Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đoạn Vĩnh Tu y Chợ Mơ Ngã Tƣ Vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng GIS trong công tác giải phóng mặt bằng thuộc dự án phát triển giao thông đô thị (ví dụ dự án đường vành đai 2, đoạn vĩnh tuy – chợ mơ – ngã tư vọng) (Trang 42)

2.4.1. Chuẩn hóa dữ liệu trên Microstation

Trong cơng tác quản lý đất đai nói chung và cơng tác GPMB nói riêng thì dữ liệu bản đồ là thành phần khơng thể thiếu và đóng vai trị rất quan trọng. Qua quá trình thu thập tài liệu, dữ liệu bản đồ phục vụ công tác GPMB tuyến đƣờng Vành đai 2, đề tài nhận thấy có một số vấn đề cần phải giái quyết nhƣ sau:

- Vấn đề 1: Dữ liệu gồm nhiều loại bản đồ, ở các file khác nhau định dạng *.dwg, nguồn dữ liệu cần thiết phục vụ công tác GPMB chƣa ở định dạng thống nhất.

- Vấn đề 2: Bản đồ đƣợc xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau nên các đối tƣợng nằm ở các layer, level khác nhau.

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, dữ liệu bản đồ cần phải đƣợc chuẩn hóa để đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Đề tài sử dụng phần mềm Microstation để thực hiện việc chuẩn hóa bản đồ gồm các nội dung: đảm bảo tính thống nhất và đầy đủ của các lớp đối tƣợng, quan hệ khơng gian của các đối tƣợng, tính đồng bộ của dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính,...

* Vấn đề 1: Đảm bảo tính thống nhất và đầy đủ của các lớp đối tượng

Từ nguồn dữ liệu bản đồ phục vụ xây dựng các dự án phát triển giao thông đô thị, ta cần kiểm tra và lựa chọn các lớp đối tƣợng cần thiết đƣợc sử dụng phục vụ công tác bồi thƣờng GPMB nhƣ lớp thửa đất, lớp loại đất, diện tích thửa đất, chủ sử dụng đất, chỉ giới đƣờng đỏ, địa giới hành chính,...

Mỗi một bản đồ đều chứa các dữ liệu khơng gian và thuộc tính phục vụ cơng tác GPMB nhƣ bản đồ trích đo địa chính chứa thơng tin và các thửa đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Bản đồ hiện trạng chứa thông tin về các điểm tọa độ khống chế đo vẽ, các điểm độ cao chi tiết, hệ thống giao thông, thủy văn,... Bản vẽ chỉ giới đƣờng đỏ chứa thông tin về chỉ giới quy hoạch giao thông của dự án. Bản vẽ thiết kế cắm mốc, phƣơng án cắm mốc chứa thông tin về các mốc quy hoạch đƣợc cắm ngoài thực địa.

Giải pháp:

- Lựa chọn các lớp đối tƣợng cần thiết trong từng file bản đồ ở định dạng *.dwg và chuyển đổi về một file duy nhất. Sau đó tiến hành chuyển đổi sang định dạng *.dgn của phần mềm Microstation để tiếp tục tiến hành chuẩn hóa dữ liệu.

Thực hiện:

- Mở từng file bản đồ, hiển thị các lớp đối tƣợng cần thiết của từng bản đồ bằng cách bật, tắt và layer. Sử dụng công cụ Vật thể Out, Vật thể In trên thanh công cụ hỗ trợ của phần mềm AutoCad để chuyển các lớp đối tƣợng về một file duy nhất. - Tất cả các dữ liệu bản đồ trên sẽ đƣợc chuyển đổi sang định dạng *.dgn của bằng lệnh File -> Import -> DWG or DXF của phần mềm Microstation.

Kết quả:

Ta thu đƣợc một file tong.dgn chứa toàn bộ dữ liệu cần thiết để xây dựng

* Vấn đề 2: Chuẩn hóa các đối tượng theo đúng lớp (level) quy định.

