Giải pháp về nghiên cứu, đánh giá các giá trị bảo tồn thiên nhiên có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai (Trang 74)

4.4.2 .Tăng cường đào tạo

4.4.4. Giải pháp về nghiên cứu, đánh giá các giá trị bảo tồn thiên nhiên có

sự tham gia của cộng đồng

Giá trị cần phải bảo tồn ở đây là những giá trị về tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu là đa dạng sinh học. Việc đánh giá mang tính chất khoa học chủ yếu sẽ do

tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư, nhằm thu hút người dân ngay từ đầu tham gia các hoạt động bảo tồn.

Thông qua đánh giá các giá trị bảo tồn, người dân sẽ có cơ hội đóng góp những hiểu biết và kinh nghiệm, ví dụ như phân bố, tập tính, tập quán của các loài động thực vật. Những kiến thức này bổ sung cho việc đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn. Đồng thời thông qua các hoạt động đánh giá, có thể so sánh được mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học với mục tiêu quan tâm của người dân đối với tài nguyên rừng.

- Tăng cường lực lượng cán bộ nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ chuyên nghiệp phục vụ cho đội ngũ cán bộ thông qua các chương trình đào tạo chuyên ngành, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài.

- Xây dựng một bảo tàng mẫu vật để phục vụ cho việc lưu trữ mẫu vật, phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và đào tạo và giáo dục cộng đồng.

- Tiến hành nghiên cứu về hệ sinh thái của các loài động thực vật của Khu Bảo tồn nhằm nâng cao kiến thức khoa học về các loài này. Cần tập trung vào các loài thực vật quý hiếm bản địa trước đây chưa được nghiên cứu hoặc mới bước đầu nghiên cứu.

- Tiến hành nghiên cứu về quần xã, quần thể các lồi cây có nguy cơ bị tuyệt chủng, phạm vi phân bố, những thay đổi về quần thể làm cơ sở để đề xuất các biện pháp bảo vệ.

- Hoàn thiện việc điều tra, phát hiện, khoanh ni các lồi quý hiếm có nguy cơ đe dọa cao đối với khu vực (có thể khơng nằm trong Sách Đỏ) nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ.

- Tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa các cộng đồng địa phương và nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt tập trung nghiên cứu khả năng sử dụng một cách bền vững các sản phẩm phi gỗ như cây thuốc, song mây, măng tre…

- Xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu ĐDSH ở Khu Bảo tồn, bản đồ phân bố của các loài động thực vật quý hiếm, nguy cấp, đặc hữu…

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học giữa khu Bảo tồn với các tổ chức, trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước và ngoài nước.

4.4.5. Tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương trong cơng tác bảo tồn đa dạng thực vật tại các xã vùng đệm và xử lý các vụ vi phạm

Ban quản lý Khu bảo tồn phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng một hoặc nhiều dự án phát triển vùng đệm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương . Tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của Khu bảo tồn.

Phối hợp với chính quyền địa phương các xã vùng đệm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên cho mọi người, phổ biến sâu rộng các văn bản của Nhà nước, xử lý hành chính với các cá nhân vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng như: Vi phạm các quy định về khai thác gỗ và lâm sản khác, cất giấu, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép….

Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương các cấp trong công tác QLBVR để thực hiện tốt Quyết định số 245/1998/QĐ.TTg của Thủ tướng Chính phủ. (nay là Quyết định số: 07/2012/QĐ - TTg ngày 08/2/2012 của Chính Phủ về Ban hành một số chính sách tăng cường cơng tác bảo vệ rừng). Những công tác cần phối hợp thực hiện như:

+ Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp PCCCR, cũng như chấp hành tốt quy định của Nhà nước về QLBVR đặc dụng. Ký cam kết với các hộ dân trên địa bàn về việc thực hiện những quy định của nhà nước trong công tác QLBV và PCCCR hàng năm;

+ Tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp.

