ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mua sắm xanh một số quốc gia trên thế giới vào thực tiễn việt nam (Trang 43 - 46)

1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế về mua sắm xanh một số quốc gia trên thế giới

- Tình hình nhận thức và áp dụng mua sắm công xanh tại Việt Nam bao gồm:

+ Rà sốt chính sách có liên quan đến hoạt động mua sắm xanh

+ Đánh giá sơ bộ tình hình nhận thức và thực hiện mua sắm xanh trong lĩnh vực công hiện nay.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn được thực hiện thông qua rà sốt, phân tích các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến mua sắm xanh. Trong đó, phân tích chi tiết các quy định, chính sách, pháp luật có liên quan của quốc gia liên quan đến ngân sách nhà nước, chi tiêu công, quy định mua sắm công.

- Phương pháp điều tra, khảo sát:

+ Thiết kế phiếu hỏi gồm phiếu hỏi “Đánh giá mức độ s n sàng thực hiện mua sắm công xanh tại Việt Nam” cho các cơ quan quản lý nhà nước và phiếu hỏi “Đánh giá mức độ s n sàng thực hiện mua sắm xanh tại Việt Nam” cho các doanh nghiệp.

+ Tham vấn cơ quan Trung Ương gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Cơng thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây là bước quan trọng để tìm hiểu về khung pháp lý mua sắm công ở Việt Nam.

+ Gửi phiếu hỏi đến 63 Sở Tài nguyên và Môi trường trực thuộc các t nh, thành phố trực thuộc Trung ương với mục tiêu đánh giá mức độ s n sàng thực hiện mua sắm công bền vững tại Việt Nam tập trung vào các nội dung sau (chi tiết xem phụ lục kèm theo):

* Nội dung về nhận thức của các cán bộ thuộc các cơ quan này tập trung vào đánh giá phân tích hiểu biết về khái niệm mua sắm cơng xanh, sản phẩm thân thiện môi trường, các thông tin tập huấn, học tập về mua sắm xanh khác. Trong đó đưa ra khái niệm cơ bản như:

Mua sắm công xanh ở đây được hiểu là một quá trình mà cơ quan nhà nước tìm kiếm, lựa chọn mua sắm các sản phẩm, dịch vụ cơng có ít tác động đến mơi trường hơn trong suốt vịng đời sản phẩm so với những sản phẩm, dịch vụ cơng có mục đích tương tự.

Sản phẩm thân thiện môi trường ở đây được hiểu là sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí về mơi trường từ giai đoạn sản xuất cho tới giai đoạn đưa vào tiêu dùng, sử dụng và giai đoạn thải bỏ sau khi sử dụng

* Nội dung về sự quan tâm của các cơ quan đối với các tiêu chí mơi trường trong quá trình mua sắm như:

Tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường.

An tồn mơi trường và sức khỏe con người trong q trình sử dụng

Ít tác động đến mơi trường (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái tạo/tiết kiệm năng lượng, độ bền/tuổi thọ cao, ít chi phí bảo trì,…)

Các sản phẩm đã được cơng nhận nhãn xanh Việt Nam/dán nhãn tiết kiệm năng lượng

* Nội dung về mức độ quan tâm của các cơ quan đối với cơ sở pháp lý liên quan đến mua sắm cơng xanh trong đó tập trung vào một số sáng kiến trong cải tiến quy trình mua sắm công như:

Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/11/2007 ban hành quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung.

Quyết định số 68/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/12/2011 ban hành danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm đối với cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

* Nội dung về mức độ ủng hộ của các cơ quan về cơ sở pháp lý liên quan đến mua sắm công xanh trong đó tập trung vào một số chính sách mua sắm công xanh nên được ban hành hiện nay và nên ban hành ở cấp độ nào để đạt được hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện.

+ Gửi phiếu hỏi 100 doanh nghiệp để đánh giá nhận thức và tình hình triển khai một số hoạt động liên quan đến mua sắm công xanh nhằm xác định cơ hội và thách thức trong việc tích hợp tiêu chí bền vững vào quy trình mua sắm (chi tiết xem phụ lục kèm theo)

- Phương pháp phân tích: tổng hợp phân tích trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu tại bàn và số liệu điều tra thu thập phân tích sơ bộ về nhận thức và tình hình áp dụng mua sắm cơng xanh tại các cơ quan Nhà nước. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị để thúc đẩy thị trường tiêu thụ và sản xuất các sản phẩm công xanh tại Việt Nam;

- Phương pháp SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức): Sử dụng phương pháp này nhằm mục tiêu tìm hiểu với hiện trạng về nhận thức và tình hình thực hiện mua sắm xanh hiện nay của Việt Nam và Thế giới để thấy được trong giai đoạn này Việt Nam đưa ra kế hoạch để từng bước thực hiện mua sắm xanh cho mục tiêu lâu dài thì có những điểm mạnh để phát huy, điểm yếu, các cơ hội, thách thức để có những mục tiêu cụ thể và thiết thực.

- Phương pháp chuyên gia: tham vấn chuyên gia trong lĩnh vực mua sắm và cả chuyên gia trong lĩnh vực môi trường nhằm nghiên cứu sâu về cơ sở lý luận mua sắm xanh và đánh giá tổng quan về hiện trạng áp dụng công cụ này trong thực tiễn.

- Phương pháp tổng kết thực tiễn:

- Phương pháp kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu thực hiện trước đây có liên quan, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về mua sắm xanh;

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Đánh giá hiện trạng áp dụng mua sắm xanh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mua sắm xanh một số quốc gia trên thế giới vào thực tiễn việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)