Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận hai bà trưng phục vụ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất (Trang 49 - 51)

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế-xã hội và tình

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

2.1.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, ở vị thế là quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trên địa bàn quận tiếp tục phát triển đúng hướng, các hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn quận phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Quan hệ sản xuất trên cơ sở được tổ chức lại sản xuất kinh doanh linh hoạt và có hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự hài hoà giữa các cơ cấu ngành, các yêu cầu cảnh quan và cải thiện môi trường sinh thái. Quận Hai Bà Trưng là địa bàn có nhiều cơ sở công nghiệp dệt may, giày dép, chế biến lương thực- thực phẩm và cơ khí. Trong năm 2007, trên địa bàn quận có gần 200 cơ sở kinh tế Trung ương, Thành phố, hơn 500 công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần, hơn 10.000 hộ kinh doanh cá thể. Đến năm 2014, con số này đã có sự thay đổi tăng thêm một cách đáng kể. Sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của quận, quý đất nông nghiệp đã giảm rất nhiều so với những năm trước.

Trong bối cảnh kinh tế nước ta bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn quận vẫn ổn định sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, do kết quả thực hiện gói kích cầu của Chính phủ nên nhiều doanh nghiệp đã đầu tư có chiều sâu và duy trì phát triển sản xuất.

Kinh tế của quận được duy trì và phát triển theo đúng định hướng cơ cấu trong 5-10 năm gần đây với xu hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp và tăng dần tỷ trọng dịch vụ. Trong đó, kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng trưởng cả về số lượng, quy mô và hiệu quả. Dịch vụ thương mại phát triển rộng khắp trên địa bàn, phục vụ cho nhu cầu dân sinh. Nhiều

dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng, tài chính phát triển mạnh. UBND quận Hai Bà Trưng đã chủ động xây dựng triển khai thực hiện chương trình hành động về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tiếp tục cải tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất, kinh doanh. Triển khai thực hiện kế hoạch tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng * Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn quận là đầu mối quan trọng của thủ đô với các tỉnh phía Nam, với nhiều trục giao thơng chính như: Quốc lộ 1A, đường vành đai 1, đường vành đai 2, các trục đường hướng tâm: Giải Phóng - Lê Duẩn, Bà Triệu, Trương Định - Bạch Mai - Phố Huế… Đây là điều kiện thuận lợi cho quận trong việc phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ…

Nhìn chung hệ thống giao thông của quận phân bố không đều giữa các phường trong quận. Với quy mô xây dựng theo quy hoạch những năm trước đây nên hiện nay nhiều khu vực xảy ra tình trạng quá tải, thường xuyên ùn tắc về giao thông do mạng lưới giao thơng trong khu dân cư cịn kém, ngõ ngách đường hẹp, có nơi chỉ dưới 1,5m đến 2m. Đây là trở ngại lớn cho nhu cầu đi lại phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Thủy lợi

Quận Hai Bà Trưng là quận nội thành cũ, nhà cửa dân cư được hình thành từ lâu đời dẫn đến điều kiện hạ tầng không được đồng bộ. Mặc dù trên địa bàn có nhiều ao, hồ, kênh, mương nhưng hệ thống thốt nước tại nhiều tuyến phố cịn yếu, kém dẫn đến việc ngập úng, gây tình trạng ùn tắc giao thơng khi mùa mưa lũ tới.

2.1.2.3 Giáo dục, y tế, dân số

Quận Hai Bà Trưng có hệ thống giáo dục đồng bộ, toàn diện bao gồm: 6 trường đại học và 73 trường công lập cho các bậc từ mầm non đến trung học phổ thơng. 100% số phường được cơng nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học theo đúng độ tuổi, 100% số phường đã xây dựng và đưa mơ hình trung tâm học tập cộng đồng vào hoạt động.

Mạng lưới y tế của quận phát triển với nhiều bệnh viện lớn, các cơ sở y tế của Trung ương và Thành phố cùng hệ thống các trạm y tế phường. Theo thống kê năm 2013, trên địa bàn quận có 5 bệnh viện, 20 trạm y tế phường về cơ bản đã và đang được đầu tư đạt chuẩn y tế quốc gia, thực hiện tốt chương trình y tế cơ sở, phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn quận.

Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm. Năm 2013, dân số của quận là 320.000 người. Mật độ dân số khoảng 317 người/ha. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình trong vịng 5 năm qua là 1,02%, tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới mức 1,11%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 8,83%. Dân số của quận tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do những năm qua thu hút được số lượng đáng kể lao động từ các địa phương đến làm việc trong các ngành dịch vụ, công nghiệp, do các khu đô thị mới phát sinh trên địa bàn quận. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 1%/năm, số hộ thốt nghèo đạt bình qn 65 hộ/năm. Thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm bằng nguồn vốn cho vay, tạo việc làm cho 16.325 lao động, bình qn hàng năm có 2.300 người được giải quyết việc làm, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận hai bà trưng phục vụ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)