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức lực lượng truy quét ở những khu vực xung yếu vào những thời điểm cần thiết;

+ Tổ chức hòa giải, xử lý, giải quyết các vụ việc liên quan đến tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp của nhân dân trên địa bàn;

+ Ngăn chặn, xử lý các trường hợp xây dựng nhà trái phép trên đất lâm nghiệp;

+ Kiểm tra ráo riết các địa điểm, quán ăn, cơ sở chế biến lâm sản…thường có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

4.4.6. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng

Tìm giải pháp để hỗ trợ, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cư trên địa bàn khu Bảo tồn nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của người dân vào rừng là việc làm trước tiên. Việc xác định các giải pháp phát triển kinh tế cần phù hợp với mục tiêu bảo tồn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cả cộng đồng cũng như yêu cầu chung của xã hội đối với Khu Bảo tồn. Trong điều kiện hoàn cảnh của Khu BTTN - Văn Hóa Đồng Nai chúng ta có thể áp dụng một số giải pháp sau:

- Xây dựng và nhân rộng các mơ hình trồng cây thuốc, cây rau bản địa có nguồn gốc từ rừng tự nhiên để cung ứng cho thị trường một số các loài cây thuốc q có tiềm năng như: Mật nhân, Sâm cau, Châm chim bầu dục.....

- Lựa chọn và phổ biến các mơ hình canh tác mới, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm đến người dân. Hướng dẫn người dân các phương pháp sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên quý hiếm.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác các tiềm năng của Khu Bảo tồn như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để tạo nguồn thu nhập cho người dân.

Chương 5

KẾ LUẬN - TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

5.1.1. Đa dạng hệ thực vật

- Đã xây dựng hoàn chỉnh danh lục thực vật thân gỗ của Khu bảo tồn thiên nhiên Văn hóa - Đồng Nai gồm: 619 lồi, 242 chi, 71 họ, thuộc 2 ngành thực vật. Nghiên cứu cập nhật, bổ sung cho hệ thực vật Khu bảo tồn gồm 62 loài, 37 chi, 24 họ.

- Hệ thực vật thân gỗ Khu bảo tồn thiên nhiên Văn hóa - Đồng nai đã đóng góp 6,26 % số loài cho hệ thực vật Việt Nam. - Các chỉ số đa dạng:

+ Chỉ số họ: Số loài trên họ của toàn hệ là 8,7 lồi (trung bình một họ có gần 9 lồi );

+ Chỉ số chi trên họ của tồn hệ là 2,6 (trung bình một họ có gần 3 loài). - Đa dạng bậc dưới ngành

+ 10 họ đa dạng nhất: Ba mảnh vỏ - Euphorbiaceae, Đậu - Fabaceae, Thiên lý - Asclepiadaceae, Dâu tằm - Moraceae, Long não - Lauraceae, Trôm - Sterculiaceae, Xoan - Meliaceae, Sim - Myrtaceae, Măng cụt - Guttiferae, Na - Annonaceae, Dầu - Dipterocarpaceae, Bồ hịn - Sapindaceae và Xồi - Anacardiaceae.

+ 10 chi đa dạng nhất: Ficus, Diospyros, Syzygium, Garcinia, Sterculia, Polyalthia, Pterospermum, Cryptocarya, Archidendron, Lagerstroemia.

- Hệ thực vật thân gỗ khá đa dạng về công dụng với 510 lượt cây có cơng dụng, trong đó nhiều nhất là những cây có thể làm thuốc 289 loài (chiếm 46,7% tổng số lồi của hệ), cây có thể ăn được 118 loài (chiếm 19,1% tổng số loài của hệ). Tổng số lồi có từ hai cơng dụng trở lên là 127 lồi (chiếm 20,05% số loài của toàn hệ).

- Thực vật than gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Văn hóa - Đồng Nai gồm có giá trị bảo tồn cao với 05 loài trong nghị định 32 /NĐ-CP, 22 loài trong sách đỏ Việt Nam năm 2007, 39 loài trong danh lục đỏ IUCN 2009 và 02 loài nằm trong

5.1.2. Các nguyên nhân gây suy giảm tính đa dạng thực vật ở Khu BTTN Văn hóa - Đồng Nai Văn hóa - Đồng Nai

Nguyên nhân trực tiếp: (1) thiếu đất sản xuất nông nghiệp; (2) khai thác gỗ;

(3) phá rừng làm nương rẫy; (4) bôn bán gỗ và lâm sản ngoài gỗ; (5) các nguyên nhân khác (lửa rừng, chăn, thả rông gia súc…).