Khi xây dựng CSDL đất đai thì việc phân loại các đối tƣợng là một nhiệm vụ quan trọng. Việc sắp xếp và phân loại các lớp đối tƣợng này giúp ích rất nhiều trong q trình quản lý, xây dựng CSDL vì các đối tƣợng đƣợc sắp xếp theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Mỗi một đối tƣợng đều nằm trong cùng một level và chứa một dạng đối tƣợng cùng loại bào gồm: Point - dạng điểm thể hiện các vị trí cụ thể của các đối tƣợng, Line - dạng đƣờng thể hiện dữ liệu không gian nhƣ thửa đất, nhà, giao thông,... Polygon - dạng vùng thể hiện các dữ liệu không gian dạng vùng khép kín, Annotation - chữ viết thể hiện ghi chú, mô tả,...

Sau khi ghép nối dữ liệu bản đồ phục vụ GPMB tuyến đƣờng Vành đai 2, đề tài nhận thấy các đối tƣợng chƣa đúng theo quy định của thông tƣ số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng Quy định về bản đồ địa chính:

- Các lớp dữ liệu chƣa nằm đúng level theo quy định nhƣ lớp ranh giới thửa đất nằm ở level 5.

- Lớp dữ liệu về nhà và nhãn nhà nằm ở 2 level khác nhau.

- Lớp điểm độ cao và nhãn nhà nằm chung 1 level.

Do đó, các đối tƣợng cần đƣợc đƣa về đúng level theo quy định.

Giải pháp:

- Sử dụng các công cụ của Microstation để đƣa các lớp dữ liệu về đúng level theo quy định bao gồm: chọn lựa đối tƣợng theo thuộc tính, chỉnh sửa thuộc tính đối tƣợng, vẽ đƣờng, chỉnh sửa text,...

Thực hiện:

- Đối với các lớp dữ liệu nằm chƣa đúng theo level quy định, sử dụng công

cụ Analyze Element để xem các đối tƣợng hiện đang nằm ở level nào và sử

dụng công cụ Select by Attribute để lựa chọn các đối tƣợng theo thuộc tính và

chuyển các đối tƣợng về đúng level bằng công cụ Chang Element Attribute.

- Đối với các lớp dữ liệu text của lớp điểm độ cao và lớp nhãn nhà cùng nằm trong 1 level, sử dụng công cụ Select By Attribute/Set Select by from Element để lựa chọn dữ liệu dạng số là của lớp điểm độ cao, dữ liệu dạng chữ là của lớp nhãn nhà.

Kết quả: Các đối tƣợng đã đƣợc đƣa về theo level quy định. Công việc này

giúp cho dữ liệu đƣợc thống nhất và việc chuyển đổi dữ liệu vào CSDL đƣợc thuận lợi và dễ dàng hơn.

* Vấn đề 3: Kiểm tra các lỗi Topology và bổ sung dữ liệu thuộc tính cịn thiếu.

Để gán, kiểm tra và bổ sung dữ liệu thuộc tính cho các thửa đất thì trƣớc hết ta cần tạo vùng cho lớp ranh giới thửa đất. Các thửa đất cần phải khép kín, khơng có các lỗi nhƣ lỗi bắt chƣa tới, lỗi bắt quá điểm,... Sau khi tạo vùng, các thửa đất sẽ đƣợc tạo nhãn thửa, đảm bảo 1 thửa đất có đầy đủ dữ liệu thuộc tính về diện tích thửa đất, số hiệu thửa đất, mục đích sử dụng đất. Tên chủ sử dụng đất, địa chỉ thửa đất cũng đƣợc chuẩn hóa và gán vào từng thửa đất nằm trong phạm vi GPMB.

Giải pháp:

- Sử dụng các chức năng của phần mềm TMV Map để tự động tìm và sửa lỗi, tạo vùng, tạo nhãn thửa đất, kiểm tra thửa đất đã đầy đủ nhãn thửa, chủ sử dụng, diện tích. Sử dụng các cơng cụ của Microstation nhƣ Copy, Move để bổ sung dữ liệu thuộc tính cịn thiếu cho các thửa đất.

