Mức độ nhân tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường khu vực ba vì, thành phố hà nội (Trang 62 - 64)

Chƣơng 2 : ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan

2.1.8. Mức độ nhân tác

Mức độ nhân tác là một trong những dấu hiệu phân loại của cấp hạng cảnh quan và đƣợc xác định theo quan hệ giữa các diện thứ sinh nhân tác trong mỗi dạng cảnh quan hoặc lấy tác động chủ yếu trong mỗi dạng cảnh quan. Bằng các hoạt động kinh tế, con ngƣời làm thay đổi mạnh mẽ lớp phủ thực vật, thổ nhƣỡng nhƣ chế độ nhiệt ẩm của các đơn vị cảnh quan. Có những tác động làm biến đổi sâu sắc nên các cảnh quan rất khó có khả năng phục hời, nhƣng lại có những tác động chỉ mang tích chất tạm thời, nên sau khi ngừng tác động, các dạng cảnh quan dần dần phục hời, thậm chí có những tác động tích cực nâng cao độ phì nhiêu bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu và phân chia các mức độ tác động khác nhau của con ngƣời cho phép tìm ra mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội để tạo tiền đề cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên.

* Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Vì.

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Ba Vì có tổng diện tích tự nhiên là 42.804,37 ha chiếm 19,53 % diện tích tự nhiên của tồn tỉnh Hà Tây cũ. Quỹ đất đai của huyện đƣợc phân bổ và sử dụng vào các mục đích sau:

+ Đất nơng nghiệp: có 16.839,39 ha (39,34% tổng diện tích) Trong đó: Đất trờng cây hàng năm 11.715,16 ha bằng 67,38% + Đất lâm nghiệp: 10.097,14 ha ( 23,58% tổng diện tích). + Các loại dất khác:

- Đất chuyên dùng 5.604,41 ha (chiếm 13,09%). - Đất ở: 1.546,3 ha (chiếm 3,61%).

- Đất chƣa sử dụng : 8717,09 ha ( chiếm 20,3%, trong đó mắt nƣớc sơng, suối chiếm khoảng 54%).

Dựa trên hiện trạng, diễn thế của thảm thực vật và đặc điểm lớp phủ thổ nhƣỡng trên lãnh thổ nghiên cứu, có thể chia mức độ nhân tác thành các mức nhƣ sau:

1. Tác động yếu (gần nhƣ nguyên trạng) (T1): Mức độ tác động này thƣờng xảy ra tại những khu vực ở xa khu dân cƣ, có địa hình hiểm trở, khơng thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng và tài nguyên đất. Những khu vực này ít chịu tác động của con ngƣời và thể hiện rất rõ qua trạng thái diễn thế của lớp thảm thực vật gần nguyên trạng gồm quần hợp rừng tái sinh với hiện trạng là rừng tự nhiên đặc dụng có độ che phủ rừng khá cao (trên 70%), tầng dày của đất từ 50 đến 100 cm.

2. Tác động mạnh có khả năng phục hồi (T2): Xảy ra ở những nơi địa hình ít hiểm trở, tƣơng đối thuận lợi cho việc khai thác, tập trung chủ yếu ở khu vực đời có độ dốc từ 15 đến 250

, gần dân cƣ, tạo điều kiện thuận lợi trong khai thác tài nguyên. Những tác động mạnh mẽ của ngƣời dân địa phƣơng nhƣ chặt phá rừng, đốt nƣơng làm rẫy với nhiều mục đích khác nhau đã làm thay đổi mạnh mẽ thành phần loài và cấu trúc của thảm thực vật cùng với đặc điểm của đất trong khu vực nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho thấy : diễn thế của thảm thực vật tại những nơi chịu tác động mạnh gồm các quần hợp nhƣ trảng cỏ, cây bụi tạp, trảng cỏ cây bụi thƣa, tỷ lệ che phủ rừng thấp khoảng 40%, tầng dày của đất phần lớn cịn ở mức trung bình từ 50 đến 70cm. Đây là loại hình diễn thế thứ ba, thiên về hƣớng thối hóa nếu đƣợc khoanh ni, bảo vệ thì có thể phục hồi trở lại trạng thái ban đầu trong một khoảng thời gian tƣơng đối ngắn.

3. Tác động tích cực: Tập trung ở những khu vực có địa hình tƣơng đối bằng phẳng (đờng bằng, thung lũng) và những khu vực đồi núi thấp với tầng đất dày, gần khu dân cƣ. Bên cạnh những diện tích đất truyền thống (lúa, hoa màu, cây ăn quả...), có một phần diện tích đất trờng cây lâu năm. Dựa trên đặc điểm sinh thái và trạng thái diễn thế có thể chia tác động tích cực thành 3 mức độ khác nhau :

a, Tác động tích cực khơng thƣờng xuyên (T3): Tập trung chủ yếu ở những nơi địa hình dốc khơng có rừng, con ngƣời đã dùng sức lao động của mình trờng rừng, bảo vệ rừng, tạo nên thảm thực vật rừng trờng góp phần phục hồi tài nguyên rừng, tăng tỷ lệ che phủ và giảm diện tích đất trống đời núi trọc.

b, Tác động tích cực thƣờng xun (T4): Nơi có địa hình bằng phẳng, gần ng̀n nƣớc, thuận lợi cho việc phát triển cây trồng ngắn ngày (lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày...). Bằng những tác động tích cực thƣờng xun nhƣ: làm cỏ, bón phân, khử chua, tƣới tiêu... trong suốt thời gian sinh trƣởng và phát triển nhằm mang lại năng suất và hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.

c, Tác động tích cực theo mùa vụ (T5): Tập trung ở những khu vực địa hình thoải, gần dân cƣ, giao thông thuận tiện, khả năng cấp nƣớc và thoát nƣớc tốt. Thảm thực vật chủ yếu là quần hợp cây trồng dài ngày nhƣ : cây ăn quả, cây công nghiệp, cây ăn quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường khu vực ba vì, thành phố hà nội (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)