Các văn bản pháp lý chủ yếu của thành phố về thu hồi đất, bồi thường,hỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án khu đô thị mới thanh hà a, b (cienco 5), huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 38)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3 Khái quát công tác thu hồi đất, bồi thường,hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn

1.3.1 Các văn bản pháp lý chủ yếu của thành phố về thu hồi đất, bồi thường,hỗ

trợ và tái định cư.

Sau khi tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội năm 2008, trên tồn thành phố thực hiện cơng tác thu hồi đất, GPMB theo Luật Đất đai. UBND thành phố ban

hành Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2009 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sau khi có Luật Đất đai 2013, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành hướng dẫn cụ thể về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

- Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về thu hồi đất,giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 23/2014/QĐ – UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Văn bản số 624/BCĐ-NV2 ngày 14/7/2014 của Ban chỉ đạo GPMB thành phố Hà Nội ban hành các biểu mẫu chung phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1.3.2. Tình hình thực hiện cơng tác bồi thường GPMB ở TP Hà Nội

a. Thành tựu đã đạt được

Trong những năm qua thành phố đã giải quyết được nhiều dự án phức tạp, tồn đọng kéo dài, như giải tỏa “xóm liều” Thanh Nhàn, Bệnh viện Nhi – Thận Hà Nội, Nút Voi, đường Lê Văn Lương, Lê Trọng Tấn, các Vành đai 1, 2, 3… Kết quả của công tác bồi thường GPMB của Thành phố đã góp phần quan trọng tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho Hà Nội. Nhờ đó, Thành phố đã thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư của các tổ chức phi chính phủ (NGO), với tổng số tiền lên đến vài tỷ USD. Hằng năm, thành phố cũng giải quyết việc làm cho khoảng 70.000 lao động.

Thực hiện Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội, từ sau ngày 01/8/2008 đến nay, trên địa bàn thành phố mỗi năm có hơn 1500 dự án đầu tư được triển khai có liên quan đến cơng tác bồi thường GPMB, với diện tích đất thu hồi tại các dự án khoảng hơn 13.000 ha.

Tính đến ngày 31/12/2015, UBND các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt phương án BTHT và TĐC cho hơn 17.400 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; chi trả hơn 4.735,5 tỷ đồng tiền BTHT; bố trí TĐC cho 1.064 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở; thu hồi và nhận bàn giao mặt bằng hơn 722,85 ha đất tại 1.263 dự án (trong đó đã có 142 dự án hồn thành tồn bộ cơng tác GPMB và 16 dự án hoàn thành theo phân kỳ đầu tư). Năm 2016, trên địa bàn thành phố phải thực hiện 1.153 dự án, trong đó có 687 dự án thu hồi đất mới năm 2016, còn lại 267 dự án đã cắm mốc GPMB đang hoàn thiện thu hồi đất và 199 dự án chưa thực hiện được trong năm 2015 phải chuyển tiếp sang. Đến nay, diện tích đã tổ chức giao đất dịch vụ là 174,64ha, với 26.035 hộ. Diện tích đất dịch vụ đã hồn thiện việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chưa tổ chức giao là 210,44ha. Diện tích đất đã xong GPMB nhưng chưa xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 151,32ha. Diện tích đất dịch vụ đã có quyết định thu hồi đất, đang GPMB là 106,41ha. Diện tích đất dịch vụ đã có thơng tin quy hoạch,

UBND cấp huyện đang hồn thiện cơng tác chuẩn bị đầu tư là 156,49ha. (Nguồn:

Ban chỉ đạo GPMB thành phố)

Thành phố đã tập trung chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp, rà soát, thống nhất ban hành nhiều cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đặc biệt sau khi mở rộng địa giới hành chính thành phố; trực tiếp xem xét, khảo sát, kiểm tra xử lý những khó khăn, vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân phải di dời ở một số dự án trọng điểm. Các cấp, các ngành, đặc biệt là các ngành chức năng của thành phố đã có nhiều cố gắng, vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả của thành phố. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn về công tác GPMB. Công tác tuyên truyền đối với nhân dân được thực hiện thường xuyên, đặc biệt qua các chuyên mục về cơ chế chính sách đền bù GPMB, thực hiện tái định cư trên các báo, đài của thành phố Hà Nội.

Những giải pháp đồng bộ, kịp thời của thành phố về những vấn đề: Quy hoạch, thu hồi đất, quy trình và chính sách GPMB nêu trên, với phương thức giải quyết, giải đáp tại chỗ, rà sốt rút ngắn quy trình GPMB đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố đã tạo chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ GPMB đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố

đã tạo nên chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ GPMB trên địa bàn.

