Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường khu vực ba vì, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Chƣơng 2 : ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan

2.1.3 Đặc điểm địa hình

Ba Vì có địa hình khá đa dạng với các dạng núi, đồi gị và đờng bằng, thung lũng. Ở phía Tây khu vực khối núi Ba Vì có dạng đẳng thƣớc nổi lên với ba đỉnh cao trên 1.000m đó là các đỉnh Vua cao 1.296m, đỉnh Tản Viên cao 1.227m và đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m. Độ cao của núi Ba Vì giảm dần ra xung quanh tạo nên một số bậc địa hình đặc trƣng với các bậc độ cao 900 - 1.200m; 600 - 800m; 400 - 500m và 200 - 300m, đó là di tích của bề mặt san bằng tuổi Neogen. Nhìn một cách tổng thể, khối núi Ba vì có dạng đẳng thƣớc, song xét chi tiết trên bình đờ thì dễ dàng nhận thấy sự định hƣớng của khối núi theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam hƣớng chung của cấu trúc địa chất vùng Tây Bắc. Sƣờn của khối núi có dạng bất đối xứng với sƣờn Tây dốc, sƣờn Đơng thoải.

Xung quanh khối núi Ba Vì là hệ thống các đời có hình thái và kích thƣớc khác nhau. Xung quanh chân núi khá phổ biến các đồi cao 80- 100m, đây chính là các pedimen tuổi đầu Đệ tứ bị phân cách tạo nên đời trung bình. Các bậc địa hình 40- 60m; 20- 30m; 10- 15m là các bậc thềm sông thềm biển cũng bị phân cắt tạo gị đời. Trên địa hình đờng bằng đời ta cịn thấy những quả đời sót nhƣ các đời Năm Voi, đồi Nhân Lý... và phần thấp nhất của địa hình là các bề mặt trũng và đáy các thung lũng có dạng phức tạp, mấp mô liên quan chặt chẽ với sự phát triển của hệ thống sơng suối.

Phía Đơng của khu vực các bậc địa hình với độ cao 20- 30m; 15- 20m phân bố khá rộng rãi, trên bề mặt còn nhiều cuội thạch anh mài trịn khá, có lẽ là di tích của các bậc thềm biển cổ. Dấu vết của biển để lại rõ hơn ở bề mặt có độ cao 4- 6m phân bố ở phía Tây sơng Đáy cổ. Đó là các bề mặt bằng phẳng cấu tạo bởi sét bột màu xám xanh, xám đen. Ngoài ra ở đây cịn có địa hình đờng bằng với độ cao tuyệt đối 4- 8m, trên đờng bằng này cũng cịn nhiều dấu ấn của các lịng sơng cổ với các dải gờ cao ven lòng dạng kéo dài, hơi uốn cong theo các khúc uốn với độ cao từ 6- 8m nghiêng thoải về phía xa lịng sơng. Nhiều dấu vết lịng sơng cổ hiện cịn ngập nƣớc có dạng hờ móng ngựa ngồi ra nó cịn thể hiện ở chỗ dọc theo các gờ cao ven lòng các khu dân cƣ sinh sống và sản xuất.

Địa hình sƣờn núi Ba vì bị chia cắt mãnh liệt, độ dốc của sƣờn tăng nhanh từ chân (200- 300) đến đỉnh (400

- 450), nhiều nơi lộ ra các vách đá dựng đứng rất hiểm trở và khó qua lại. Sƣờn các quả đời có độ dốc từ 5- 100

, có nơi từ 10- 200

nhƣ các đời Nhân Lý, Năm Voi, Thuyền úp...

Vùng đời gị: Vùng này địa hình thấp dần từ độ cao 100m xuống khoảng 20m theo hƣớng Tây Bắc chủ yếu là đời gị xen lẫn ruộng cao, gờm 13 xã. Có diện tích tự nhiên là 14.480,15 ha chiếm 34,66% diện tích tồn huyện, có 7.510,17 ha đất nơng nghiệp, chiếm 50,6%; đất lâm nghiệp 1.956,4 ha chiếm 13% diện tích của vùng.

Vùng đờng bằng: có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, gờm 12 xã. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, từ đê sông Hồng đến tả ngạn sơng Tích. Diện tích tự nhiên của vùng là 8.032,11 ha, chiếm 18,48% diện tích tồn huyện; có 3.634,9ha đất nơng nghiệp, chiếm 45,25% diện tích tồn vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường khu vực ba vì, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)