Nguyên nhân gián tiếp: (1) Áp lực dân số; (2) tình trạng đó nghèo; (3)

Nhận thức của cộng đồng còn thấp; (4) Ảnh hưởng của kinh tế thị trường.

5.1.3. Các giải pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật ở Khu BTTN - Văn hóa Đồng Nai Đồng Nai

Chúng tơi đề xuất 06 giải pháp bảo tồn đố là: (1) Nâng cao năng lực quản lý và thực thi pháp luật; (2) Tăng cường đào tạo; (3) Xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường trang thiết bị; (4) Nghiên cứu, đánh giá các giá trị bảo tồn thiên nhiên có sự tham gia của cơng đồng; (5) Tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật tại các xã vùng đệm và xử lý các vụ vi phạm; (6) Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng

5.2. Tồn Tại - Khuyến nghị

5.2.1. Tồn tại

Do thời gian nghiên cứu ngắn và trên một diện tích rộng nên nghiên cứu cịn một số tồn tại sau.

Chưa nghiên cứu được thực trạng bảo tồn và xây dựng bản đồ phân bố các loài cây quý hiếm.

Chưa nghiên cứu được đa dạng về thảm thực vật.

Tên thực vật mặc dù đã được các chuyên gia giúp đỡ tra cứu nhưng do số lượng lớn nên chắc chắn vẫn cịn thiếu xót.

5.2.2. Khuyến nghị

- Cần tiến hành nghiên cứu tính đa dạng về thảm thực vật để hoàn thiện hơn bức tranh tổng thể về thực vật tại khu vực nghiên cứu.

- Cần tiến hành nghiên cứu sâu về các lồi có giá trị bảo tồn cao để có biện pháp quản lý bảo tồn hiệu quả.

- Nên xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về thực vật tại khu vực nghiên cứu để thuận lợi hơn cho công tác quản lý và quảng bá tới công chúng và giới khoa học về tài nguyên rừng quý giá tại đây.

- Đầu tư xây dựng phòng chưng bày mẫu và tiêu bản các loài động thực vật trong khu vực cho Ban quản lý Khu BTTN để phục cho công tác nghiên cứu khoa học.

- Cần có các cơ chế chính sách và giải pháp đồng bộ để nâng cao trình độ dân trí và mức sống của người dân sống ở vùng giáp ranh Khu BTTN nhằm giảm thiểu áp lực sự tác động của cộng đồng lên tính đa dạng hệ thực vật Khu BTTN Văn hóa - Đồng Nai.

- Tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn, trong đó trước mắt cần tập trung ngăn chặn triệt để tình trạng lẫn chiếm đất rừng và khai thác trái phép các lồi cây q, hiếm và có giá trị cao như Gõ đỏ, Cẩm lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt:

1. Nguyễn Tiến Bân, (1997). Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín

ở Việt Nam. NxbNông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), (2003-2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), (2003-2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ NN – PTNT, Birdlife Intertional in Indichina (2004), Thông tin các khu bảo

vệ và đề xuất ở Việt Nam, tập 1, Hà Nội.

5. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2007). Sách đỏ Việt Nam. Phần II – Thực vật. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ , Hà Nội.

6. Bộ Lâm nghiệp (1971 – 1988), Cây gỗ rừng Việt Nam, tập 1 – 7, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

7. Bộ NN – PTNT, Chương trình dự án Lâm nghiệp xã hội Việt Nam – Thụy Điển (2002), “Phương pháp giảng dạy có sự tham gia LCTM”, Hà Nội.

8. Bộ NN – PTNT, Cục Kiểm lâm (1997), Báo cáo tổng kết công tác quy hoạch, tổ

chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, Hà Nội.