Tồn tại, khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được công tác bồi thường GPMB của thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại một số vấn đề nổi bật trong thời gian qua. Đó là tình trạng mất dân chủ, thiếu cơng khai minh bạch trong công tác đền bù gây bức xúc với người có đất bị thu hồi; nhiều dự án sau khi GPMB khơng có vốn đề đầu tư dẫn đến chậm triển khai, để hoang hóa kéo dài dẫn đến tình trạng người dân tái lấn chiếm để sử dụng gây bức xúc trong nhân dân; chất lượng nhà tái định cư không đảm bảo nguyên tắc tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ gây khó khăn cho cơng tác GPMB. Thêm vào đó, chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cịn thiếu đồng bộ, khơng đáp ứng được đòi hỏi về nhu cầu việc làm cho người dân mất đất, chưa có chính sách hỗ trợ về đời sống cho người nơng dân lao động cao tuổi (trên 35 tuổi) …cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB.

1.4 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và ảnh hƣởng (tác động) đến đời sống, việc làm của ngƣời dân. và ảnh hƣởng (tác động) đến đời sống, việc làm của ngƣời dân.

Về vấn đề đánh giá chính sách thu hồi đất, GPMB ở nước ta đã có khá nhiều nghiên cứu đề cập, tiêu biểu là các cơng trình sau:

- Năm 2007, đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị” do Đặng Thái Sơn làm chủ nhiệm đề tài. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận kết hợp với điều tra thực tiễn đã đề xuất một số giải pháp: 1) Đa dạng hóa các phương thức bồi thường, tạo lập quỹ nhà, đất TĐC; 2) xây dựng khung giá đất của địa phương (ban hành vào ngày 1/1 hàng năm) phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường phục vụ cho việc áp giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; 3) Đẩy mạnh việc phân cấp gắn với trách nhiệm và cơng khai trong thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC đối với các cơ quan nhà nước [16].

cơ chế xác định giá đất phục vụ bồi thường, GPMB tại Việt Nam”. Trên cơ sở phân tích hệ thống pháp luật ở Việt Nam về định giá đất phục vụ bồi thường, hỗ trợ, TĐC, nghiên cứu kinh nghiệm ở nước ngoài và nghiên cứu xã hội học về ý kiến của người dân bị thu hồi đất trong nước, báo cáo đã đề xuất một số việc cần làm để hoàn chỉnh và vận hành cơ chế định giá đất theo thị trường như phát triển hoạt động cung cấp dịch vụ định giá đất đai và tài sản gắn liền do định giá viên được cấp phép hành nghề thực hiện; đề xuất cơ chế thành lập và hoạt động của các Hội đồng định giá đất cấp quốc gia và cấp tỉnh, độc lập với hệ thống hành chính, có thẩm quyền quyết định về giá đất áp dụng cho tính tốn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư [13]. GS.TSKH. Đặng Hùng Võ đã có những đề xuất cụ thể về hồn thiện chính sách nhà nước thu hồi đất và cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện ở Việt Nam [18].

- Năm 2013, đề tài nghiên cứu: Đánh giá thực tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật” của Đào Trung Chính đã tiến hành điều tra trên địa bàn 3 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và 4 tỉnh: Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Long An, Bình Dương với 3 đối tượng: 1445 hộ gia đình, 70 doanh nghiệp sử dụng đất và 224 cán bộ địa phương. Kết quả nghiên cứu chủ yếu: đa số các hộ dân, doanh nghiệp cho rằng nên thực hiện thu hồi đất theo hình thức thỏa thuận, các cán bộ địa phương đề nghị cả 2 cơ chế bắt buộc và tự nguyện; nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi khung giá đất và ban hành định kỳ 3 năm một lần; khi thu hồi đất phải xác định giềá đất cụ thể để bồi thường; về hỗ trợ: cần giao đất sản xuất mới, tăng mức hỗ trợ ổn định đời sống việc làm cho người dân bị thu hồi đất [ 7]

Về vấn đề việc làm và đời sống của cho các hộ dân có đất bị thu hồi:

- Năm 2010, Đề tài nghiên cứu của GS.TS Chu Văn Cấp “Một số vấn đề nảy sinh từ tác động của chính sách thu hồi đất đối với nông dân trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã đề cập đến vấn đề người nơng dân khơng có việc làm khi mất đất, sử dụng đất sai mục đích và ơ nhiễm mơi trường,...qua đó cần có giải pháp như: tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, dạy nghề cho nơng dân và hồn thiện chính sách thu hồi đất [ 12].

hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An , tỉnh Quảng Nam” cũng khẳng định rằng việc

Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp làm thay đổi nguồn tài nguyên tạo sinh kế thực sự là một cú sốc lớn gây xáo trộn cuộc sống của người nông dân. Các nguồn tài nguyên tạo sinh kế có sự luân chuyển cho nhau, qua điều tra và phân tích chỉ ra rằng, tài sản đất đai của người nơng dân chuyển thành vốn tài chính và vốn vật chất, rất ít trường hợp chuyển thành nguồn vốn xã hội và nguồn vốn con người trong nhóm các nguồn tài nguyên tạo sinh kế. Nghiên cứu cho thấy nhiều hộ dân tuy có thu nhập cao hơn (60,71% hộ gia đình điều tra) sau khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để thực hiện q trình đơ thị hố nhưng người dân khơng n tâm do thu nhập không ổn định và cuộc sống tiềm ẩn những bất ổn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cần có những giải pháp cụ thể hơn về tạo việc làm, tư vấn sử dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ đền bù, tái định cư từ phía Nhà nước để người dân bị thu hồi đất có sinh kế bền vững sau thu hồi đất [ 8 ].

- Năm 2011, Đề tài nghiên cứu của TS. Phan Trung Hiền “ Nghiên cứu giải quyết những khó khăn trong giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ”. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát phỏng vấn 376 hộ dân bị thu hồi đất, kết quả nghiên cứu cho thấy: đa số các hộ dân cho rằng “giá đất bồi thường không sát với giá thị trường”, chỉ thực hiện “hỗ trợ việc làm bằng tiền” mà khơng chăm lo “bố trí việc làm”, điều kiện ở khu TĐC chưa thực sự đáp ứng đời sống của các hộ dân [ 11].

- Năm 2013, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh “ Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống, việc làm của nơng dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng n” (Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, 2013) đã chỉ rõ việc mất đất nông nghiệp đã làm cho một số bộ phận nông dân thiếu việc làm, nảy sinh một số tác động xã hội khác, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của họ. Việc chuyển đổi việc làm không thực sự dễ dàng và người nông dân cần được đào tạo để có trình độ chun mơn kỹ thuật phù hợp với công việc làm [ 10].

- Năm 2016, Nghiên cứu của PGS.TS Trần Văn Tuấn, TS. Nguyễn Thị Hà Thành và các cộng sự trong bài báo “Socio- economic effects of agricultural land conversion for urban deverlopment: case study of Hanoi, Vietnam” (Tạp chí Land use

policy) đã phân tích rõ hiệu quả kinh tế, xã hội trong chuyển đổi đất nông nghiệp, cụ

thể tại một số dự án thu hồi đất tại khu vực ngoại thành phía Tây Nam, Hà Nội, chỉ ra những vấn đề về sinh kế của các hộ dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi và đề xuất một số giải pháp [17].

Qua các cơng trình nghiên cứu ở trên cho thấy đối với công tác thu hồi đất, GPMB ngoài các giải pháp chung cần có các giải pháp cụ thể đối với từng dự án, nhất là cần đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất của người dân bị thu hồi đất.

CHƢƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT,

GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ MỚI THANH HÀ A, B (CIENCO 5), HUYỆN THANH OAI VÀ TÁC

ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG, VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI DÂN

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Thanh Oai là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý liền kề với quận Hà Đơng, với trung tâm kinh tế - chính trị là thị trấn Kim Bài cách quận Hà Đông khoảng 14 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía Bắc. Tồn huyện có 20 xã và 01 thị trấn, gồm: Bích Hịa, Cự Khê, Cao Viên, Thanh Cao, Bình Minh, Tam Hưng, Mỹ Hưng, Thanh Thùy, Thanh Văn, Thanh Mai, Kim An, Kim Thư, Đỗ Động, Phương Trung, Dân Hòa, Hồng Dương, Cao Dương, Xuân Dương, Tân Ước, Liêu Châu và thị trấn Kim Bài. Tính đến tháng 05 năm 2010 huyện có tổng diện tích tự nhiên là 12.314,78 ha và dân số là 176.336 người. Quốc lộ 21B là tuyến giao thông huyết mạch của huyện, đồng thời có 02 tuyến tỉnh lộ 427, 429 và tuyến đường trục phát triển phía Nam (Hà Tây trước đây). Với vị trí nằm liền kề với quận Hà Đông và trung tâm thành phố Hà Nội. Thanh Oai có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán đặc biệt thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản và các sản phẩm sản xuất từ các làng nghề truyền thống.

Huyện có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

+ Phía Đơng giáp huyện Thường Tín, huyện Thanh Trì;

+ Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ;

+ Phía Nam giáp huyện Ứng Hồ và huyện Phú Xuyên;

+ Phía Bắc giáp quận Hà Đơng.

Thanh Oai có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng sơng Nhuệ và vùng bãi sơng Đáy, có độ dốc từ Tây sang Đông và từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án khu đô thị mới thanh hà a, b (cienco 5), huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)