Địa chất thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định dự trữ CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng khộp tại tỉnh đăk lắk (Trang 30 - 31)

Toàn tỉnh có 84 đơn vị đất thuộc các nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất xám (Acrisols), ký hiệu - X: Diện tích 579.309 ha, chiếm 44,1%

diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất lớn nhất tỉnh Đăk Lăk, phân bố ở nhiều dạng địa hình nhưng chủ yếu trên đất dốc.

- Nhóm đất đỏ (Ferralsols), ký hiệu - FĐ: Diện tích 311.340 ha, chiếm 23,7% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung tại các khối Bazan Buôn Ma Thuột.

- Nhóm đất nâu (Lixisols), ký hiệu - XK: Diện tích 146.055 ha, chiếm 11,1%

tổng diện tích tự nhiên. Phân bố ở địa hình ít dốc, độ dày tầng đất từ 50 - 80 cm; thành phần cơ giới tầng mặt là thịt nhẹ - trung bình.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols), ký hiệu - E: Diện tích 72.360 ha,

chiếm 5,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố chủ yếu ở phía Tây huyện Ea Súp, vùng núi thấp và đồi gò rải rác ở các huyện.

- Nhóm đất đen (Luvisols), ký hiệu - R: Diện tích 38.694 ha, chiếm 2,9% diện

tích tự nhiên, phân bố xung quanh các miệng núi lửa, vùng rìa các khối núi và thung lũng Bazan.

- Nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị (Planols), ký hiệu - PL: Diện

tích 32.980 ha, chiếm 2,5% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố ở huyện Ea Súp trên địa hình bán bình nguyên, địa hình lòng chảo hoặc thung lũng.

- Nhóm đất nâu thẫm (Phaeozems), ký hiệu - PH: Diện tích 22.343 ha, chiếm

1,7% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố ở vùng rìa cao nguyên Bazan, chân gò đồi Bazan có độ dốc thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định dự trữ CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng khộp tại tỉnh đăk lắk (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)