Tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai (Trang 76 - 77)

bảo tồn đa dạng thực vật tại các xã vùng đệm và xử lý các vụ vi phạm

Ban quản lý Khu bảo tồn phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng một hoặc nhiều dự án phát triển vùng đệm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương . Tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của Khu bảo tồn.

Phối hợp với chính quyền địa phương các xã vùng đệm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên cho mọi người, phổ biến sâu rộng các văn bản của Nhà nước, xử lý hành chính với các cá nhân vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng như: Vi phạm các quy định về khai thác gỗ và lâm sản khác, cất giấu, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép….

Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương các cấp trong công tác QLBVR để thực hiện tốt Quyết định số 245/1998/QĐ.TTg của Thủ tướng Chính phủ. (nay là Quyết định số: 07/2012/QĐ - TTg ngày 08/2/2012 của Chính Phủ về Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng). Những công tác cần phối hợp thực hiện như:

+ Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp PCCCR, cũng như chấp hành tốt quy định của Nhà nước về QLBVR đặc dụng. Ký cam kết với các hộ dân trên địa bàn về việc thực hiện những quy định của nhà nước trong công tác QLBV và PCCCR hàng năm;

+ Tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp.

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức lực lượng truy quét ở những khu vực xung yếu vào những thời điểm cần thiết;

+ Tổ chức hòa giải, xử lý, giải quyết các vụ việc liên quan đến tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp của nhân dân trên địa bàn;

+ Ngăn chặn, xử lý các trường hợp xây dựng nhà trái phép trên đất lâm nghiệp;

+ Kiểm tra ráo riết các địa điểm, quán ăn, cơ sở chế biến lâm sản…thường có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)