trên mặt đất.
Rễ nằm sâu dưới lòng đất nên việc xác định lượng CO2 hấp thụ của rễ cây là việc làm hết sức tốn kém đặc biệt là khi phải tiến hành trên diện rộng. Vì vậy, dựa vào những kết quả đã xác định được ở trên, đề tài đề xuất một phương pháp khác để xác định lượng CO2 hấp thụ của rễ cây cá thể trong lâm phần và cây cá thể của các loài ưu thế (Dầu đồng, Cà chít, Cẩm liên, Dầu trà beng) mà không cần phải đào rễ cây. Đó là phương pháp dựa vào mối quan hệ tương quan giữa rễ cây với các bộ phận trên mặt đất của các loài này. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa lượng CO2
hấp thụ dưới mặt đất với lượng CO2 hấp thụ trên mặt đất trong cây cá thể của các loài cây này có mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ này được biểu diễn qua các phương trình tương quan sau:
-Xác định lượng CO2 hấp thụ phần dưới mặt đất trong cây cá thể của các loài cây ưu thế (Dầu đồng, Cà chít, Cẩm liên, Dầu trà beng).
Với loài ưu thế Dầu đồng: M2 =0,208* M10,983
Với loài ưu thế Cà chít:
M2= 0,232* M10,947
Với loài ưu thế Cẩm liên:
M2=0,493* M10,815
Với loài ưu thế Dầu trà beng:
M2= 0,426* M10,831
-Xác định lượng CO2 hấp thụ phần dưới mặt đất cho các loài khác trong lâm phần có thể áp dụng phương trình chung:
M2= 0,455* M10,839
Các phương trình tương quan trên đã được kiểm tra độ tin cậy dựa vào hệ số tương quan, hệ số xác định, sai tiêu chuẩn và sự tồn tại của các tham số nên có thể
sử dụng để tính toán nhanh lượng CO2 hấp thụ rễ cây tiêu chuẩn của 4 loài cây ưu thế và các loài khác trong lâm phần với độ chính xác tương đối cao, chỉ cần xác định lượng CO2 hấp thụ trên mặt đất trung bình trong cây cá thể của 4 loài cây ưu thế và các loài khác trong lâm phần để suy ra lượng CO2 hấp thụ dưới mặt đất.