Kết quả phân tích phẫu diện đất HT-07

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường khu vực ba vì, thành phố hà nội (Trang 55)

Kết quả phân tích cho thấy đất chua, hàm lƣợng hữu cơ và đạm tổng hợp đều cao, các chất tổng số và dễ tiêu khác thấp, dung tích hấp thu CEC cao, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình.

- Đất phù sa đƣợc bời hàng năm (Pb) phát triển ở bãi bời ngồi đê. Đất có diện tích là 3.248 ha, chiếm 10,35% diện tích đất của toàn vùng. Hàng năm thƣờng bị ngập lụt, đất có thành phần cơ giới nhẹ tƣơng đối phì nhiêu trờng đƣợc nhiều loại cây trồng lƣơng thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất đỏ, vàng trên phiến đá sét (Fs): tổng diện tích 7.635 ha (chiếm 24,5% diện tích tồn huyện), phân bổ quanh chân núi Ba Vì. Đất này thích hợp trờng chè, dứa, cây ăn quả và hoa mùa ngắn ngày. Do phần lớn diện tích đất này có độ dốc cao nên độ xói mịn lớn.

- Đất vàng nhạt trên cát kết (Fq): diện tích 38 ha, phân bố ở phía tây nam huyện Ba Vì, loại đất này trên khu vực đời gị, độ dốc từ 8-150, chủ yếu phát triển rừng trồng sản xuất.

- Đất đỏ vàng trên đá magma bazơ và trung tính (Fd): diện tích 616 ha, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Tây của Hờ Suối Hai. Đây là khu vực đời gị, thích hợp trờng các loại cây keo tai tƣợng, cây chè.

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj): diện tích 130 ha. Phân bố ở khu vực phía tây nam huyện Ba Vì, đất này phát triển trên địa hình đời, gị, thích hợp trờng các loại cây công nghiệp dài ngày.

- Đất do sản phẩm dốc tụ (D): diện tích 243 ha. Phân bố chủ yếu khu vực chân núi Ba Vì, dọc theo các khe suối, có độ dốc từ 3-80, chủ yếu trờng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu.

- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B): diện tích 2.545 ha. Loại đất này đƣợc hình thành từ mẫu chất phù sa cổ, do canh tác lâu đời bị mƣa bào mịn rửa trơi bề mặt

nên đất có thành phần cơ giới nhẹ, chua và nghèo dinh dƣỡng. Loại đất này ở địa hình cao thích hợp với cây hoa màu, ở địa hình thấp thƣờng trờng lúa.

- Đất bạc màu, glay

- Địa điểm lấy mẫu: Thôn Đồng Cao, xã Thụy An, huyện Ba Vì.

- Mẫu đất: Phù sa. - Cây trồng: Lúa 2 vụ.

0-20cm: màu nâu xám, thành phần cơ

giới thịt nhẹ, ẩm, cục nhỏ, hơi chặt có nhiều rễ lúa, chuyển lớp rõ về màu sắc.

20-35cm: màu xám trắng, cát pha, ẩm

ƣớt, cục nhỏ, xốp, có vệt kết von sắt màu vàng, chuyển lớp rõ rệt về màu sắc

35-70cm: màu xám trắng lẫn vệt vàng,

cát pha, ẩm ƣớt, cục nhỏ, xốp, glây trung bình, chuyển lớp rõ rệt về màu sắc.

70-110cm: màu xám đen, cát pha, cục

nhỏ, xốp, ẩm ƣớt, có ngập nƣớc, glây mạnh.

Hình 2.7. Phẫu diện đất tại xã Thụy An, huyện Ba Vì Bảng 2.7 : Kết quả phân tích phẫu diện đất HT-05

Kết quả phân tích cho thấy đất chua, hàm lƣợng hữu cơ, đạm tổng số nghèo ở tầng mặt trung bình và giảm mạnh ở các tầng kế tiếp, lân tổng số trung bình, kali tổng số, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu đều nghèo, dung tích hấp thu CEC rất thấp, đất có thành phần cơ giới cát pha. Nhìn trung đất chua, nghèo dinh dƣỡng.

