển quyền về nhà ở.