Tác động tiêu cực và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án khu đô thị mới thanh hà a, b (cienco 5), huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 83 - 87)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá tác động của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án đến

2.4.2 Tác động tiêu cực và những vấn đề đặt ra

2.4.2.1 Diện tích đất nơng nghiệp của hộ giảm và mất tư liệu sản xuất

Đất đai là nguồn vốn tự nhiên quan trọng trước đây của người dân khu vực nghiên cứu. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất, là công cụ để thực hiện phương thức sinh kế, là cơ sở tạo nên nguồn lương thực và thực phẩm quan trọng cho người nơng dân.

Bảng 2.14. Diện tích đất nơng nghiệp bình quân của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Đơn vị tính Trƣớc thu hồi Sau thu hồi So sánh tăng/giảm - Đất NN/hộ gia đình m2 1023,25 234,20 -81,4 % - Đất NN/LĐNN m2/LĐ 574,16 106,73 - 84,3%

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2017)

Bình qn diện tích đất nơng nghiệp sau thu hồi đất của các hộ giảm từ 1023,25 m2

còn 234,2 m2 dẫn đến bình qn diện tích đất nơng nghiệp trên lao động nông

nghiệp giảm đáng kể, diện tích đất nơng nghiệp bình qn từ 574,16 m2/lao động

sinh kế đặc biệt là đất đai của hộ đã bị thu hẹp rất nhiều. Thực tế từ kết quả nghiên cứu, trong tổng số 130 hộ được điều tra thì số hộ cịn đất nơng nghiệp chỉ cịn 27 hộ, trong số này 19 hộ cịn duy trì trồng trọt, 8 hộ bỏ hoang dẫn đến tình trạng lãng phí đất nơng nghiệp.

2.4.2.2 Sử dụng tiền bồi thường và vấn đề đầu tư của hộ dân cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Trong tổng số 130 hộ gia đình được điều tra thì có tới 79 hộ dùng tiền bồi thường hỗ trợ vào việc xây nhà ở chiếm 60,7% , 10 hộ đã dùng tiền để sửa nhà ở chiếm 7,7%. Số hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường mua sắm đồ dùng gia đình như xe máy, ti vi, tủ lạnh, máy giặt,…là 51 hộ, chiếm 39,2%. Có 47 hộ đã sử dụng một phần tiền bồi thường để gửi tiết kiệm, từ đó họ có nguồn lãi ổn định hàng tháng để duy trì thu nhập của họ. Tuy nhiên số hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường vào mục đích đầu tư kinh doanh sản xuất, đầu tư cho con đi học là rất ít, cụ thể chỉ có 8,4% số hộ đầu tư sản xuất kinh doanh và 10,7% số hộ đầu tư cho con học hành (bảng 2.15).

Bảng 2.15. Mục đích sử dụng tiền được bồi thường của các hộ điều tra

Sử dụng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ Số hộ với tổng số hộ Tỷ lệ (%) so

Đầu tư kinh doanh sản xuất 11 8,4

Xây nhà ở 79 60,7

Sửa nhà ở 10 7,7

Mua sắm đồ dùng gia đình 51 39,2

Đầu tư cho con học hành 14 10,7

Gửi tiết kiệm 47 36,1

Chi khác 15 11,5

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2017)

Như vậy, nhìn chung việc sử dụng tiền bồi thường của các hộ dân ở dự án Thanh Hà A, B Cienco 5 cũng như tình trạng chung hiện nay của các hộ dân sau khi bị Nhà nước thu hồi đất thường sử dụng đồng tiền được bồi thường vào nhiều mục đích khác nhau. Với số tiền bồi thường trên, các hộ nơng dân có thể phát triển sản xuất kinh doanh, buôn bán hoặc học nghề để ổn định cuộc sống, gửi tiết kiệm và

đầu tư cho con cái học hành. Bên cạnh đó, cũng cịn nhiều hộ khơng dùng tiền đền bù phục vụ cho chiến lược thay đổi sinh kế, mà cho các hoạt động khác như: xây, sửa nhà cửa, mua sắm tài sản,…nên sau khi bị thu hồi đất người ta thấy nhà cửa khang trang hơn, tiện nghi đầy đủ hơn nhưng người dân lại thiếu hoặc khơng có việc làm.