2.1.7. Đặc điểm sinh vật.

Khu vực Ba Vì là một vùng đời, núi trung du rất điển hình của vùng Bắc Bộ nhƣng cũng lại mang những nét độc đáo riêng của khu vực. Trên một nền địa hình tƣơng đối bằng phẳng với độ cao khơng lớn lắm khối núi Ba Vì có dạng đẳng thƣớc nổi lên với 3 đỉnh có độ cao trên 1.000m. Độ cao của khối núi giảm dần ra xung quang tạo nên một số bậc địa hình đặc trƣng. Chính sự phân hóa địa hình nhƣ vậy đã tạo cho vùng có một ng̀n sinh vật khá đa dạng và dời dào. Vƣờn Quốc Gia Ba Vì đƣợc thành lập để lƣu giữ nguồn gen động thực vật quý hiếm tiêu biểu củaViệt Nam và của khu vực.

* Thảm thực vật rừng.

Theo kết quả kiểm kê năm 2010 diện tích rừng toàn huyện là 10.097,14 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 1.414.10 ha chủ yếu tập trung trong khu vực VQG Ba Vì từ độ cao 400m trở lên. Đây là diện tích rừng đƣợc quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt nên cịn bảo tờn đƣợc lớp phủ thực vật khá xanh tốt với 3 kiểu thảm thực vật:

- Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp. Kiểu rừng này có 3 tầng cây. Tầng ƣu thế sinh thái bao gồm những cây to của các lồi trong họ Dẻ (Fagaceae), Sời (Lithocarpus sp, Quercus conrneys), họ Re (Lauraceae), họ Trúc Đào (Apocynaceae), Bời Lờ Ba Vì... Đặc biệt sƣờn phía Tây từ cốt 900m lên đỉnh Tản Viên

đã phát hiện những cá thể Bách Xanh (Calocedrus macrolepis), Sến (Madhuca

pasquyeri), Thông Tre (Podocarpus neriifolius), Giổi Xanh, Trừng Vân. Tầng dƣới

tán (tầng 2) gồm các loại cây chịu bóng nhƣ: chè, Re, Đƣớc, Cỏ voi ngựa, thầu dầu...Tầng cây bụi khá dày, gờm các lồi thuộc các họ Rubiaceae, Theaceae, Thổ mật, Thầu dầu... Đặc biệt trong tầng này cịn xuất hiện các lồi Dƣơng Xỉ thân gỗ ở dƣới tán. Ngồi ra cịn thấy nhiều lồi cây thuộc họ Cau Dừa, số lồi dây leo ít, chủ yếu thuộc họ Dây Gắm, họ Nho và nhiều loài Phong Lan phụ sinh.

Ở đai rừng này đƣợc chia làm 2 kiểu phụ chính sau đây:

+ Rừng rêu. ( Rừng cảnh tiên)

Rừng rêu là một kiểu phụ thổ nhƣỡng của đai rừng á nhiệt đới ẩm. Kiểu thảm này phân bố chủ yếu ở đỉnh Vua và một ít ở đỉnh Tản Viên. Thảm rừng phát triển trên nền đất Feralit vàng nhạt á nhiệt đới điển hình, tầng đất mỏng phát triển trên đá pocphirit độ dốc lớn, có đá nổi, tầng mùn khá dầy (15-20cm), đất chua PH = 4- 4,5). Loài cây ƣu thế trong quần thụ khá rõ rệt điển hình là những loài cây thuộc họ Dẻ

(Quercus platycalyx) 13%, Dẻ gai (Castanopsis tonkinnesis) 11%, Dẻ lá đào (Lithocarpus sp) 8%, rời đến các lồi trong họ Re (Lauraceae) chiếm 12%, các loài Đỗ

quyên (Enkianthus pieris và Rhododendron) họ Ericaceae chiếm 11% và các lồi trong họ Cơm (Elaeocarpaceae) chiếm 5%.

+ Rừng thưa á nhiệt đới.