Thực hiện:

- Sử dụng chức năng tự động sửa lỗi trong TMV Map bằng thực đơn Bản đồ

-> Topology -> Tìm, sửa lỗi tự động để phát hiện và sửa tự động các lỗi của ranh

giới thửa đất ở level 10 với hạn sai bằng 0,05 m.

- Sử dụng cơng cụ MRF Flag Editor để tìm đến những lỗi khơng sửa tự động và sửa chúng bằng các công cụ đồ họa của phần mềm Microstation trên thanh công cụ Modify.

- Tạo vùng cho các thửa đất đất ở level 10 bằng thực đơn Bản đồ -> Topology -> Tạo Topology. Lớp thửa đất sau khi tạo vùng sẽ đƣợc tiến hành đánh

số thửa tự động bằng công cụ Đánh số thửa tự động, số hiệu thửa đƣợc đánh theo

quy tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dƣới. Để phục vụ cho cơng tác GPMB thì các thửa đất trong phạm vi dự án đƣợc đánh số liên tục cho tất cả các thửa đất mà không chia mảnh, đánh số thửa cho từng mảnh bản đồ.

- Tạo nhãn thửa cho các thửa đất bằng công cụ vẽ nhãn thửa. Nhãn thửa đƣợc tạo sẽ nằm ở level 13. Để tách chiết thơng tin về mục đích sử dụng, diện tích, số hiệu thửa từ nhãn thửa, ta sử dụng công cụ Drop Element để phân rã các đối tƣợng của level 13. Sau đó sử dụng cơng cụ Select By Attribute/Set Select by from Element

để lựa chọn riêng biệt loại đất (dạng chữ), diện tích (dạng số thập phân có dấu “.”) và số hiệu thửa về đúng level theo quy định.

- Để phục vụ cơng tác GPMB thì các thửa đất cần có đầy đủ thơng tin thuộc tính về loại đất, số hiệu thửa, chủ sử dụng, địa chỉ,... Ta sử dụng chức năng gán dữ liệu của phần mềm TMP MAP để kiểm tra các thửa đất đã đầy đủ thơng tin thuộc tính hay chƣa. Dữ liệu thuộc tính nằm trong từng level riêng sẽ đƣợc gán vào từng thửa đất, những thửa đất thiếu nhãn hoặc thừa nhãn sẽ đƣợc phần mềm phát hiện. Sử dụng chức năng Zoom In, Zoom Out, Move, Copy, Delete để bổ sung dữ liệu

thiếu cho các thửa đất hoặc xóa các dữ liệu thừa của từng thửa đất. Kết quả thu đƣợc số thửa đất, số nhãn và số nhãn đƣợc gán là nhƣ nhau (hình 2.4).

Hình 2.4: Kiểm tra tổng số thửa và số nhãn nhận được

Kết quả: Từ file bản đồ ban đầu sau khi chuẩn hóa bằng Microstation ta thu

đƣợc dữ liệu bản đồ trong file tong.dgn chứa các đối tƣợng nằm theo đúng level

quy định, các thửa đất đầy đủ các thơng tin thuộc tính đƣợc lấy từ bản đồ trích đo địa chính.

2.4.2. Chuẩn hóa dữ liệu trong ArcGIS

Dữ liệu bản đồ sau khi đƣợc chuẩn hóa trong Microstation sẽ đƣợc chuyển sang định Geodatabase trong ArcGIS. ArcGIS có 2 định dạng dữ liệu cơ bản là Shapefile và GeoDatabase. Đề tài sử dụng định dạng Geodatabase để xây dựng CSDL và định dạng Shapefile đƣợc xuất ra từ Geodatabase để đƣa lên WebGIS. Trong quá trình chuyển đổi và xây dựng CSDL trong phần mềm ArcGIS, đề tài nhận thấy có các vấn đề sau:

- Vấn đề 1: Chuyển đổi dữ liệu từ Microstation sang ArcGIS

- Vấn đề 2: Tách chiết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính Đề tài tiến hành giải quyết các vấn đề trên bằng phần mềm ArcGIS

* Vấn đề 1: Chuyển đổi dữ liệu từ Microstation sang ArcGIS.

Dữ liệu đƣợc lữu trữ trong file Microstation bao gồm các đối tƣợng dạng point, line, polygon, annotation. Các đối tƣợng này sẽ đƣợc chuyển đổi vào các Feature Class dạng line, point, text,... của ArcGIS.

Giải pháp:

Trong phần mềm ArcCatalog tiến hành tạo 1 Personal Geodatabase, trong đó có các Feature Dataset chứa hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục 105o00, hệ độ cao Hòn Dấu, Hải Phịng. Sử dụng cơng cụ Feature Class to Feature

Class để chuyển các đối tƣợng trong file *.dgn thành các Feature Class trong

ArcGIS.

Thực hiện:

- Sử dụng chức năng Connect to Folder để kết nối tới Folder chứa file dữ

liệu bản đồ tong.dgn trong ArcCatalog.

- Trong ArcCatalog tạo mới một Personal Geodatabase đặt tên là Vanhdai2.mdb. Tạo mới một Feature Dataset chứa hệ tọa độ VN-2000.

- Sử dụng công cụ Feature Class to Feature Class để chuyển các đối tƣợng

dạng Polyline, Point, Annotation,... trong Microstation thành các Feature Class riêng biệt.

Kết quả: Sau khi import, dữ liệu từ file tong.dgn đã đƣợc chuyển đổi thành

các Feature Class trong Vanhdai2.mdb.

* Vấn đề 2: Tách chiết dữ liệu

Các đối tƣợng sau khi đƣợc chuyển sang ArcGIS đƣợc gộp vào các Feature Class dạng Polyline, Point, Polygon. Các lớp dữ liệu dạng line nhƣ ranh giới thửa đất, ranh giới nhà, chỉ giới đƣờng đỏ, địa giới xã,... đều nằm chung trong 1 Feature Class. Các lớp dữ liệu dạng text nhƣ độ cao, loạt đất, số hiệu thửa, chủ sử dụng, địa chỉ, tên phƣờng,... đều nằm chung trong 1 Feature Class. Mỗi Feature Class có một bảng thuộc tính chứa đầy đủ thơng tin của các đối tƣợng đƣợc chuyển đổi từ Microstation. Ta cần phải tách chiết dữ liệu theo level, thuộc tính để đƣợc các Feature Class mới chỉ chứa nội dung của một đối tƣợng duy nhất.

Giải pháp:

Sử dụng công cụ Select By Attribute trong ArcMap để lựa chọn các đối

dùng công cụ Data/Export Data để xuất thành các Feature Class mới chứa từng đối tƣợng trong Geodatabase.

Thực hiện:

- Tiến hành mở bảng thuộc tính của lớp Polyline, Annotation, sử dụng công

cụ Select by Attribute với ngôn ngữ truy vấn SQL để lựa chọn lần lƣợt các đối

tƣợng theo trƣờng [level_].

- Sử dụng công cụ Data -> Export Data để xuất đối tƣợng đƣợc chọn thành 1 Feature Class mới đƣợc lƣu trong Geodatabase.

Kết quả: Ta thu đƣợc các Feature Class chứa các thông tin phục vụ công tác

GPMB đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tƣ Vọng thuộc dự án đƣờng Vành đai 2 (bảng 2.1).

Bảng 2.1: Các Feature Class sau khi tách chiết dữ liệu

Tên lớp Định dạng Ghi chú

ranh_thua Line Thông tin về ranh giới thửa đất

MDSD Annotation Thơng tin về mục đích sử dụng đất

SHT Annotation Thông tin về số hiệu thửa đất

ranh_nha Line Thông tin về hiện trạng nhà

Nhan_nha Annotation Thông tin về loại nhà, kết cấu nhà

Chu_su_dung Annotation Thông tin về tên chủ sử dụng đất

Dia_chi Annotation Thông tin về địa chỉ thửa đất

Dia_gioi_phuong Line Thông tin về địa giới hành chính phƣờng

Ten_phuong Annotation Thông tin về tên phƣờng

Dia_gioi_quan Line Thơng tin về địa giới hành chính quận

Diem_do_cao Annotation Thông tin về điểm độ cao chi tiết

Moc Line Thơng tin về vị trí điểm mốc khống chế

Do_cao_moc Annotation Thông tin về độ cao điểm khống chế

Ten_moc Annotation Thông tin về tên mốc khống chế

Chi_gioi_quy_hoach Line Thông tin về Chỉ giới quy hoạch tuyến

2.4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Để xây dựng CSDL đất đai, các lớp dữ liệu không gian đất đai và dữ liệu thuộc tính đất đai phải đƣợc chuẩn hóa về cấu trúc và kiểu thơng tin theo Thông tƣ số 75/2015/TT-BTNMT. Từ những dữ liệu đã đƣợc chuẩn hóa trong ArcGIS, đề tài tiến hành xây dựng CSDL không gian đất đai và CSDL thuộc tính đất đai tuyến đƣờng đƣờng vành 2 gồm các nhóm dữ liệu phục vụ cho công tác bồi thƣờng GPMB.

* Nhóm dữ liệu điểm khống chế đo đạc

Dữ liệu điểm khống chế đo đạc bao gồm các điểm tọa độ, độ cao Nhà nƣớc hạng I, II, III, IV, các điểm lƣới địa chính, lƣới đƣờng chuyển, lƣới khống chế đo vẽ. Các mốc này là cơ sở để xây dựng các loại bản đồ, trong đó có các bản đồ phục vụ công tác GPMB. Dự án xây dựng đƣờng Vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tƣ Vọng có xây dựng hệ thống các điểm lƣới tọa độ và độ cao hạng IV Nhà nƣớc, hệ thống lƣới đƣờng chuyền cấp 2 với đầu mối là các điểm hạng IV, hệ thống lƣới khống chế đo vẽ với đầu mối là các điểm lƣới đƣờng chuyền 2 và lƣới hạng IV. Theo quy định, kiểu dữ liệu không gian của điểm khống chế đo đạc là dữ liệu dạng điểm với các trƣờng thơng tin chính nhƣ: Loại điểm tọa độ, Tọa độ X, Tọa độ Y, Loại cấp hạng,... Dữ liệu điểm khống chế đo đạc đƣợc thành lập trong GIS gồm các lớp: Moc, Do_cao_moc, Ten_moc. Các dữ liệu này còn rời rạc, chƣa thể hiện đúng theo quy định.

Giải pháp:

Do vị trí mốc khống chế nằm ở lớp Moc: dạng Line, tên mốc và độ cao mốc khống chế nằm ở lớp Ten_moc và Do_cao_moc dạng Annotation. Vì vậy, ta cần

chuyển đổi vị trí các điểm mốc khống chế từ dạng Line -> Polygon -> Point để đảm bảo vị trí đúng của các mốc khống chế. Liên kết dữ liệu thuộc tính là tên mốc và độ cao mốc vào dữ liệu không gian là vị trí điểm mốc khống chế tạo thành dữ liệu điểm khống chế đo đạc.

Thực hiện:

- Sử dụng công cụ Feature to Polygon để chuyển đổi dữ liệu từ dạng Line

sang Polygon đƣợc lớp Moc_toa_do dạng Polygon. Tiến hành Join Data theo

phƣơng pháp Join data from another layer based on spatial location với các lớp

Ten_moc và Do_cao_moc ta đƣợc lớp Moc_toado dạng Polygon chứa đầy đủ tên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng GIS trong công tác giải phóng mặt bằng thuộc dự án phát triển giao thông đô thị (ví dụ dự án đường vành đai 2, đoạn vĩnh tuy – chợ mơ – ngã tư vọng) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)