Phá rừng làm nương rẫy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai (Trang 67 - 68)

2.4.1 .Công tác chuẩn bị

4.3. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn thiên

4.3.1.3. Phá rừng làm nương rẫy

Tác động của thị trường thu hút mạnh các loại lâm sản có giá trị kinh tế cao đặc biệt là loại gỗ và gốc, rễ Gõ đỏ, Gõ mật, Sao, Tếch …; nhu cầu trồng cây công nghiệp, cây ăn trái như: Cà phê, cao su, Điều , Xồi, Qt ....tại các xã có rừng phát triển mạnh; việc tự thỏa thuận mua bán đất lâm nghiệp trái phép giữa các hộ dân và các đối tượng có nhu cầu đất để lập dự án đang diễn biến phức tạp… nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh;

Tình hình phát rừng làm nương rẫy xảy ra chủ yếu tại tiểu khu vực Hiếu Liêm và những khu vực tiếp giáp với tỉnh Bình Phước khu. Hình thức phát dọn chủ yếu là

lấn chiếm hoặc phát cơi nới để mở rộng diện tích nương rẫy, đối tượng vi phạm là người đồng bào dân tộc Dao, Tầy, Chơ ro đang sinh sống tại xã Phú Lý, Hiếu Liêm huyện Vĩnh Cửu. Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn đã chủ động điều động, bố trí thêm lực lượng Kiểm lâm để tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, nhưng do vị trí của bản nằm sâu trong rừng nên việc phát hiện và ngăn chặn gặp rất nhiều khó khăn cho lực lượng Kiểm lâm.

Việc ngăn chặn hành vi phá rừng làm nương rẫy chưa thật sự hiệu quả, nguyên nhân là do người dân chưa ý thức được việc làm của mình. Việc phát hiện bắt quả tang để đưa ra xử lý hành vi này là hết sức khó khăn nên chưa đủ tính răn đe giáo dục và tình hình vẫn cịn diễn biến phức tạp.

Sự lấn chiếm đất rừng trực tiếp ở Khu BTTN - Văn Hóa Đồng Nai đã gây sự tàn phá các loài sinh vật ở khu vực bị lấn chiếm và là nguy cơ cao gây suy giảm tính đa dạng của thực vật nơi đây. Nó khơng chỉ hủy hoại trực tiếp các lồi mà cịn làm biến đổi môi trường sống làm cho khả năng tái sinh của thảm thực vật suy giảm theo, đồng thời tạo điều kiện cho sự xâm lấn của các loài cây mọc hoang, cây dại vào rừng, đe dọa sự xâm lấn về sinh cảnh của các loài tự nhiên.

Vùng giáp ranh với Khu Bảo tồn (thuộc tỉnh Bình Dương và Bình Phước) có chiều dài ranh giới khoảng 123 km, hiện nay khơng cịn rừng, như vậy rừng của Khu Bảo tồn mất đi vùng đệm và là áp lực rất lớn cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)