Quần thể rừng này do hoạt động chặt chọn của con ngƣời từ xa sƣa đến nay do đƣợc bảo vệ trong thời gian dài nhƣng tán rừng vẫn ở tình trạng bị phá vỡ mất hẳn tính chất liên tục vốn có của nó độ tán che 0,3-0,4, ở những khoảng tán rừng bị phá vỡ thƣờng là những đám rừng, những vạt cây trong họ phụ tre nứa (Bambusaceae) chủ

yếu là giang (Dendrocalamus). Kiểu thảm rừng này phân bố ở các sƣờn núi, dƣới các kiểu rừng ngun sinh, nơi có địa hình khá dốc 40-450, trên đát Feralit vàng nhạt trên núi trung bình, tầng đất mỏng phát triển trên đá Pocphirit, tầng mùn dầy 15-20cm, đất chua Ph = 4-4,5. Tỷ lệ cá thể những lồi cây ƣu thế cũng khơng rõ ràng, chủ yếu gờm các lồi thuộc họ sau: Trâm (Myrtaceae) chiếm 5%, Bời lời Ba Vì, Bời lời lá tròn

thuộc họ Lauraceae chiếm 5%, Sồi thuộc họ Fagaceae chiếm 4%, Phân mã (Mimosaceae) chiếm 4%...

Đây là một quần thể nguyên sinh bị tác động nhẹ nhƣng do đƣợc bảo vệ trong thời gian dài, rừng đã trải qua diễn thế hời ngun, nên đến nay hình thái và cấu trúc vẫn mang sắc thái một quần thể nguyên sinh. Kiểu thảm thực vật này phân bố chủ yếu trên các hệ thống dông mái núi.

- Rừng kín thƣờng xanh hỗn hợp cây lá rộng và lá kim á nhiệt đới núi thấp. Rừng có cấu trúc 2 tầng điển hình: Tầng trên với lồi Bách Xanh ƣu thế, xen lẫn các loài thuộc các họ Re, Dẻ, Mộc lan. Tầng dƣới có các lồi Dƣơng Xỉ thân gỗ, những chi thuộc họ Re, những loài thuộc họ Sim..., dây leo ít, nhiều cây phụ sinh trên cành, nhánh của các cây thân gỗ - đó là các lồi thuộc họ lan nhƣ Kim Thoa, Hoàng Thảo. Từ độ cao 900m trở lên ta đã thấy lác đác có những cá thể lồi cây Bách xanh

(Calocedrus macrolepis) trong nghành phụ hạt trần (Gymnospermae) xuất hiện càng

lên cao tần xuất xuất hiện ngày càng tăng, và cuối cùng Bách xanh trở thành một trong những loài ƣu thế của ƣu hợp Bách xanh+Dẻ+Re+Giổi+Mỡ. Kiểu rừng này đều phân bố ở phần đỉnh sƣờn phía tây của 3 đỉnh Ngọc Hoa, Tản Viên và Tiểu Đồng, kiểu thảm này phát triển trên loại đất Feralit vàng nhạt trên núi trung bình tầng đất mỏng, phát triển trên đá Pocphirit độ dốc >350

kiểu rừng này cũng có 2 tầng: Tầng trên là loài Bách xanh (Calocedrus macrolepis)

xen lẫn với những loài trong họ re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae). Tầng dƣới tán có những lồi dƣơng sỉ thân gỗ (Cyalthea podophylla),

những chi thuộc họ Re (Lauraceae) nhƣ: (Phoebe, Lisea, Lindera), những lồi thuộc

họ Sim (Myrtaceae) ... Dây leo ít gờm các chi Strychnos, Fissitigma và Desmos. Cây

phụ sinh thấy nhiều trên cành nhánh các thân gỗ đó là các loài trong họ phong lan

(Orchidaceae) trong đó có lồi kim hồng thảo trong chi Dendrobium.

- Rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới núi thấp: là nơi có những lồi cây thuộc các họ ƣu thế nhƣ: họ Re, họ Dẻ, họ Dâu tằm, họ Mộc lan, họ Đậu, họ Trám, họ Bờ hịn, họ Sến.

