Sinh khối các trạng thái rừng Khộp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định dự trữ CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng khộp tại tỉnh đăk lắk (Trang 73 - 75)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Kết luận

1.1 Sinh khối các trạng thái rừng Khộp

* Sinh khối cây cá thể

Sinh khối cây cá thể trong các trạng thái rừng Khộp tại khu vực nghiên cứu đều tuân theo quy luật tăng dần theo cấp kính. Trong cây cá thể lượng sinh khối chủ yếu tập trung ở phần thân và ít nhất là ở phần sinh khối lá.

Tỷ trọng sinh khối dưới mặt đất/sinh khối trên mặt đất có xu hướng giảm dần theo cấp kính do cây rừng tuổi càng lớn thì sự sinh trưởng của bộ rễ càng chậm lại trong khi đó sự phân cành nhánh, sinh trưởng về chiều cao, đường kính lại nhanh hơn so với rễ nên tỷ trọng này càng giảm mạnh.

* Sinh khối cây cá thể ưu thế trong lâm phần rừng Khộp.

Đề tài tập trung vào 4 loài cây chủ đạo trong lâm phần. Đây là các loài cây ưu thế trong lâm phần có số cây tiêu chuẩn nhiều nhất, đó là lồi: Dầu đồng, Cà chít, Cẩm liên, Dầu trà beng.

-Sinh khối tươi và khô cây cá thể ở cả 4 loài cây ưu thế trong các trạng thái rừng Khộp tại khu vực nghiên cứu đều tuân theo quy luật tăng dần theo cấp kính.

-Cấu trúc sinh khối tươi cây cá thể của các loài ưu thế trong lâm phần rừng Khộp tập trung chủ yếu ở thân cây, dao động từ 42,98% (Dầu đồng) đến 45,23% (Cà chít), trung bình là 44,16%; tiếp theo đó là sinh khối cành, trung bình chiếm 22,27%; Sinh khối rễ, trung bình chiếm 15,35%; Sinh khối vỏ, trung bình chiếm 13,51% và thấp nhất là sinh khối lá cây, trung bình chỉ chiếm 4,73% tổng sinh khối tươi cây cá thể của các loài ưu thế.

-Tỷ lệ phần trăm giữa sinh khối dưới mặt đất với sinh khối trên mặt đất của 4 loài ưu thế tại khu vực nghiên cứu dao động từ 16,01% - 20,74%, (trung bình 18,30 %).

* Sinh khối tầng cây cao của các trạng thái rừng Khộp

Tổng sinh khối tươi bình quân của tầng cây cao ở các trạng thái rừng Khộp tại khu vực nghiên cứu dao động từ 149,48 - 189,26 tấn/ha (trung bình đạt 171,57 tấn/ha). Tổng sinh khối khơ bình qn của tầng cây cao ở các trạng thái rừng Khộp tại khu vực nghiên cứu dao động từ 85,01 – 107,58 tấn/ha (trung bình đạt 97,03 tấn/ha). Điều này được giải thích là do ảnh hưởng của các yếu tố thuận lợi hay khó khăn của lập địa, sự phân bố số cây theo cấp đường kính trong lâm phần và khả năng sinh trưởng của từng loài cây…

* Sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng dưới tán các trạng thái rừng Khộp

-Vật rơi rụng bao gồm thân, cành, lá, hoa, quả rơi rụng và thảm mục. Trong các trạng thái rừng Khộp, sinh khối tươi của vật rơi rụng dao động từ 1,53 tấn/ha đến 4,07 tấn/ha, trung bình là 3,12 tấn/ha. Sinh khối khơ của vật rơi rụng dao động từ 1,38 tấn/ha đến 3,43 tấn/ha, trung bình là 2,40 tấn/ha.

-Sinh khối cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Khộp gồm tầng thảm tươi (cỏ), cây bụi, dây leo và rễ. Tổng sinh khối tươi cây bụi thảm tươi dao động từ 2,62 – 3,89 tấn/ha, trung bình: 3,30 tấn/ha. Tổng sinh khối khô cây bụi thảm tươi dao động từ 1,12 – 1,74 tấn/ha, trung bình: 1,46 tấn/ha.

* Tổng sinh khối toàn lâm phần rừng Khộp.

- Tổng lượng sinh khối tươi của các trạng thái rừng Khộp tại khu vực nghiên cứu là khá lớn dao động từ 156,95 – 195,64 tấn/ha, trung bình là 177,99 tấn/ha, trong đó đạt cao nhất ở trạng thái rừng IIIA2 là 195,64 tấn/ha và thấp nhất ở trạng thái IIB chỉ đạt 156,95 tấn/ha. Cấu trúc sinh khối chung của rừng Khộp tại khu vực nghiên cứu là 96,33% lượng sinh khối tươi nằm trong tầng cây gỗ, 1,87% ở tầng cây bụi thảm tươi và 1,8% nằm ở tầng vật rơi rụng.

- Tổng sinh khối khô các trạng thái rừng Khộp dao động từ 88,91 – 112,12 tấn/ha, trung bình 100,88 tấn/ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định dự trữ CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng khộp tại tỉnh đăk lắk (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)