Xác định trữ lượng CO2 hấp thụ trong các trạng thái rừng Khộp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định dự trữ CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng khộp tại tỉnh đăk lắk (Trang 75 - 76)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Kết luận

1.2. Xác định trữ lượng CO2 hấp thụ trong các trạng thái rừng Khộp

* Lượng CO2 hấp thụ của cây cá thể trong các trạng thái rừng Khộp.

Lượng CO2 hấp thụ của cây cá thể trong các trạng thái rừng Khộp tại khu vực nghiên cứu đều tuân theo quy luật tăng dần theo cấp kính, trong đó đạt giá trị cao nhất ở cấp kính > 35cm (dao động từ 1.772,18 kg/cây – 2.113,99 kg/cây) và thấp nhất ở cấp kính <15cm (dao động 64,11 – 72,96 kg/cây). Giữa các trạng thái rừng Khộp, lượng CO2 hấp thụ trong cùng cấp đường kính cũng có sự chênh lệch và phụ thuộc vào đường kính bình qn của cấp kính, lồi cây, tuổi cây,…

Trong cây cá thể, lượng CO2 hấp thụ chủ yếu tập trung ở phần thân và ít nhất là ở phần lá.

Nhìn chung cấu trúc lượng CO2 hấp thụ giữa các trạng thái rừng khộp IIB, IIIA1, IIIA2 có trong từng bộ phận có sự chênh lệch là khơng nhiều.

* Lượng CO2 hấp thụ của cây cá thể ưu thế trong lâm phần rừng Khộp.

Lượng CO2 hấp thụ của cây cá thể ở cả 4 loài cây ưu thế trong lâm phần rừng Khộp tại khu vực nghiên cứu đều tuân theo quy luật tăng dần theo cấp kính.

Lượng CO2 hấp thụ của cây cá thể của 4 loài cây ưu thế trong lâm phần rừng Khộp tại khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu ở phần thân cây, chiếm 46,34% (Cẩm liên) – 51,15% (Cà chít), trung bình 48,93%; tiếp đến là lượng CO2 hấp thụ của cành 17,88 - 20,23 % (trung bình 19,25%), lượng CO2 hấp thụ của rễ trung bình 13,96%, lượng CO2 hấp thụ của vỏ trung bình 14,33%, lượng CO2 hấp thụ của lá chiếm phần trăm nhỏ nhất 2,72 – 5,09% (trung bình 3,54% tổng lượng CO2 hấp thụ cây cá thể của lồi ưu thế. Nhìn chung cấu trúc lượng CO2 hấp thụ giữa các lồi cây ưu thế có trong từng bộ phận có sự chênh lệch là khơng nhiều.

* Lượng CO2 hấp thụ của tầng cây cao trong các trạng thái rừng Khộp.

Lượng CO2 hấp thụ của tầng cây cao các trạng thái rừng Khộp cũng dao động từ 155,86 – 197,22 tấn/ha, trung bình 177,89 tấn/ha, trong đó lượng CO2 hấp thụ đạt giá trị lớn nhất tại trạng thái rừng IIIA2 là 197,22 tấn/ha và thấp nhất ở trạng thái rừng IIB chỉ đạt 155,86 tấn/ha. Tổng lượng CO2 hấp thụ của tầng cây cao phụ thuộc vào

mật độ rừng, phân bố số cây theo cấp đường kính, trữ lượng rừng, lồi cây và lập địa khác nhau,...

* Lượng CO2 hấp thụ của cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng dưới tán các trạng thái rừng Khộp.

Lượng CO2 hấp thụ của cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng ở khu vực nghiên

cứu có sự chênh lệch khơng nhiều. Trong các trạng thái rừng Khộp, lượng CO2 hấp thụ của vật rơi rụng dao động từ 2,53 tấn/ha (trạng thái IIIA1) đến 6,28 tấn/ha (trạng thái IIIA2), trung bình là 4,39 tấn/ha. Tổng lượng CO2 hấp thụ cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Khộp dao động từ 2,04 tấn/ha (trạng thái IIIA2)– 3,19 tấn/ha (trạng thái IIIA1), trung bình 2,67 tấn/ha. Lượng CO2 hấp thụ ở tầng cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau như: độ ẩm, đất đai, độ tàn che, độ dốc,.... và đặc biệt đối với vật rơi rụng, rừng Khộp là một hệ sinh thái đặc trưng thường hay xảy ra cháy vào mùa khô nên những diện tích bị cháy có lượng vật rơi rụng sẽ là không đáng kể.

* Lượng CO2 hấp thụ của toàn lâm phần rừng Khộp

- Tổng lượng CO2 hấp thụ của toàn lâm phần rừng Khộp tại khu vực nghiên cứu là khá lớn dao động từ 163,00 – 205,55 tấn/ha, trung bình là 184,95 tấn/ha, trong đó đạt cao nhất ở trạng thái rừng IIIA2 là 205,55 tấn/ha và thấp nhất ở trạng thái IIB chỉ đạt 163,00 tấn/ha.

Cấu trúc lượng CO2 hấp thụ chung của rừng Khộp tại khu vực nghiên cứu là 96,12% lượng CO2 hấp thụ nằm trong tầng cây gỗ, 1,48% ở tầng cây bụi thảm tươi và 2,41% nằm ở tầng vật rơi rụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định dự trữ CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng khộp tại tỉnh đăk lắk (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)