Theo số liệu điều tra thì hiện nay VQG Ba vì đã phát hiện đƣợc 450 loài thuộc 128 họ thực vật, trong số đó có 8 lồi q hiếm là Bách Xanh, Thơng Tre, Sừn Mật, Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ, Bát giác liên, Hoa tiên, Râu hùm. Cây đặc hữu ở VQG Ba Vì có 2 lồi: Cà Lờ Ba Vì và Bịi Lờ Ba Vì. Đặc biệt ở đâycịn có nhiều lồi cây thuốc quý nhƣ: Hoa tiên, Huyết đằng, Bát giác liên, Râu hùm, Hoàng đằng, củ dịm.

Ngồi diện tích rừng tự nhiên đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt ở VQG Ba Vì, diện tích rừng trờng của huyện có diện tích là 8.678,0 ha phân bố khắp các vùng gị đời nhƣng tập trung nhiều nhất ở các xã ven chân núi Ba Vì tạo nên mật cảnh quan sinh thái và môi trƣờng rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

* Thảm thực vật cây trồng.

Đối với rừng trồng, chủ yếu là các lồi cây: Keo, Thơng, Long não, Giổi, Muồng đen, Trám, Xấu, Nhội, Sến... Cây sinh trƣởng tốt chủ yếu trồng ở sƣờn và chân dẫy núi Ba Vì.

Diện tích đất trờng cây nơng nghiệp, cây ăn quả có diện tích là 4.660,81 ha (số liệu năm 2010). Khu vực đồng bằng ven sông đƣợc trồng chủ yếu là lúa và các loại hoa màu. Diện tích cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng cao trong các loại cây trồng. Hiện nay, ở khu vực đang có sự chuyển dịch cơ cấu cây trờng. Những loại cây trờng có giá trị kinh tế cao đều tăng về diện tích và sản lƣợng góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhân dân, bƣớc đầu phá dần thế độc canh cây lúa. Phong trào cải tạo vƣờn phát triển rộng rãi với nhiều cây ăn quả, cây lâu năm có giá trị kinh tế cao đƣợc ƣơm trờng và nhân rộng trong tồn khu vực.

Trong số 259 loài động vật phát hiện đƣợc ở VQG Ba Vì thì có 9 lồi thú, 3 loài chim quý hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là Sóc bay – lồi thú đặc hữu chỉ phân bố ở các khu rừng ẩm thƣờng xanh, Sơn dƣơng, Trĩ, Gà lôi trắng và công.

Ngoài các loài động vật tự nhiên sống trong VQG Ba Vì tồn huyện cịn có các đàn gia súc, gia cầm phát triển ở các nông trƣờng chăn ni gia súc nhƣ: đàn bị sữa, đàn lợn...

2.1.8. Mức độ nhân tác

Mức độ nhân tác là một trong những dấu hiệu phân loại của cấp hạng cảnh quan và đƣợc xác định theo quan hệ giữa các diện thứ sinh nhân tác trong mỗi dạng cảnh quan hoặc lấy tác động chủ yếu trong mỗi dạng cảnh quan. Bằng các hoạt động kinh tế, con ngƣời làm thay đổi mạnh mẽ lớp phủ thực vật, thổ nhƣỡng nhƣ chế độ nhiệt ẩm của các đơn vị cảnh quan. Có những tác động làm biến đổi sâu sắc nên các cảnh quan rất khó có khả năng phục hời, nhƣng lại có những tác động chỉ mang tích chất tạm thời, nên sau khi ngừng tác động, các dạng cảnh quan dần dần phục hời, thậm chí có những tác động tích cực nâng cao độ phì nhiêu bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu và phân chia các mức độ tác động khác nhau của con ngƣời cho phép tìm ra mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội để tạo tiền đề cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên.

* Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Vì.

