Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định dự trữ CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng khộp tại tỉnh đăk lắk (Trang 28 - 31)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Đăk Lăk nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 360 km về phía Đơng Bắc, có tọa độ địa lý từ 12009’45’’ đến 13025’06’’ vĩ độ Bắc và từ 107028’57’’ đến 1080 59’37’ kinh độ Đơng.

- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai.

- Phía Nam giáp tỉnh Đăk Nơng và Lâm Đồng. - Phía Đơng giáp tỉnh Phú n và Khánh Hồ.

- Phía Tây giáp tỉnh Đăk Nơng và tỉnh Mon đul Ki Ri (Campuchia). Tổng diện tích tự nhiên là 1.312.537 ha, gồm 13 huyện/thành phố.

3.1.2. Địa hình, địa thế

Đăk Lăk là tỉnh có địa hình rất đa dạng và phong phú, với nhiều kiểu địa hình như: núi, cao nguyên, sơn nguyên, và các thung lũng nhỏ hẹp nằm dọc theo các triền sơng, suối lớn. Nhìn chung, địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, đỉnh Chư Yang Sin là đỉnh núi cao nhất tỉnh với 2.445 m. Trên địa bàn tỉnh có các kiểu địa hình chính sau:

- Kiểu địa hình núi (N1, N2, N3): Có độ cao từ 400 - 2.000 m, độ dốc bình quân từ 200 đến 350, chiếm 26,4% diện tích tự nhiên của tỉnh; Phân bố ở các huyện Lăk, M’Drăk, Krông Bông.

- Kiểu địa hình sơn ngun thấp (S3): Có độ cao bình qn từ 600 - 700 m, độ dốc từ 100 - 150, chiếm 8,9% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố chủ yếu trên địa phận các huyện Ea H’Leo, Krông Búk.

- Kiểu địa hình cao ngun thấp (C3): Có độ cao bình qn từ 500 - 600 m, độ dốc phổ biến nhỏ hơn 80, chiếm 24,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố chủ yếu ở các huyện Ea H’Leo, Ea Kar, Krơng Năng, Krơng Pắk, M’Drắk.

- Kiểu địa hình bán bình ngun (B): Có độ cao phổ biến dưới 400 m, độ dốc nhỏ hơn 80, chiếm 28,9% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Ea Súp.

- Kiểu địa hình thung lũng và máng trũng (T1, T2): Có độ cao từ 300 - 400 m, độ dốc bình qn từ 50 - 70, chiếm 10,0% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố dọc theo các sông suối lớn thuộc huyện Lăk, Krông Pắk.

- Kiểu địa hình đồi cao (Đ1): Có độ cao từ 200 - 300 m, độ dốc bình quân từ 100 - 150, chiếm 1,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố ở huyện M’Drăk và rải rác ở một số huyện khác trong tỉnh.

3.1.3. Khí hậu thuỷ văn

3.1.3.1. Khí hậu: Đăk Lăk thuộc vùng khí hậu Tây Trường Sơn với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa khô đến từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.347 - 1.994 mm. Nhiệt độ trung bình 5 năm gần đây từ 23,80C - 24,10C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 20,80C, tháng cao nhất khoảng 27,00C. Độ ẩm khơng khí trung bình hàng năm đều lớn hơn 80%.

3.1.3.2. Thuỷ văn: Đăk Lăk có mật độ sơng suối bình qn khoảng 0,8 km/km2. Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh thuộc 2 lưu vực chính sau:

- Lưu vực sông Sê Rê Pốk: Do 2 nhánh sông Krông Ana và Krơng Knơ hợp thành. Diện tích lưu vực dịng chính là 4.200 km2, với chiều dài 125 km. Sông Krông Ana là hợp lưu của các suới lớn như Krông Buk, Krông PẮk, Krông Bơng, Krơng K’mar, diện tích lưu vực 3.960 km2, chiều dài dịng chính 215 km. Sơng Krông Knô bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin (độ cao trên 2.000 m) chạy dọc ranh giới phía Nam sau chuyển hướng lên phía Tây Bắc và nhập với sông Krông Ana Ở thác bn Dray. Diện tích lưu vực là 3.920 km2 với chiều dài dịng chính 156 km.

- Lưu vực sơng Ba: Có hai nhánh sơng thuộc thượng nguồn là sông Krơng H’Năng và sơng Hinh nằm ở phía Đơng và Đơng Bắc tỉnh. Sông Krông H’năng bắt nguồn từ dãy núi Chư Tun có độ cao 1.200 m, có chiều dài 130 km với diện tích lưu

vực 1.840 km2. Sông Hinh bắt nguồn từ dãy núi cao Cư Mu với đỉnh cao 2.051 m, chiều dài dịng chính 88 km, diện tích lưu vực là 1.040 km2.

Ngồi ra, Đăk Lăk cịn có hệ thống hồ Lăk (huyện Lăk), hồ thuỷ lợi Ea Súp thượng (Ea Súp) và một số hồ thuỷ điện đang thi công như hồ thuỷ điện Buôn Kuốp (Krông Ana), Sê Rê Pốk 3 (Buôn Đôn), Buôn Tua Shar (Lăk, Krông Bông), Krông Kmar (Krông Bông) và hồ thuỷ điện Krông H’Năng (Ea Kar).

3.1.4. Địa chất thổ nhưỡng

Toàn tỉnh có 84 đơn vị đất thuộc các nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất xám (Acrisols), ký hiệu - X: Diện tích 579.309 ha, chiếm 44,1%

diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất lớn nhất tỉnh Đăk Lăk, phân bố ở nhiều dạng địa hình nhưng chủ yếu trên đất dốc.

- Nhóm đất đỏ (Ferralsols), ký hiệu - FĐ: Diện tích 311.340 ha, chiếm 23,7% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung tại các khối Bazan Bn Ma Thuột.

- Nhóm đất nâu (Lixisols), ký hiệu - XK: Diện tích 146.055 ha, chiếm 11,1%

tổng diện tích tự nhiên. Phân bố ở địa hình ít dốc, độ dày tầng đất từ 50 - 80 cm; thành phần cơ giới tầng mặt là thịt nhẹ - trung bình.

- Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá (Leptosols), ký hiệu - E: Diện tích 72.360 ha,

chiếm 5,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố chủ yếu ở phía Tây huyện Ea Súp, vùng núi thấp và đồi gò rải rác ở các huyện.

- Nhóm đất đen (Luvisols), ký hiệu - R: Diện tích 38.694 ha, chiếm 2,9% diện

tích tự nhiên, phân bố xung quanh các miệng núi lửa, vùng rìa các khối núi và thung lũng Bazan.

- Nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị (Planols), ký hiệu - PL: Diện

tích 32.980 ha, chiếm 2,5% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố ở huyện Ea Súp trên địa hình bán bình ngun, địa hình lịng chảo hoặc thung lũng.

- Nhóm đất nâu thẫm (Phaeozems), ký hiệu - PH: Diện tích 22.343 ha, chiếm

1,7% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố ở vùng rìa cao nguyên Bazan, chân gị đồi Bazan có độ dốc thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định dự trữ CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng khộp tại tỉnh đăk lắk (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)