Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác GPMB, hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án khu đô thị mới thanh hà a, b (cienco 5), huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 89)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác GPMB, hỗ trợ

hỗ trợ ổn định đời sống, việc làm cho ngƣời dân có đất bị thu hồi khi thực hiện dự án

3.2.1 Về cơ chế, chính sách

- Trong những năm vừa qua hệ thống chính sách pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không ổn định, thay đổi, bổ sung liên tục theo chiều hướng mức hỗ trợ ngày càng tăng. Vì vậy làm phát sinh khiếu nại đối với những dự án đang thực hiện dở dang, người bị thu hồi đất đề nghị được điều chỉnh mức hỗ trợ theo quy định mới, gây khó khăn, phức tạp cho công tác GPMB. Do đó cần tập trung đầu tư, nghiên cứu, điều chỉnh chính sách pháp luật đảm bảo tính khoa học, kế thừa, đồng bộ và có hiệu lực dài hạn phù hợp với thực tiễn và phải giải quyết được căn bản các mối quan hệ về đất đai.

- Công tác lập hồ sơ thu hồi đất, kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngay bước đầu phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật được quy định cụ thể tại các văn bản pháp lý hiện hành. Nghiêm khắc xử lý những đơn vị, cá nhân vi phạm trong việc làm sai lệch hồ sơ, thiếu trách nhiệm trong việc điều tra, xác minh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi.

- Áp dụng nhất quán cơ chế bồi thường, hỗ trợ trong cùng một đơn vị hành chính. Trên địa bàn thường xuyên có nhiều dự án được đầu tư triển khai nên nếu vận dụng không nhất quán sẽ phát sinh khiếu kiện, thắc mắc trong dân, gây lúng túng cho chủ đầu tư và chính quyền các cấp.

đã mất hết tư liệu sản xuất ... khơng có trợ cấp gì ngồi tiền bồi thường và hỗ trợ theo quy định. Có chính sách cho vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế với người lao động lớn tuổi, lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, du lịch, thương mại,...Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ đào tạo chuyển nghề, tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động trẻ.

3.2.2 Phát triển, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm cơng tác giải phóng mặt bằng bằng

Hệ thống văn bản, chính sách phục vụ công tác thu hồi đất, GPMB ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên trên thực tế trong công tác thu hồi đất, GPMB tại dự án xây dựng khu đô thị mới Thanh Hà A, B Cienco 5 và các dự án khác vẫn còn những trường hợp cán bộ làm cơng tác bồi thường có năng lực kém hoặc cố ý vận dụng chính sách chưa phù hợp khiến người dân bức xúc. Thành viên hội đồng bồi thường GPMB cịn hạn chế cả về số lượng và trình độ. Có người là cán bộ khơng chun nghiệp, thiếu kiến thức nghiệp vụ về bồi thường, GPMB, trong khi đó việc tính tốn bồi thường GPMB rất phức tạp. Vì vậy việc sơ xuất trong kiểm kê, đo đạc, áp giá là khó tránh khỏi. Do đó cần có đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, cơng tâm, vững chuyên môn nghiệp vụ. Vậy vấn đề đào tạo cán bộ cần được chú trọng, thành phố Hà Nội cần thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý đất đai nói chung và chun mơn GPMB nói riêng. Cần đề ra những quy định về chế độ khen thưởng phù hợp để khuyến khích động viên ý thức trách nhiệm của người cán bộ, đồng thời cũng phải có những quy định nghiêm khắc để xử lý những trường hợp cán bộ công chức lợi dụng quyền hạn, chức vụ để mưu lợi riêng hoặc trường hợp cán bộ thiếu ý thức trách nhiệm.

3.2.3 Về tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm

- Xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện gắn với kế hoạch đào tạo nghề tại địa phương. Các cấp chính quyền cần chỉ ra những những ngành nghề đang và sẽ có triển vọng ở địa phương để các hộ có điều kiện lựa chọn. Các cấp chính quyền cần phối hợp với các trung tâm dạy nghề để truyền dạy nghề cho người lao động, quan tâm hỗ trợ về vốn (tạo điều kiện cho người dân vay

vốn phát triển ngành nghề) và kiến thức thông tin thị trường (đầu vào, đầu ra cho sản phẩm…).

