Hình ảnh nhãn xanh Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mua sắm xanh một số quốc gia trên thế giới vào thực tiễn việt nam (Trang 66 - 69)

Ngồi ra, nhằm cung cấp thơng tin, tài liệu về nhãn sinh thái, các vấn đề liên quan tại Việt Nam và trên thế giới cũng như nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sử dụng các sản phẩm có gắn nhãn sinh thái tại Việt Nam, một nhóm tình nguyện đã xây dựng một trang web về nhãn sinh thái: www.nhansinhthai.com.

Như vậy, chương trình Nhãn xanh Việt Nam đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 3 năm 2009 nhằm mục tiêu liên tục cải thiện và duy trì chất lượng mơi trường sống thơng qua giảm thiểu sử dụng và tiêu dùng năng lượng, vật liệu cũng như các loại chất thải sinh ra do quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống và cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, một số khó khăn nảy sinh trong q trình ban hành cơ chế chính sách và triển khai thực hiện Chương trình như sau:

- Mặc dù đã có cơ chế chính sách về nhãn sinh thái tuy nhiên hiện tại, chưa có một văn bản, chính sách nào đưa ra một định nghĩa chính thức về nhãn sinh thái. Ngoài ra, việc áp dụng nhãn sinh thái hiện ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn khuyến khích chứ chưa có quy định bắt buộc.

- Mặt khác, vấn đề tuyên truyền sâu rộng và nâng cao nhận thức đến các cơ quan quản lý, đến các doanh nghiệp và người dân cịn chưa được quan tâm đúng mức vì vậy gặp khó khăn khi thay đổi cách nhìn về sản xuất sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp và thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân để hướng tới sử dụng các sản phẩm dán nhãn sinh thái.

- Bên cạnh đó, triển khai chương trình Nhãn sinh thái ở Việt Nam thực sự cũng gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung, chúng ta thấy sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam có chất lượng thấp, nó phản ánh các doanh nghiệp của chúng ta có năng lực tương đối yếu so với thế giới. Đó cũng là một cản trở cho chương trình nhãn sinh thái. Ở nước ta hiện nay, t lệ chi cho môi trường trong các sản phẩm rất thấp. