Đặc đểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường khu vực ba vì, thành phố hà nội (Trang 64 - 68)

Chƣơng 2 : ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan

2.1.9. Đặc đểm kinh tế-xã hội

Ba Vì là huyện nằm phía Tây Bắc tỉnh Hà Tây với 31 xã và một thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 42.804,37 ha dân số gần 25 triệu ngƣời. Trong những năm qua kinh tế của huyện đã có những bƣớc phát triển khá, đời sống của nhân dân đã đƣợc nâng lên, cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, thủy lợi, trƣờng học, bệnh xá...đã đƣợc huyện quan tâm đầu tƣ xây dựng và phát triển.

* Dân số, lao động và việc làm.

a. Dân số.

Dân số tồn huyện Ba Vì là 245.979 ngƣời với 53.907 hộ. Trong đó nhân khẩu làm nơng nghiệp chiếm 92%, cịn nhân khẩu phi nơng nghiệp chỉ chiếm 8%. Mật độ dân số trung bình là 572 ngƣời/km2

phân bố không đồng đều giữa các xã trong huyện. Xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Ba Vì 69 ngƣời/km2

và cao nhất là xã Tản Hờng 1.331 ngƣời/km2

, riêng thị trấn Tây Đằng có mật độ là 1.019 ngƣời/km2 .

Do phong trào thực hiện kế hoạch hóa gia đình đƣợc UBND huyện và các xã chỉ đạo tốt nên đã đƣợc triển khai tích cực, rộng khắp trong tồn huyện và đạt đƣợc kết quả tốt. Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm. Tỷ lệ sinh hàng năm giảm dần từ 0.5% đến 0,7%. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm ở mức 1,1 đến 1,2%.

b. Lao động và việc làm.

Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động tồn huyện Ba Vì 118.596 ngƣời, còn số ngƣời mất khả năng lao động là 1.186 ngƣời. Ngoài ra số ngƣời ngoài độ tuổi lao động nhƣng thực tế vẫn có tham gia vào sản xuất là 15.773 ngƣời. Nhìn chung sự phân bổ lao động tham gia vào các lĩnh vực kinh tế trong huyện chƣa thực sự hợp lý. Số lao động làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp là chủ yếu chiếm 89% số lao động của cả huyện, còn lại là số lao động tham gia vào các ngành sản xuất khác. Đặc biệt trong sản suất nơng nghiệp do tính chất thời vụ đã tạo nên tình trạng thiếu việc làm lúc nông nhàn, năng suất lao động thấp.

Theo số liệu điều tra hàng năm hiện tại huyện có khoảng 2% lao động thƣờng xun khơng có việc làm và khoảng 30% lao động nông nghiệp nhàn rỗi. Những năm

gần đây sức ép về việc làm đối với lao động khá lớn nhƣng cũng chỉ giải quyết thêm việc làm cho lao động khoảng 3.000 đến 4.000 ngƣời bằng các nguồn vốn cho vay và hộp đờng ngắn hạn, mở rộng các loại hình kinh doanh. Tình trạng khơng có, hoặc thiếu việc làm đối với thanh niên, học sinh mới ra trƣờng cũng nhƣ lực lƣợng nông nhàn vẫn là vấn đề bức súc cần giải quyết. Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, vật nuôi đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch là vấn đề quan trọng để giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Đồng thời, để đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế của huyện thì việc đào tạo nâng cao chất lƣợng, trình độ lao động là vấn đề cần đƣợc quan tâm để đáp ứng cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa trong tƣơng lai.

* Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Mạng lƣới giao thông của khu vực tƣơng đối hồn thiện bao gờm 16km đƣờng quốc lộ 32 nối liền thủ đơ với các tỉnh phía Tây Bắc. Hệ thống các tuyến đƣờng tỉnh lộ, đƣờng liên huyện, liên xã đan xen rộng khắp khá thuận lợi. Tuy nhiên chất lƣợng đƣờng còn chƣa tốt do đƣờng cịn hẹp và mới có 10% đƣờng đƣợc dải nhựa, một số nơi vẫn cịn tình trạng lấn chiếm lịng lề đƣờng để mở các dịch vụ buôn bán hoặc xây dựng nhỏ. Ngồi ra sơng Hờng, sông Đà cũng là tuyến giao thơng đƣờng thủy vận chuyển hàng hóa, giao lƣu với các vùng xung quanh rất tiện lợi.

Nhìn chung, mạng lƣới giao thơng và các phƣơng tiện vận chuyển của khu vực đã đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên để thực hiện đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì giao thơng của khu vực cần có những dự án đầu tƣ, nâng cấp, cải tạo, mở rộng và làm mới các tuyến đƣờng nhằm nâng cao hiệu quả, giảm cƣớc phí tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa và giao lƣu bn bán, đi lại của nhân dân giữa các vùng.

- Thủy lợi: Qua nhiều năm đầu tư xây dựng cho đến nay huyện đã có một hệ thống kênh mương hồ, đập tương đối hoàn chỉnh tưới tiêu chủ động cho phần lớn đất canh tác nhất là các vùng trọng điểm lúa nước của huyện. Hàng năm tưới chủ động cho 6.500 ha, tiêu chủ động cho 3.5000 ha. Hiện có 5.142 km kênh mương chính gồm:

+ 52,8 km kênh mƣơng cấp I + 51,4 km kênh mƣơng cấp II + 400 km kênh mƣơng cấp III

Có 72 trạm bơm, trong đó có 7 trạm bơm tiêu, 65 rạm bơm tƣới. Huyện Ba Vì có 35,20 km đê Đại Hà, trên sơng Hờng có 26,60 km, sơng Đà có 9,6 km đƣợc tu bổ hàng năm để bảo vệ và phịng chống lụt bão.

- Thơng tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc cũng đƣợc huyện đầu tƣ nên hiện nay cũng đã tƣơng đối hoàn chỉnh. Hệ thống bƣu chính viễn thơng của huyện đang phát triển với tốc độ mạnh. Tính đến nay tồn huyện đã có 8 bƣu cục, 27 trạm bƣu điện văn hóa xã. Bình qn có 1,7 máy điện thoại/ 100 dân

- Điện: tồn huyện có gần 300 trạm biến thế, 216 máy với tổng công suất là 45 triệu kw với 250km đƣờng dây cao thế, 10 lƣới điện đã đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh từ huyện đến các hộ gia đình bằng ng̀n vốn tự có, sự hỗ trợ của nhà nƣớc và đóng góp của nhân dân. Tuy nhiên hiện nay số trạm biến thế và đƣờng dây sử dụng đã lâu năm đang bị xuống cấp cần phải đƣợc đầu tƣ, cải tạo, nâng cấp trong những năm tới. Mặt khác do nhu cầu sử dụng điện của nhân dân ngày càng tăng các đƣờng dây tải điện cũng cần phải thay mới hoặc cải tạo nâng cấp mới đủ điều kiện truyền tải điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.

- Hệ thống cung cấp nƣớc sạch: Việc cung cấp nƣớc sạch cho nhân dân là hết sức cần thiết và quan trọng. Nhƣng điều kiện kinh phí có hạn nên hiện nay mới chỉ có một hệ thống cấp nƣớc nhỏ ở khu vực phố Vặt của xã Vật Lai và huyện dự kiến xây dựng mới một nhà máy cung cấp nƣớc sạch ở thị trấn Tây Đằng. Trong những năm tới cần khai thác nhiều giếng khoan sâu 50 đến 100 m và xây dựng hệ thống đƣờng ống dẫn nƣớc phục vụ cho các cụm dân cƣ.

