Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định dự trữ CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng khộp tại tỉnh đăk lắk (Trang 31 - 35)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động

Theo Niên giám thống kê năm 2005, dân số tỉnh Đăk Lăk là 1.714.855 người, trong đó Nam chiếm 50,5%, Nữ 49,5%. Dân cư thành thị chiếm 22,1%, dân cư nông thôn chiếm 77,9% dân số của tỉnh. Mật độ dân số trung bình tồn tỉnh là 131 người/km2. Trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có nhiều dân tộc chung sống, trong đó người Kinh chiếm 72%, còn lại 28% là đồng bào dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'Nông, Thái, Tày,... Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh hiện ở mức 1,64%.

Số người trong độ tuổi lao động là 932.314 người, chiếm 54,4% dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 760.698 người, chiếm 81,6% tổng số lao động trong độ tuổi. Trong đó ngành Nơng, Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ 67,0%, Cơng nghiệp chế biến là 2,0%, các ngành còn lại chiếm 31,0% tổng số lao động trong tỉnh. Theo thống kê Đăk Lăk có khoảng 17.400 cán bộ KHKT có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên trong đó có 39 Tiến sĩ và 3 phó giáo sư.

3.2.2. Thực trạng chung về kinh tế của tỉnh

Từ năm 2001 đến 2005, tăng trưởng kinh tế của Đăk Lăk đạt bình quân 8,2%, trong đó nhóm ngành cơng nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân đạt 21,9%/năm; tiếp theo sau là ngành Dịch vụ với 15,7%/năm; Ngành Nông, Lâm, Thuỷ sản tốc độ phát triển bình quân đạt 4,8 %/năm.

Bảng 3.1: Tốc độ phát triển GDP phân theo ngành kinh tế năm 2001 - 2005.

(Theo giá so sánh 1994, năm trước = 100%)

TT Ngành kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005 BQ Tổng số 108,2 106,5 107,5 110,4 108,3 108,2 1 Nông, Lâm, Thủy sản 107,9 105,0 102,0 107,2 101,7 104,8 2 Công nghiệp và xây

dựng 111,7 110,6 127,2 122,4 137,6 121,9 3 Dịch vụ 108,1 112,4 123,9 117,0 116,9 115,7

Năm 2005 giá trị tổng sản phẩm (GDP) đạt 7.235,168 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm 2004, trong đó cao nhất là ngành Công nghiệp và Xây dựng tăng 37,6%; ngành Dịch vụ tăng 16,9%; ngành Nơng, Lâm, Thuỷ sản tăng 1,7%. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp năm 2005 của tỉnh là 464.818 ha, chiếm 35,4% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh; diện tích bình qn đầu người 0,27 ha/người; sản lượng lương thực bình quân đầu người 435 kg.

3.2.3. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng

- Đến cuối năm 2005, 100% xã/phường có trường tiểu học và 96,4% tổng số

xã/phường có trường THCS, chỉ còn một số xã thuộc huyện Ea Sup, Lăk, Krơng Bơng chưa có trường THCS. Năm học 2004 - 2005 ngành Giáo dục Mầm non có 184 trường.

- Toàn tỉnh hiện có 176 cơ sở y tế, trong đó có 18 bệnh viện với 2.010 giường bệnh và 2.703 cán bộ y tế.

- Hệ thống giao thông trong tỉnh khá phát triển, Thành phố Bn Ma Thuột có 3 tuyến quốc lộ (QL 14, QL 26, QL 27) chạy qua. Ngồi ra, cịn có các tuyến tỉnh lộ nối liền thành phố Buôn Ma Thuột với các huyện Cư M'gar, Ea Súp, Krông Bơng, Krơng Ana,... Hiện tại có 120/170 xã (phường) đã có đường nhựa. Sân bay Buôn Ma Thuột hoạt động với tần suất 7 chuyến/tuần cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân và khách du lịch đến với Đăk Lăk.

- Tính đến tháng 07 năm 2004 tồn tỉnh có 553 cơng trình thủy lợi bao gồm: 441 hồ chứa, 63 đập dâng, 29 trạm bơm và hệ thống đê bao với 588 km kênh chính, 289 km kênh nhánh.

3.3. Nhận xét và đánh giá chung

3.3.1. Thuận lợi

- Đăk Lăk nằm ở trung tâm của Tây nguyên nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu, thông thương với các tỉnh trong vùng và vùng lân cận. Bên cạnh đó, với khoảng 70 km đường biên giới với Cam Pu Chia nên Đăk Lăk giữ một vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng.

- Tài nguyên đất với trên 300.000 ha đất đỏ Bazan màu mỡ, là loại đất thích hợp với nhiều lồi cây cơng nghiệp có giá trị như: Cà phê, Cao su, Tiêu.

- Hệ thống giao thông đường bộ và đường không nối liền với các trung tâm kinh tế của cả nước là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển trên mọi phương diện: kinh tế, xã hội, du lịch, dịch vụ,...

- Mật độ dân số thấp nhưng lại đa dạng về thành phần dân tộc đến từ nhiều vùng, nhiều miền trong cả nước đã tạo lên mơi trường văn hố đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch. Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, lâm nghiệp trong những năm qua đã được đầu tư nhiều chương trình, dự án, đặc biệt là xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn trong dự án 661.

3.3.2. Khó khăn

- Vị trí địa lý của tỉnh Đăk Lăk nằm sâu trong đất liền, xa cảng biển và quốc lộ 1A nên việc vận chuyển hàng hóa, thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước còn nhiều hạn chế.

- Khí hậu chia ra 2 mùa rõ rệt, mùa mưa thường gây ngập úng cục bộ ở một số nơi cịn mùa khơ lại gây hạn hán ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng cũng như năng suất cây trồng nông, lâm nghiệp và công nghiệp.

- Nhiều vấn đề về xã hội còn rất bức xúc như tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh tuy giảm nhanh song tỷ lệ hộ nghèo của người dân tộc thiểu số còn ở mức cao và trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn chưa vững chắc,...

- Tăng trưởng kinh tế không đều giữa các vùng, các ngành và giữa các bộ phận dân cư; sự phát triển của nơng nghiệp cịn nặng về quy mô, thiếu đa dạng.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được cải thiện đáng kể, song nhìn chung vẫn cịn nhiều yếu kém. Giao thông nông thôn hầu hết mới chỉ đi lại được một mùa, số hộ đồng bào dân tộc cịn thiếu nước sinh hoạt, khó khăn về nhà ở, thiếu đất sản xuất, còn nhiều, đòi hỏi phải tiếp tục đầu tư lớn trong thời kỳ tới.

Với những thuận lợi và khó khăn trên đây Đăk Lăk đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới đối với phát triển lâm nghiệp. Việc tổng kết và đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ thực hiện trong dự án 661 là rất quan trọng và cần thiết nhằm đúc rút các bài học kinh nghiệm cho xây dựng và phát triển hệ thống rừng phòng hộ của tỉnh, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định dự trữ CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng khộp tại tỉnh đăk lắk (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)