Hiện trạng tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai (Trang 47 - 50)

2.4.1 .Công tác chuẩn bị

3.4. Hiện trạng tài nguyên rừng

3.4.1. Hiện trạng rừng

Căn cứ kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo chỉ thị số: 38/2005/CT- TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại quyết định số 4505/QĐ-UBND, ngày 29/12/2008 và Quyết định số: 1977/QĐ-UBND, ngày 16/7/2009, V/v: Sáp nhập Trung tâm Thủy sản Đồng Nai vào Khu bảo tồn.

3.4. Bảng hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của Khu BTTN - VH ĐN Đơn vị tính Ha

Loại đất loại rừng Tổng diện tích

Trong đó Theo quy hoạch 3 loại

rừng Ngoài 3 loại rừng Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Diện tích tự nhiên 100.303,3 59.809,9 8.093,4 32.400 I. Đất lâm nghiệp 67.903,3 59.809,9 8.093,4 1. Đất có rừng 56.991,1 53.447,1 3.544,0 1.1. Rừng tự nhiên 52.241,2 50.861,4 1.379,8 1.1.1. Rừng gỗ lá rộng 44.141,8 43.060,9 1.081,0 a. Rừng trung bình 3.372,3 3.370,1 2,2 b. Rừng nghèo 17.670,4 17.439,2 231,2 c. Rừng phục hồi 23.099,1 22.251,5 847,6 1.1.3. Rừng hỗn giao gỗ - lồ ô 7.746,0 7.447,2 298,8 1.1.4. Rừng lô ô 353,3 353,3 1.2. Rừng trồng 4.749,9 2.585,7 2.164,2 2. Đất chưa có rừng 4.285,9 3.591,1 694,8 3. Đất khác trong LN 6.626,3 2.771,7 3.854,6 3.1. Hồ trong LN 459,2 429,9 29,4 3.2. Nông nghiệp trong LN 3.981,4 1.365,7 2.615,7 3.3. Các loại đất khác trong LN

(đường sá, sông suối, ao, ….) 2.185,7 976,1 1.209,6

II. Đất ngập nước nội địa hồ Trị

An 32.400,0 32.400

Nhìn chung, trên địa bàn Khu Bảo tồn có nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau, vừa có rừng đặc dụng, vừa có rừng sản xuất và có đất ngập nước nội địa hồ Trị An.

3.4.2. Tài nguyên rừng

Tài nguyên thực vật rừng của Khu Bảo tồn rất đa dạng và phong phú, thể hiện qua số lượng thành phần loài, chi, họ, bộ, ngành thực vật; loài q hiếm, lồi thuộc nhóm đặc hữu, dạng sống và công dụng, trong đó: nhiều lồi thực vật quý hiếm theo các tiêu chí Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ; Sách Đỏ Việt Nam - Phần Thực vật năm 2007 và Sách Đỏ IUCN năm 2009. Trong đó có nhiều lồi có giá trị kinh tế cao như: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Gõ mật (Sindora siamensis Teysm. ex Miq. var. siamensis.), Cẩm lai bông (Dalbergia bariaensis), Cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), Dáng hương trái to (Pterocarpus macrocarpus), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), Vên vên (Anisoptera costata),

Chị chai (Hopea recopei)…Có nhiều nhóm đặc hữu Việt Nam (lồi được phát hiện đầu tiên ở Việt Nam, có tên Việt Nam hay tên khoa học mang các địa danh của Việt Nam) như: Lăng yên Nam bộ (Callerya cochinchinensis), Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariensis), Xú hương núi Dinh (Lasianthus dinhensis)…nhóm đặc hữu của địa phương (lồi được phát hiện đầu tiên ở Đồng Nai, có tên Việt Nam hay tên khoa học mang các địa danh của tỉnh Đồng Nai) như: Giác đế Đồng Nai (Goniothalamus dongnaiensis), Diệp hạ châu Biên Hòa (Phyllanthus collinsae), Cù đèn Đồng Nai (Croton dongnaiensis), Mót Đồng Nai (Cynometra dongnaiensis), Ngâu Biên Hòa (Aglaia hoaensis), Xú hương Biên Hòa (Lasianthus hoaensis)… nhiều lồi thực vật được sử dụng làm thuốc phịng và chữa bệnh.

Bên cạnh tính đa dạng về thành phần lồi, lồi quý hiếm, đặc hữu, tài nguyên thực vật rừng còn rất đa dạng thể hiện qua sự phân bố theo các xã hợp thực vật và các kiểu rừng. Tại Khu Bảo tồn hiện có 15 xã hợp thực vật thuộc 3 kiểu rừng chính.

- Kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới (Rkx)

+ Ưu hợp họ Dầu (Dipterocarpaceae) + họ Nhãn (Sapindaceae) + họ sim (Myrtaceae).

+ Ưu hợp họ Dầu (Dipterocarpaceae) + họ Nhãn (Sapindaceae) + họ Hồng (Ebenaceae).

+ Ưu hợp chi Trường (Xerospermum) + chi Thị (Diospyros) + chi Trâm (Syzygium).

+ Ưu hợp Xuân thôn (Swintonia floribunda) + chi Chai (Shorea) + chi Trường (Xerospermum).

+ Ưu hợp chi Trường (Xerospermum) + chi Trâm (Syzygium) + Lồ ô (Bambusa procera).

+ Quần hợp Tràm (Melaleuca cajuputi Powel.). + Quần hợp Lồ ô (Bambusa procera Chev.& Camus).

+ Ưu hợp cỏ tranh (Imperata cylindrica) + chi Sầm (Memecylon) + chi Mua (Melastoma).

+ Quần hợp Keo lá tràm (Acacia auriculaeformis A. Cunn. ex Benth.)

+ Ưu hợp Keo (Acacia) + cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) + cây họ Đậu (Fabaceae).

+ Quần hợp Bạch đàn (Eucalyptus).

- Kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới (Rkn)

+ Ưu hợp chi Bằng lăng (Lagerstroemia) + chi Trường (Xerospermum) + chi Trâm (Syzygium).

+ Ưu hợp Lười Ươi (Scaphium macropodium) + Xuân thôn (Swintonia floribunda) + Lồ ô (Bambusa procera).

- Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới (Rkr)

+ Quần hợp Dầu lông (Dipterocarpus intricatus Dyer.). + Quần hợp Giá tị (Tectona grandis L.f.).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai (Trang 47 - 50)