- Qua nghiên cứu cho thấy số lao động trẻ khơng có việc làm dưới 35 tuổi tại dự án nghiên cứu chiếm tỷ lệ khá lớn 18% . Vì vậy, chính quyền địa phương nên kết hợp với các trung tâm dạy nghề và cơ quan nhà nước mở những lớp hướng nghiệp dạy nghề cho lao động địa phương, để cung cấp lao động cho các KCN, cụm công nghiệp và làng nghề. Các nghề chủ yếu cần đào tạo là may, mộc, cơ khí, điện lạnh… Những lao động có độ tuổi trên 35 thì nên phát triển chăn ni, trồng rau, trồng cây cảnh, cho thuê nhà trọ, mở quán nước, quán ăn hoặc buôn bán nhỏ…

- Xây dựng, triển khai các dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề để thu hút lao động tại chỗ, đặc biệt là lao động khơng có hoặc có ít khả năng chuyển đổi nghề nghiệp. Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, mở rộng cả quy mô và chất lượng.

- Hình thành các khu vực đất dịch vụ trên các trục giao thơng chính của huyện để tạo việc làm cho người dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp.

3.2.4 Một số giải pháp khác

- Mời chuyên gia kinh tế về nói chuyện với nhân dân địa phương để họ hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức họ phải đối mặt sau khi họ bị thu hồi đất, đồng thời có những định hướng cho cuộc sống mới. Phân tích để họ hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của tiền đền bù, tiền hỗ trợ học nghề, hậu quả khi họ sử dụng tiền đền bù khơng đúng mục đích… để hộ có ý thức hơn trong việc lựa chọn sử dụng tiền đền bù cho phù hợp với điều kiện của mình.

- Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của người dân đặc biệt là thanh niên nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội trên địa bàn.

- Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tham gia các buổi họp, buổi trao đổi ý kiến trong thơn, xóm; khuyến khích các hộ dân tham gia vào các tổ chức kinh tế xã hội để nâng cao tính đồn kết cộng đồng và kiến thức trong mọi lĩnh vực của đời sống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu rút ra một số kết luận sau:

1. Thanh Oai là huyện có tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa khá nhanh trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế thuộc Huyện quản lý tăng bình quân 8.3%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - XDCB và giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp. Q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển hạ tầng xã hội dẫn đến nhu cầu chuyển đổi một diện tích lớn đất nơng nghiệp sang các mục đích phi nơng nghiệp, trong đó có Dự án xây dựng khu đô thị mới Thanh Hà A, B (cienco 5) với 278,99 ha đất nông nghiệp bị thu hồi, ảnh hưởng đến khoảng hơn 1700 hộ dân tại xã Cự Khê.

2. Từ nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường, GPMB của Dự án xây

dựng khu đô thị mới Thanh Hà A, B (cienco 5) cho thấy:

+ Công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án đã được thực hiện theo các quy định của Nhà nước cùng với các quy định của UBND thành phố Hà Nội về chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

+ Tại dự án, giá bồi thường đất, cây trồng, vật ni và cơng trình kiến trúc trên đất nhìn chung là thỏa đáng; giá bồi thường đất nông nghiệp mặc dù chưa cao nhưng cộng với các khoản hỗ trợ khác phù hợp nên đã được người dân chấp thuận.

+ Tồn tại chủ yếu của dự án là thời gian GPMB kéo dài, phải điều chỉnh nhiều lần phương án bồi thường, hỗ trợ. Chính quyền địa phương chưa có những chính sách cụ thể để giúp cho người dân trong việc chuyển đổi nghề, tìm việc làm mới để có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo sinh kế bền vững sau khi mất đất nông nghiệp.

3. Việc thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn dẫn đến phần lớn dân cư mất đất sản xuất. Việc sở hữu tiền bồi thường, hỗ trợ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các nhu cầu vật chất, văn hoá tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, phần lớn số tiền đền bù được sử dụng cho mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng cho gia đình,… ít người đầu tư cho học hành hay chuyển đổi nghề. Việc sử dụng tiền bồi thường như vậy

sẽ tiềm ẩn những điều bất ổn về thu nhập, điều kiện sống khi những vấn đề xã hội nảy sinh, khi nếp sống hiện tại không phù hợp với khả năng tài chính của họ.