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Ba Vì có tổng diện tích tự nhiên là 42.804,37 ha chiếm 19,53 % diện tích tự nhiên của tồn tỉnh Hà Tây cũ. Quỹ đất đai của huyện đƣợc phân bổ và sử dụng vào các mục đích sau:

+ Đất nơng nghiệp: có 16.839,39 ha (39,34% tổng diện tích) Trong đó: Đất trờng cây hàng năm 11.715,16 ha bằng 67,38% + Đất lâm nghiệp: 10.097,14 ha ( 23,58% tổng diện tích). + Các loại dất khác:

- Đất chuyên dùng 5.604,41 ha (chiếm 13,09%). - Đất ở: 1.546,3 ha (chiếm 3,61%).

- Đất chƣa sử dụng : 8717,09 ha ( chiếm 20,3%, trong đó mắt nƣớc sơng, suối chiếm khoảng 54%).

Dựa trên hiện trạng, diễn thế của thảm thực vật và đặc điểm lớp phủ thổ nhƣỡng trên lãnh thổ nghiên cứu, có thể chia mức độ nhân tác thành các mức nhƣ sau:

1. Tác động yếu (gần nhƣ nguyên trạng) (T1): Mức độ tác động này thƣờng xảy ra tại những khu vực ở xa khu dân cƣ, có địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng và tài nguyên đất. Những khu vực này ít chịu tác động của con ngƣời và thể hiện rất rõ qua trạng thái diễn thế của lớp thảm thực vật gần nguyên trạng gồm quần hợp rừng tái sinh với hiện trạng là rừng tự nhiên đặc dụng có độ che phủ rừng khá cao (trên 70%), tầng dày của đất từ 50 đến 100 cm.

2. Tác động mạnh có khả năng phục hồi (T2): Xảy ra ở những nơi địa hình ít hiểm trở, tƣơng đối thuận lợi cho việc khai thác, tập trung chủ yếu ở khu vực đời có độ dốc từ 15 đến 250

, gần dân cƣ, tạo điều kiện thuận lợi trong khai thác tài nguyên. Những tác động mạnh mẽ của ngƣời dân địa phƣơng nhƣ chặt phá rừng, đốt nƣơng làm rẫy với nhiều mục đích khác nhau đã làm thay đổi mạnh mẽ thành phần loài và cấu trúc của thảm thực vật cùng với đặc điểm của đất trong khu vực nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho thấy : diễn thế của thảm thực vật tại những nơi chịu tác động mạnh gồm các quần hợp nhƣ trảng cỏ, cây bụi tạp, trảng cỏ cây bụi thƣa, tỷ lệ che phủ rừng thấp khoảng 40%, tầng dày của đất phần lớn cịn ở mức trung bình từ 50 đến 70cm. Đây là loại hình diễn thế thứ ba, thiên về hƣớng thối hóa nếu đƣợc khoanh ni, bảo vệ thì có thể phục hời trở lại trạng thái ban đầu trong một khoảng thời gian tƣơng đối ngắn.

3. Tác động tích cực: Tập trung ở những khu vực có địa hình tƣơng đối bằng phẳng (đồng bằng, thung lũng) và những khu vực đồi núi thấp với tầng đất dày, gần khu dân cƣ. Bên cạnh những diện tích đất truyền thống (lúa, hoa màu, cây ăn quả...), có một phần diện tích đất trờng cây lâu năm. Dựa trên đặc điểm sinh thái và trạng thái diễn thế có thể chia tác động tích cực thành 3 mức độ khác nhau :

a, Tác động tích cực khơng thƣờng xuyên (T3): Tập trung chủ yếu ở những nơi địa hình dốc khơng có rừng, con ngƣời đã dùng sức lao động của mình trồng rừng, bảo vệ rừng, tạo nên thảm thực vật rừng trờng góp phần phục hời tài ngun rừng, tăng tỷ lệ che phủ và giảm diện tích đất trống đời núi trọc.

b, Tác động tích cực thƣờng xun (T4): Nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nƣớc, thuận lợi cho việc phát triển cây trồng ngắn ngày (lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày...). Bằng những tác động tích cực thƣờng xun nhƣ: làm cỏ, bón phân, khử chua, tƣới tiêu... trong suốt thời gian sinh trƣởng và phát triển nhằm mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường khu vực ba vì, thành phố hà nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)