Những tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án khu đô thị mới thanh hà a, b (cienco 5), huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 75 - 83)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá tác động của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án đến

2.4.1. Những tác động tích cực

2.4.1.1 Tăng nguồn vốn tài chính và thu nhập từ nhận tiền bồi thường, hỗ trợ

Sau khi các hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất nơng nghiệp và được Nhà nước bồi thường thiệt hại, thì giá trị nguồn vốn tự nhiên (đất nông nghiệp) của các hộ gia đình đã được chuyển thành nguồn vốn tài chính. Trước đây đất nơng nghiệp là phương tiện tạo sinh kế quan trọng của hộ nông dân, bây giờ đất của họ bị thu hồi, bù lại, họ được nhận một khoản tiền.

Bù lại cho việc mất đất nơng nghiệp thì những hộ nơng dân ở khu vực nghiên cứu được trả cho khoản tiền mặt khá lớn. Số tiền này rất lớn so với thu nhập trong các năm trước của hộ nhất là những hộ bị mất nhiều đất. Số tiền đền bù bao gồm tiền bồi thường về đất, tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề và việc làm, tiền bồi thường hoa màu, tiền hỗ trợ ổn định đời sống.

Qua điều tra 130 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi (tại thôn Thượng 50 hộ, tại thôn Cự Đà 50 hộ và tại thôn Khúc Thủy 30 hộ) cho thấy số tiền đền bù bình quân một hộ được nhận là 916,29 triệu đồng, hộ nhiều nhất nhận được 3.488 triệu đồng, hộ thấp nhất nhận được 46,8 triệu đồng. Những hộ nào có diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi nhiều thì số tiền bồi thường về đất và các khoản hỗ trợ sẽ được nhiều hơn các hộ có diện tích thu hồi ít. Ngồi ra, trên diện tích thu hồi của các hộ gia đình có khối lượng hoa màu khác nhau nên số tiền bồi thường cũng khác nhau.

Bảng 2.9 Mức tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ gia đình STT Mức bồi thƣờng Số hộ Tỷ lệ (%) STT Mức bồi thƣờng Số hộ Tỷ lệ (%) 1 <100 triệu 2 1,5 2 100-300 triệu 7 5,4 3 300-500 triệu 13 10 4 500-700 triệu 24 18,5 5 700-1000 triệu 58 44,7 6 1000 – 1500 triệu 18 13,8 6 >1500 triệu 8 6,1

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2017)

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện số hộ dân nhận được mức tiền bồi thường khác nhau

Nhìn bảng ta nhận thấy trong những hộ được điều tra thì số hộ nhận được mức tiền bồi thường, hỗ trợ dưới 100 triệu đồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1,5%, những hộ nhận được từ 100 triệu đồng – 500 triệu đồng chiếm khoảng 15,4 %, còn lại phần lớn các hộ nhận được mức bồi thường trên 500 triệu đồng (chiếm 83,1%), trong đó tỷ lệ các hộ nhận được mức tiền từ 1 tỷ đồng trở lên chiếm 19,9%, với số tiền này hộ có thể đầu tư kinh doanh bn bán hoặc sản xuất phi nông nghiệp quy mô lớn.

Việc được bồi thường hỗ trợ từ dự án xây dựng khu đô thị mới Thanh Hà A, B – Cienco 5 đã tác động đến thu nhập của các hộ dân. Tổng hợp kết quả điều tra về tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất được trình bày tại bảng 2.10

Bảng 2.10. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ %

Tổng số hộ 130 100

1 Số hộ có thu nhập cao hơn 92 71

2 Số hộ có thu nhập khơng đổi 21 16

3 Số hộ có thu nhập kém đi 17 13

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2017)

Kết quả điều tra cho thấy có tới 71% hộ được phỏng vấn trả lời thu nhập của hộ cao hơn so với trước khi thu hồi đất. Phần lớn các hộ tại thôn Thượng và thôn Cự Đà cho rằng có được thu nhập cao hơn nhờ chuyển đổi sang làm phi nông nghiệp qua các hoạt động kinh doanh, làm thuê và một phần nhờ nguồn vốn từ tiền bồi thường, hỗ trợ. Tại thôn Khúc Thủy đa số các hộ đều cho rằng việc tăng thu nhập chủ yếu nhờ gửi tiền tiết kiệm từ nguồn tiền được bồi thường. Tuy nhiên còn khoảng 13% số hộ số hộ cho rằng mức thu nhập của họ sau khi bị thu hồi đất kém đi hẳn so với thời điểm trước khi bị thu hồi đất. Mười bảy hộ có thu nhập kém đi sau khi thu hồi đất đều thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Thu nhập kém đi là do các hộ này khơng biết tính tốn trong chi tiêu, khi nhận được tiền bồi thường đã sử dụng hết để xây dựng nhà cửa, thậm chí là cịn phải vay mượn thêm để chi tiêu.