4. Từ thực trạng và tác động của công tác thu hồi đất, GPMB đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất, luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong cơng tác GPMB, hỗ trợ ổn định đời sống, việc làm cho người dân có đất bị thu hồi khi thực hiện dự án: giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về phát triển, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm cơng tác giải phóng mặt bằng; giải pháp về tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Trong đó cần chú trọng việc đào tạo, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất; Có chính sách cho vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế với người lao động lớn tuổi, lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, du lịch, thương mại… ; Phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, nghề phi nông nghiệp tại địa phương.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên, tôi xin đề xuất một số kiến nghị:

- Để có hệ thống các giải pháp cụ thể về giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người có đất nơng nghiệp bị thu hồi, cần sớm có những nghiên cứu thêm về tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội.

- Chính quyền địa phương cần có định hướng, hướng dẫn cho người dân sử dụng tiền bồi thường một cách hiệu quả đồng thời cần đẩy mạnh thơng tin tun truyền và nâng cao vai trị của các đơn vị đoàn, hội, các tổ chức tại địa phương.

- Phải có sự gắn kết giữa các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành với chiến lược đào tạo nghề. Khắc phục triệt để tình trạng “quy hoạch treo” đối với các dự án trên địa bàn, đồng thời các cấp chính quyền huyện, xã cần nắm rõ tình trạng lao động, việc làm ở những khu vực có đất nơng nghiệp bị thu hồi, có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với lao động của địa phương, từ đó Thành phố cần xây dựng các đề án, chương trình đào tạo nghề cho từng giai đoạn cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

2. Chính phủ, Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung các loại giá đất;

3. Chính phủ, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 về Quy định bổ sung về việc cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

4. Chính phủ, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 về việc quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

5. Chính phủ, Nghị định số 47/2014/NĐ – CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

6. Chính phủ. Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất 7. Đào Trung Chính, Đặng Hùng Võ, Nguyễn Thanh Trà (2013). Đánh giá thực

tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

8. Huỳnh Văn Chương và Ngô Hữu Hoạnh (2010). “Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An , tỉnh Quảng Nam” “Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An , tỉnh Quảng Nam”. Tạp chí Khoa học đất số 35, 2010

9. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI. NXB Chính trị quốc gia, 2012.

10. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Trà, Hồ Thị Lam Trà (2013) “ Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống, việc làm của nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” (Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, 2013)

11. Phan Trung Hiền (2011). Nghiên cứu giải quyết những khó khăn trong giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Trường Đại học Cần Thơ

12. Đồng Thị Minh Hằng (2015). Đánh giá tác động của cơng tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự án khu đô thị sinh thái Vincom Village quận Long Biên, Hà Nội. Luận văn thạc sĩ.

13. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2009). Nghiên cứu về cơ chế xác định giá đất phục vụ bồi thường, GPMB tại Việt Nam”

14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Luật đất đai 2003, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Luật đất đai 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

16. Đặng Thái Sơn (2007). Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất đối

với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Viện Khoa học Đo

đạc bản đồ- Bộ Tài nguyên và Môi trường

17. Nguyen Thi Ha Thanh, Tran Van Tuan, Bui Quang Thanh, Man Quang Huy, Walter Timo de Vries. Socio- economic effects of agricultural land conversion for urban deverlopment: case study of Hanoi, Vietnam. Journal of Land use policy. Volume 54, July (2016).pp. 583 – 592

18. Đặng Hùng Võ (2009). Báo cáo đề xuất về hồn thiện chính sách nhà nước thu hồi đất và cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện ở Việt Nam.

19. UBND Thành Phố Hà Nội, Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

20. UBND thành phố Hà Nội, Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội do Luật đất đai 2013 và các Nghị định của Chính Phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

21. UBND huyện Thanh Oai, “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Thanh Oai – thành phố Hà Nội”. 22. UBND huyện Thanh Oai. Báo cáo tình hình quản lý đất đai qua các năm. 23. UBND huyện Thanh Oai – Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện. Các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án khu đô thị mới thanh hà a, b (cienco 5), huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)