2.4.2.3 Thực trạng vấn đề việc làm của người dân sau khi thu hồi đất

Bên cạnh một số lao động có sự năng động trong việc chuyển đổi sinh kế để thích ứng với hồn cảnh mới thì cũng có nhiều người khơng thể tìm được những hoạt động sinh kế phù hợp sau khi bị thu hồi đất. Theo tổng hợp kết quả điều tra 130 hộ gia đình, số lượng người khơng có việc làm trước khi thu hồi đất là 37 người thì sau khi thu hồi đất đã tăng lên hơn gấp đôi thành 87 người. Số thất nghiệp tập trung đơng ở nhóm tuổi 35 đến 60 tuổi. Phần lớn trong số họ đã trả lời rằng họ đang phải sống dựa vào lãi suất tiết kiệm tiền gửi ngân hàng (phần lớn là từ tiền bồi thường, hỗ trợ).

Bảng 2.16 Số lao động hiện tại khơng có việc làm chia theo độ tuổi

Độ tuổi Số lao động <=25 tuổi 6 25-35 tuổi 12 35-50 31 50-60 tuổi 38 Tổng số 87

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ năm 2017)

2.4.2.4 Quan hệ xã hội và thực trạng phát sinh một số tệ nạn xã hội sau khi thu hồi đất

Qua điều tra khu vực nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các mối quan hệ hàng xóm láng giềng của các hộ sau khi thu hồi đất phần lớn là không đổi, đạt tỷ lệ 77%. Tỷ lệ số hộ được hỏi cho rằng quan hệ xóm làng tốt hơn chiếm 13%. Nguyên nhân là do khi kinh tế của các hộ gia đình được nâng cao hơn, các hộ gia đình có điều kiện tham gia các tổ chức, hoạt động đoàn thể tại địa phương nhằm giao lưu, gặp gỡ trao đổi

kinh nghiệm làm ăn, hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm việc làm mới,...Tuy nhiên có tới 10% số hộ cho rằng quan hệ hàng xóm, láng giềng xấu đi. Đây là những hộ có nguồn thu nhập và việc làm không ổn định, cạnh tranh trong cùng một nghề (bn bán, dịch vụ) và những hộ có tranh chấp đất đai trong quá trình sử dụng đất.

Bảng 2.17. Tổng hợp các mối quan hệ của các hộ gia đình được điều tra sau khi thu hồi đất

Chỉ tiêu điều tra Không đổi (%) Thay đổi (%)

Tốt hơn (%) Xấu đi (%)

Quan hệ hàng xóm, láng giềng 77 13 10

An ninh, trật tự xã hội 74 8 18

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2014)

Về tình hình an ninh, trật tự xã hội có tới 18% số hộ được điều tra cho rằng phức tạp hơn so với trước khi thu hồi đất. Một thực trạng xảy ra khiến khơng ít người dân lo lắng là số người khơng tìm kiếm được việc làm mới chiếm tỷ lệ không nhỏ lại là những người trẻ tuổi, những người đáng ra là ít chịu tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp bởi nghiên cứu cho thấy việc thu hồi đất tác động mạnh tới việc làm của những người trên 35 tuổi, có trình độ văn hóa hạn chế, khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp. Điều này dẫn đến con em của các gia đình này sa vào các tệ nạn xã hội như chơi bời, cờ bạc, rượu chè, lô đề, nghiện hút, trộm cắp,…làm xáo trộn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống, an ninh trật tự ở nơi đây.

CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG VÀ HỖ TRỢ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG, VIỆC LÀM CHO NGƢỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN

ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án khu đô thị mới thanh hà a, b (cienco 5), huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)