Bảng 2.11. Thu nhập bình quân của các hộ gia đình trong một tháng

STT Mức thu nhập của các hộ (triệu/tháng) Số hộ đạt mức thu nhập Tỷ lệ so với tổng số hộ đƣợc hỏi (%) 1 < 5 7 5,4 2 5-7 68 52,3 3 7-10 46 35,3 5 > 10 9 7

Tại dự án này, những hộ gia đình có mức thu nhập cao là người kinh doanh, bn bán mà có vốn lớn để mở các quán ăn, sửa chữa xe máy, buôn bán vật liệu xây dựng…với thu nhập hàng tháng từ 10 triệu/tháng trở lên chiếm tổng số 7% tổng số hộ được hỏi. Tỷ lệ số hộ gia đình đạt mức thu nhập trung bình từ 7 - 10 triệu/tháng chiếm 35,3 % tổng số hộ dân được hỏi. Những hộ gia đình này thường có các lao động trong gia đình tìm được việc làm ổn định trong các công ty tư nhân, cụm công nghiệp Thanh Oai, là cán bộ viên chức,… Các hộ gia đình có mức thu nhập từ 5 - 7 triệu/tháng chiếm tỉ lệ lớn 52,3% số hộ được hỏi. Đây thường là những hộ có lao động làm công việc tạm thời, không định như phụ xây, làm mướn,…Vẫn cịn có các hộ có thu nhập dưới 5 triệu đồng/ tháng, chủ yếu là các gia đình có nhiều người già, lớn tuổi. Như vậy, có thể khẳng định rằng đối với các hộ có đất thu hồi sau dự án thì thu nhập từ hoạt động kinh doanh, buôn bán, công nhân, làm thuê,… là nguồn thu chủ yếu ni sống gia đình họ hiện nay.

2.4.1.2 Cải thiện điều kiện nhà ở và tài sản, đồ dùng gia đình

Sau khi thu hồi đất nơng nghiệp, do có sự thay đổi lớn về lượng tiền sở hữu của người dân, chủ yếu thu được từ tiền bồi thường, hỗ trợ đối với đất bị thu hồi, nên tài sản cũng là nhân tố có sự biến động lớn trong mỗi hộ dân. Tài sản thay đổi trước hết là kết quả của việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất nông nghiệp của người dân.

Tại dự án Thanh Hà A, B cienco 5, sau khi nhận tiền bồi thường nhiều hộ dân đã sử dụng tiền để xây nhà mới. Các tài sản phục vụ cho đời sống của hộ như: xe máy, ti vi, tủ lạnh, điện thoại… của các hộ điều tra cũng khá đầy đủ. Tính đến giữa năm 2017, các tài sản trên được các hộ gia đình mua sắm và trang bị đầy đủ vì do đây là những tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của mỗi gia đình trong sinh hoạt hằng ngày (bảng 2.12).

Bảng 2.12 Tài sản của các hộ gia đình trước và sau khi thu hồi

Chỉ tiêu điều tra Trƣớc thu hồi đất (%) Sau thu hồi đất (%)

Số hộ điều tra 130 130 Nhà xây kiên cố có từ 2 - 4 tầng 35 87 Xe máy 100 100 Ti vi 100 100 Ơ tơ 4 16 Tủ lạnh 9 78 Máy giặt 13 77 Điều hịa 43 88 Máy vi tính 27 43 Điện thoại di động 92 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2017)

Theo bảng số liệu ở trên ta thấy, tỷ lệ hộ có nhà xây kiên cố từ 2 tầng trở lên đã tăng rõ rệt từ 35% trước khi thu hồi đất lên 87% sau khi thu hồi đất. Về tài sản vật dụng gia đình của các hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất cũng có sự chuyển biến rõ rệt. Trước thu hồi đất, xe máy, ti vi, điện thoại di động là tài sản phổ biến mà các hộ gia đình đều có (đạt 92- 100%) thì sau thu hồi đất các loại tài sản này của hộ của hộ gia đình đều đạt tỷ lệ 100%. Các tài sản sản khác như ô tô cũng tăng 12%, tủ lạnh tăng 69%, máy điều hòa tăng 45%, máy giặt tăng 64%, máy vi tính tăng 26%. Điều này cho thấy điều kiện nhà ở và tài sản, đồ dùng gia đình của các hộ đã được cải thiện rõ rệt sau khi thu hồi đất.

