Đặc điểm điều kiện tự nhiên và cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận hai bà trưng phục vụ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất (Trang 46 - 49)

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế-xã hội và tình

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và cảnh quan môi trường

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đơng Nam trung tâm Thành phố Hà Nội, là một trong 4 quận nội thành cũ. Trên địa bàn quận có 20 phường với 105 đường phố có tên, là địa bàn được vinh dự mang tên hai vị Nữ tướng đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc: Hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí quận Hai Bà Trưng

Về địa giới hành chính: Phía Bắc giáp quận Hồn Kiếm, phía Nam giáp quận Hồng Mai, phía Đơng giáp quận Long Biên, phía Tây giáp quận Đống Đa và quận Thanh Xuân.

Quận Hai Bà Trưng hiện có 20 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngơ Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm.

2.1.1.2. Địa hình

Hai Bà Trưng là khu vực có địa hình bằng phẳng, độ chênh địa hình khơng lớn, độ cao trung bình nằm trong khoảng 5m- 6,8m so với mực nước biển, phía Bắc độ cao tuyệt đối khoảng 5-5,6m. Khu vực phía Nam độ cao thấp hơn, khoảng 4,7 – 5,2m, một số khu vực ao, hồ, đầm trũng có độ cao khoảng 3,0-3,5m.

Điều kiện địa hình quận Hai Bà Trưng thuân lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như phát triển mạng lưới giao thông khu vực. Quỹ đất phục vụ cho quy hoạch và phát triển xây dựng đơ thị trong tương lai của quận cịn tương đối nhiều.

2.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu quận Hai Bà Trưng có chung chế độ khí hậu của Thành phố Hà Nội thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh, mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm là 23,6 độ C, độ ẩm 79%, lượng mưa 1.600mm, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa hè, thời tiết nóng, từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình khoảng 23,9 độ C. Mùa đông, thời tiết lạnh, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa Đơng Bắc lạnh và mưa phùn, nhiệt độ thấp nhất là 13,8 độ C vào tháng 1.

Quận Hai Bà Trưng thuộc khu vực quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời khá dồi dào và có nền nhiệt độ cao, độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Lượng mưa phân bố khá đồng đều, trung bình khoảng 1.600 – 1.800mm/năm.

2.1.1.4. Mạng lưới thủy văn

Có hai con sơng thốt nước chính của thành phố chảy qua địa bàn quận, đó là và sơng Kim Ngưu và sơng Sét.

Sông Kim Ngưu xưa là một tuyến giao thơng đường thủy, nay chỉ có chức năng là một sơng thốt nước cho nội thành Hà Nội. Đoạn từ Đơng Mác tới Yên Sở còn rộng, được kè bờ, được làm hàng rào để chống lấn chiếm, được trồng nhiều liễu hai bên bờ. Tại một số khu vực, hai bên bờ sông còn được sử dụng để làm đường giao thơng, đó là các đường Đơng Kim Ngưu, Tây Kim Ngưu, Nguyễn Tam Trinh, v.v... Ngoài kè bờ, Nhà nước cịn có các chính sách tích cực nạo vét để tăng cường khả năng thốt nước của sơng.

Sông Sét dài hơn 3,6 km, bắt nguồn từ hồ Bảy Mẫu trong Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), chảy theo hướng Bắc-Nam và đổ vào hồ Yên Sở (quận Hồng Mai). Sơng Sét suốt nhiều năm bị bùn bồi lắng và bị các cơng trình xây dựng lấn bờ, nên bề rộng và độ sâu của sông đã giảm đáng kể. Nhiều nơi, sông chỉ rộng chừng 5m. Độ sâu trung bình của sơng chỉ hơn 1m. Từ đầu năm 2003, sơng Sét được nạo vét và cống hóa với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản trong dự án thốt nước, cải thiện môi trường Hà Nội giai đoạn 1 (1997-2005). Hiện nay đoạn phía Bắc của sông chảy qua khu vực các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội và Đại học Kinh tế Quốc dân đến phố Đại La đã được cống hóa (kè bờ và làm nắp bê tông trên mặt sông thành đường Trần Đại Nghĩa). Đoạn từ phố Đại La đến hồ Yên Sở được kè bờ, nạo vét, làm đường và trồng cây hai bên bờ.

2.1.1.5. Thực trạng môi trường

Trong những năm gần đây, do hoạt động cơng nghiệp của các nhà máy, xí nghiệp, do tốc độ đơ thị hóa cao, dân cư tập trung đơng đúc đã có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan mơi trường của khu vực. Tại một số nơi như điểm nút giao thông, quanh các cơ sở sản xuất công nghiệp, một số chỉ tiêu về tiếng ồn, bụi, khí độc, nước thải đã có dấu hiệu vượt quá giới hạn cho phép. Tại các địa điểm dân cư tập trung, các khu chợ, dịch vụ... có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước, rác thải hoặc chưa đầu tư xử lý đúng quy định phần nào làm ô nhiễm bầu khơng khí và nguồn nước mạch nơng. Mặt khác, q trình bê tơng hố cao, mật độ cây xanh thấp, nắng nóng và bụi đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.

Từ những vấn đề nêu trên, trong những năm sắp tới, cùng với quá trình khai thác các nguồn lợi một cách tối đa để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo cảnh quan, dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận hai bà trưng phục vụ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất (Trang 46 - 49)