9. Bộ NN – PTNT, Cục Kiểm lâm (2000), Quyết định số 14/2002/QĐ/BNN – KL ngày 27/02/2002, Danh mục các lồi động thực vật hoang dã nguy cấp bn

bán thương mại quốc tế (CITES), Hà Nội.

10. Bộ NN – PTNT, Cục Kiểm lâm (2002), Báo cáo quốc gia về khu bảo tồn và phát triển kinh tế, Hà Nội.

11. Bộ NN & PTNT, (2000). Tên cây rừng Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 12. Lê Trần Chấn,1999. Một số đặc điểm cơ bản của Hệ thực vật Việt Nam. NXB

KH & KT, Hà Nội.

14. Võ Văn Chi – Trần Hợp (1999, 2001), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, 2 tập, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

15. Chính phủ Việt Nam (2003), Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn tự nhiên

Việt Nam đến năm 2010, tr. (6 – 10), Hà Nội.

16. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội.

17. Hoàng Chung (2005), Quần xã học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Vũ Văn Chuyên, Phan Nguyên Hồng, Trần Hợp (1969 – 1976), Cây cỏ thường

thấy ở Việt Nam, tập 1 – 6, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

19. Ngô Tiến Dũng, (2006), “Tính đa dạng thực vật của Vườn quốc gia Yok Đôn,

tỉnh Đắc Lắc”, luận án Tiến sỹ.

20. Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993), Cây cỏ Việt Nam, 3 tập 6 quyển, Montréal. 21. Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000). Cây cỏ Việt Nam, tập 1 -3 Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí

Minh

22 Trần Hợp (2000), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 23. Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng (Chủ biên), 2008. Đa dạng sinh học và bảo

tồn nguồn gen sinh vật tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. NXB Giáo

dục Việt Nam.

24. Lê Khả Kế và cộng sự (1969 – 1976). Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, tập I – VI, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

25. Nguyễn Khắc Khơi (2002), Thực vật chí Việt Nam, họ Cói – Cyperaceae, Nxb

Nơng nghiệp, Hà Nội.

26. Phùng Ngọc Lan (1986), Nguyên lý lâm sinh học, giáo trình ĐHLN, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.

27. Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ (1997), Tính đa dạng thực vật ở Cúc Phương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

28. Trần Thị Kim Liên (2002), Thực vật chí Việt Nam, họ Đơn nem – Myrsinaceae, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Phan Kế Lộc (1998), Tính đa dạng của hệ thực vật Việt Nam (kết quả kiểm kê thành phần lồi). Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số 2, 10 – 15.

30. Phan Kế Lộc (1985), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật và thảm thực vật

Tây Nguyên, Tây Nguyên, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

(Nguyễn Văn Chiến chủ biên), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

31. Phan Kế Lộc (1985), Thử vận dụng khung phân loại của UNESCO để xây dựng

khung phân loại thảm thực vật Việt Nam, Tạp chí Sinh học, tr 1 – 5.

32. Đỗ Tất Lợi, (1997). Từ điển cây Thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội. 33. Đỗ Tất Lợi, (1985). Tinh dầu Việt Nam. NXB Y học, Tp Hồ Chí Minh.

34. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, In lần thứ VII, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

35. Trần Đình Lý (1995), 1900 lồi cây có ích, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

36. Trần Ngũ Phương (1995), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam (1961- 1995), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr 12- 15.

37. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002), Đa dạng sinh học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

38. Richard. Primack (Phạm Bình Quyền chủ biên, sách dịch) (1999). Cơ sở sinh học bảo tồn, NXB KH & KT, Hà Nội.

39. Hoàng Văn Sâm, Pieter Baas, Paul A. J. Keler, Đa dạng thực vật Vườn quốc gia

Bến En, Nxb Nông nghiệp.

40. Tạp chí sinh học (1994 – 1995), Chuyên đề thực vật 16 (4), 17 (4), Hà Nội. 41. Vũ Đức Thuận, (2006), Nghiên cứu đề xuất nguyên tắc và giải pháp đồng quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)