Đối với nhiều hộ dân, mặc dù về bề ngồi có nhà cao cửa rộng, tài sản trong gia đình có được sắm sửa thêm, được trang bị hiện đại, nhưng trên thực tế, trong số đó có nhiều hộ gia đình hiện nay làm chỉ đủ ăn chứ khơng có tích lũy, một số sống bằng tiền làm thuê, thu nhập không ổn định, cuộc sống bấp bênh.

2.4.1.3 Phát triển một số loại hình sinh kế phi nơng nghiệp

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp kéo theo q trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo việc làm theo xu hướng gia tăng lao động ngành dịch vụ, kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp. Trước thời điểm thu hồi đất của dự án này, hoạt động sinh kế chính của người dân tại xã Cự Khê là sản xuất nông nghiệp. Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, do nguồn vốn của người dân có sự chuyển dịch mạnh mẽ, thể hiện đặc biệt ở nguồn vốn đất đai bị suy giảm, dẫn đến việc xu thế thay đổi phương thức sinh kế ở khu vực này.

Bảng 2.13. Các loại sinh kế trước và sau thu hồi đất

Tên sinh kế Trƣớc thu hồi đất Sau thu hồi đất

% tổng số hộ % tổng số hộ

1. Làm nông nghiệp (trồng

trọt, chăn nuôi) 72,6 12,2

2. Công nhân 1,0 2,4

3. Công chức, viên chức,

nhân viên công ty 2,0 11,4

4. Buôn bán, dịch vụ 9,7 26,4

5. Làm thuê 11,5 43,5

6. Khác 3,2 4,1

Tổng 100 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2017)

Như vậy, sau quá trình thu hồi đất tại dự án Thanh Hà A,B Cienco 5, bên cạnh một số hộ gia đình vẫn cịn duy trì hoạt động sản xuất nơng nghiệp và coi đó là nguồn thu nhập chính của gia đình (tỷ lệ 12,2% tổng số gia đình được hỏi), thì nhiều hộ gia đình cũng đã lựa chọn các phương thức sinh kế mới:

Đổi mới hoạt động trồng trọt

Hoạt động trồng trọt của các hộ chủ yếu là trồng lúa và rau, đối với các thửa đất cịn lại có diện tích lớn, tập trung, hệ thống mương máng, bờ vùng còn hoạt động tốt… thì các hộ nơng dân vẫn trồng lúa để lấy lương thực ăn cho gia đình. Đối với các thửa đất có diện tích nhỏ, manh mún thì một số hộ có nhu cầu sử dụng đã tập trung lại thành các thửa lớn bằng cách thuê, mượn hay đấu thầu lại từ các chủ sử dụng đất khơng có nhu cầu sử dụng. Các hộ chủ yếu chuyển sang trồng rau để có việc làm và kiếm thêm thu nhập từ việc trồng rau bán cho khu vực nội thành Hà Nội.

Hoạt động tiểu thủ cơng nghiệp

Ở địa phương có hoạt động làng nghề truyền thống làm miến và tương mẹt, nấu rượu. Hiện nay sau khi thu hồi đất đã có một số hộ chuyển sang phát triển nghề làm miến dong và nấu rượu, làm đậu. Khi các hộ được nhận tiền bồi thường thì các hộ đã đầu tư thêm vào máy móc thiết bị hiện đại hơn.

Hoạt động thương mại dịch vụ

Hoạt động dịch vụ của hộ tập trung vào các loại hình bn bán nhỏ (hàng tạp hóa, đồ gia dụng, hàng khơ…) và bán hàng qn (quán ăn, quán cơm…) do nhu cầu phát triển và nâng cao đời sống của người dân. Hoạt động cho thuê nhà trọ hiện nay mới bắt đầu phát triển. Tuy vậy những hoạt động này lại có đóng góp khơng nhỏ vào thu nhập của hộ. Khi khơng cịn đất để canh tác (tức là hộ dân mất đi nguồn thu từ trồng trọt) thì hoạt động dịch vụ (buôn bán, kinh doanh, cho thuê nhà trọ và nhà nghỉ) lại là nguồn thu góp phần đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ dân mất đất và kể cả những hộ dân không mất đất.