- Văn hóa giáo dục: Do đời sống nhân dân trong huyện trong những năm gần đây đƣợc cải thiện, ngành giáo dục - đào tạo cũng đã đƣợc quan tâm đúng mức và có những bƣớc phát triển và đạt nhiều thành tích tốt. Hiện nay tồn huyện có 34 trƣờng mầm non, 36 trƣờng tiểu học, 34 trƣờng trung học cơ sở, 5 trƣờng trung học phổ thông, một trƣờng dân tộc nội trú. Toàn huyện đã đạt phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ.

- Về y tế: Hệ thống cơ sở y tế đã phát triển hầu hết ở các xã, thị trấn đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của nhân dân về phòng bệnh, khám và chữa bệnh. Tất cả 32 xã, thị trấn đều có y, bác sỹ phục vụ chăm lo sức khỏe cho nhân dân, các trang thiết bị ở cơ sở ngày càng đƣợc quan tâm đầu tƣ và nâng cấp. Bệnh viện trung tâm đã có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, cơ sở vật chất đang từng bƣớc đƣợc nâng cấp, hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân dân. Song vấn đề chất thải

của bệnh viện cho đến nay chƣa đƣợc xử lý. Đây là vấn đề nổi cộm của ngành y tế huyện Ba Vì.

* Cơ cấu các ngành kinh tế.

- Ngành nông lâm nghiệp: Đây là ngành ln giữ vị trí quan trọng trong kinh tế của huyện. Hiện nay do thực hiện chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỷ trọng của ngành nay đã giảm đi nhƣng nó vẫn là ng̀n sống cơ bản của đại bộ phận dân cƣ. Vào những năm gần đây ngành nông nghiệp phát triển tƣơng đối ổn định. Đặc biệt những ứng dụng tiến bộ về khoa học kỹ thuật luôn đƣợc chọn lọc và đƣa vào phục vụ sản xuất cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trờng vật ni theo hƣớng tích cực nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình qn của nhóm ngành này đạt 8,1% năm, tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 1.289,3 tỷ đồng. Năng suất lúa tăng lên 60 tạ/ha/vụ năm 2010, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời tăng lên 419 kg/ngƣời/năm.

Trong những năm gần đây công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng chặt chẽ, nhất là khu vực VQG Ba Vì, khu K9. Cơng tác trờng rừng mới, phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng rừng bằng các loại cây kinh tế cao nhƣ tre măng, cây ăn quả và một số loại cây đặc sản khác. Rừng ở Ba Vì chủ yếu để bảo vệ mơi trƣờng sinh thái và một phần kết hợp với rừng kinh tế để phủ xanh đất trống và đồi núi trọc.

- Ngành công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp; Đây là ngành có tổng sản phẩm thấp và mới đƣợc chú trọng phát triển thời gian gần đây. Tốc độ tăng trƣởng bình qn 5 năm là 20,60%. Trong đó chế biến nơng sản chiếm tỷ trọng cao nhất 46 -50% tồn ngành, sau đó là sản xuất gạch ngói và vật liệu xây dựng.

Trong tƣơng lai đây là ngành có ƣu thế mạnh, vấn đề đặt ra cho quy hoạch sử đất là phải dành một quỹ đất cho phát triển các khu công nghiệp tập trung, xây dựng các điểm, các cụm công nghiệp với sự phát triển kinh tế của huyện.

- Ngành thƣơng mại, dịch vụ và du lịch: Doanh thu của ngành này đạt 809,8 tỷ năm 2010, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 25,2%. Các ngành dịch vụ, thƣơng mại phát triển cả về số lƣợng, loại hình và mặt hàng kinh doanh đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống nhân dân địa phƣơng.

Huyện đƣợc thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tiềm năng du lịch rất lớn. Trong những năm tới cần có sự quan tâm đầu tƣ nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành trong việc xây dựng các cơng trình phục vụ du lịch nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch hiện có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường khu vực ba vì, thành phố hà nội (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)