Địa hình, địa thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định dự trữ CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng khộp tại tỉnh đăk lắk (Trang 28 - 29)

Đăk Lăk là tỉnh có địa hình rất đa dạng và phong phú, với nhiều kiểu địa hình như: núi, cao nguyên, sơn nguyên, và các thung lũng nhỏ hẹp nằm dọc theo các triền sông, suối lớn. Nhìn chung, địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, đỉnh Chư Yang Sin là đỉnh núi cao nhất tỉnh với 2.445 m. Trên địa bàn tỉnh có các kiểu địa hình chính sau:

- Kiểu địa hình núi (N1, N2, N3): Có độ cao từ 400 - 2.000 m, độ dốc bình quân từ 200 đến 350, chiếm 26,4% diện tích tự nhiên của tỉnh; Phân bố ở các huyện Lăk, M’Drăk, Krông Bông.

- Kiểu địa hình sơn nguyên thấp (S3): Có độ cao bình quân từ 600 - 700 m, độ dốc từ 100 - 150, chiếm 8,9% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố chủ yếu trên địa phận các huyện Ea H’Leo, Krông Búk.

- Kiểu địa hình cao nguyên thấp (C3): Có độ cao bình quân từ 500 - 600 m, độ dốc phổ biến nhỏ hơn 80, chiếm 24,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố chủ yếu ở các huyện Ea H’Leo, Ea Kar, Krông Năng, Krông Pắk, M’Drắk.

- Kiểu địa hình bán bình nguyên (B): Có độ cao phổ biến dưới 400 m, độ dốc nhỏ hơn 80, chiếm 28,9% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Ea Súp.

- Kiểu địa hình thung lũng và máng trũng (T1, T2): Có độ cao từ 300 - 400 m, độ dốc bình quân từ 50 - 70, chiếm 10,0% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố dọc theo các sông suối lớn thuộc huyện Lăk, Krông Pắk.

- Kiểu địa hình đồi cao (Đ1): Có độ cao từ 200 - 300 m, độ dốc bình quân từ 100 - 150, chiếm 1,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố ở huyện M’Drăk và rải rác ở một số huyện khác trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định dự trữ CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng khộp tại tỉnh đăk lắk (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)