Hoạt động làm thuê

Sau khi bị thu hồi đất, rất nhiều lao động đã lựa chọn phương thức sinh kế là đi làm thuê. Nếu như trước đây, khi họ cịn làm nơng nghiệp, thì đây chỉ là nghề phụ mà lao động của hộ làm vào mùa nông nhàn, rảnh rỗi, nhưng nay nó trở thành nghề chính của họ. Hoạt động làm thuê khá đa dạng như: phu hồ, thợ xây, thợ điện nước…với mức thu nhập bình quân 3 - 5 triệu/tháng/lao động. Số lao động làm thuê tăng nhanh trong 5 năm qua từ 11,5% lên 43,5% số hộ được phỏng vấn. Tuy nhiên,

đây là những việc làm mang tính chất thời vụ, tạm thời của người lao động không ổn định và mức thu nhập thấp.

Ở khu vực nghiên cứu, cũng có lao động tìm được việc làm trong các doanh nghiệp tư nhân hay trong cơ quan hành chính sự nghiệp với mức thu nhập ổn định nhưng số lượng lao động xin được việc làm trong đây là ít. Cũng có một số lượng lao động tìm được việc làm trong cụm công nghiệp Thanh Oai với mức thu nhập từ 4 - 6 triệu/tháng và coi đây là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình

Từ việc nghiên cứu sinh kế của người dân sau thu hồi đất ta thấy mặc dù mất đi tài sản sinh kế lớn là đất đai nhưng có nhiều hộ đã thích nghi với cuộc sống mới. Có hộ đã tận dụng vị trí thuận lợi gần đường giao thơng chính để phát triển việc bn bán, cho th nhà trọ và phát triển các dịch vụ khác. Đây là một sinh kế bền vững. Đồng thời việc các hộ làm ở cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, cụm công nghiệp hay phát triển ngành nghề truyền thống (làm miến, nấu rượu) của địa phương cũng là sinh kế bền vững. Ngược lại, việc đi làm thuê không thể đảm bảo một sinh kế bền vững lâu dài trong tương lai. Công việc làm thuê cần nhiều đến sức khoẻ trong khi lao động của các hộ đã lớn tuổi. Đây là khó khăn của nhiều hộ gia đình.

2.4.1.4 Cải thiện cảnh quan môi trường, cơ sở hạ tầng và tăng giá trị đất khu ở của người dân

Cảnh quan môi trường và CSHT của địa phương có tác động lớn đến đời sống của người dân. Cảnh quan môi trường và CSHT tốt sẽ phục vụ tốt cho kinh tế xã hội của địa phương cũng như đời sống của nhân dân. Nghiên cứu cảm nhận về sự thay đổi về cảnh quan môi trường, CSHT của người dân ta thấy sau khi có dự án xây dựng khu đô thị mới Thanh Hà A, B - Cienco 5 gắn với việc hoàn thành đường trục phía Nam của huyện thì 86% số hộ cho rằng cảnh quan nơi ở tốt lên; hệ thống đường giao thông và hệ thống thơng tin liên lạc, cơng trình phúc lợi có sự thay đổi theo chiều hướng đi lên. Có trên 95% số hộ điều tra cảm thấy đường giao thông tốt hơn, 90% số hộ cho rằng khả năng tiếp cận với các dịch vụ đã cải thiện tốt hơn trước. Đây là điều đáng mừng, nó cho thấy rằng việc hình thành dự án cũng đã có tác động tốt tới CSHT của địa phương.

Cùng với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, vấn đề mơi trường cũng được quan tâm. Với địa bàn có doanh nghiệp đang hoạt động, UBND huyện Thanh Oai đã quan tâm đầu tư, chỉ đạo xã Cự Khê thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trên tồn xã. Cơng tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trong ngày đạt trên 95%. Tuy nhiên, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cần được đầu tư để hiệu quả tốt hơn. Kết quả điều tra phỏng vấn 130 hộ dân cho thấy 65,1% số hộ đánh giá tình hình mơi trường tốt hơn so với trước khi chuyển đổi đất nơng nghiệp, 13,5% số hộ đánh giá tình hình mơi trường khơng thay đổi, 21,4% số hộ đánh giá tình hình mơi trường xấu đi so với trước khi chuyển đổi đất nông nghiệp.

Dự án Thanh Hà A,B Cienco 5 cũng tác động tích cực đến giá đất ở của người dân tại xã Cự Khê. Theo kết quả điều tra cho thấy trước khi có dự án, giá

đất ở tại khu vực nghiên cứu chỉ dao động 5 – 7 triệu đồng/m2 nhưng sau khi có

dự án giá đất ở của người dân đã tăng lên 15 – 20 triệu đồng/m2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án khu đô thị mới thanh hà a, b (cienco 5), huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)