Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai (Trang 72 - 74)

2.4.1 .Công tác chuẩn bị

4.4 Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực nghiên

Khu BTTN - Văn Hóa Đồng Nai được thành lập trong bối cảnh dân số trong vùng tăng lên, trong khi diện tích đất nơng nghiệp vẫn giữ ngun. Vì vậy họ vẫn trông chờ vào nguồn tài nguyên trong khu Bảo tồn.

Qua những nghiên cứu về tính đa dạng hệ thực vật và những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp làm suy giảm tính đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn Hóa Đồng Nai, tơi đưa ra một số những giải pháp để bảo tồn đa dạng thực vật đối với từng phân khu bảo vệ tại Khu bảo tồn như sau:

4.4.1. Nâng cao năng lực quản lý và thi hành pháp luật

- Thực hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục của người dân về lợi ích của rừng, những hậu quả của việc mất rừng. Ban quản lý Khu Bảo tồn thường xuyên tổ chức những buổi họp tuyên truyền, giáo dục người dân về lợi ích của rừng tại các thơn, bản và các trường học vùng đệm Khu Bảo tồn.

- Làm rõ ranh giới giữa Khu Bảo tồn và vùng đệm, giữa các phân khu trong Khu Bảo tồn. Hiện nay nhiều người dân còn chưa biết rõ ranh giới Khu Bảo tồn với các xã lân cận và ranh giới các phân khu của Khu Bảo tồn đồng thời cũng không biết quyền và nghĩa vụ của mình tại vùng đệm và vùng lõi, và trong từng phân khu. Vì vậy Ban quản lý Khu Bảo tồn phải tiếp tục đóng cọc mốc phân chia ranh giới giữa Khu Bảo tồn và vùng đệm, đóng cọc mốc giữa phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

đủ của các bên: chính quyền địa phương, người dân, hội đồng bảo vệ rừng. Phải thường xuyên tuyên truyền đến người dân về quyền và trách nhiệm của mình đối với từng phân khu để công tác bảo tồn đạt hiệu quả tốt hơn;

- Xây dựng phương án ổn định dân cư, bao gồm một lộ trình và giải pháp cụ thể để di dân ra khỏi Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hoá Đồng Nai nhằm hỗ trợ và tăng cường cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của Khu Bảo tồn. Xác định và thực thi các hoạt động hỗ trợ cùng người dân ở khu vực di dời để ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất cho các hộ tái định cư, đảm bảo đủ khả năng để khôi phục và tái thiết các điều kiện sản xuất và sinh hoạt tốt hơn trước.

- Thực hiện chính sách ổn định dân cư, đề nghị nhà nước, chính quyền địa phương tổ chức vận động, hỗ trợ để di dời các hộ dân đang sinh sống rải rác trong vùng lõi (khu bảo vệ nghiêm ngặt) của khu rừng đặc dụng về tập trung tại các khu dân cư đáp ứng theo chủ trương xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức thực hiện giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và rừng cho Khu Bảo tồn, theo đúng Luật đất đai và Luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Xây dựng thêm 3 Trạm kiểm lâm tại các cửa rừng nhằm ngăn chặn triệt để các hành vi vi phạm đến rừng. Bổ sung một số chốt bảo vệ rừng tại các khu vực tiếp

giáp với khu dân cư, khu vực giáp ranh với tỉnh Bình Phước và Bình Dương. - Xây dựng quy các biển báo, biển cấm tại những nơi có nhiều người dân

sinh sống và đi qua.

- Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ rừng và tăng cường công tác quản lý đối với các khu vực dân cư vùng giáp biên, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

- Tăng cường lực lượng cán bộ, nhân viên có trình độ, năng lực, đặc biệt là người địa phương hoặc thông thạo tiếng địa phương cho Ban quản lý và Hạt kiểm lâm Khu Bảo tồn.

- Tăng cường mức đầu tư trang thiết bị an tồn, phương tiện, cơng cụ hỗ trợ lực lượng làm công tác bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)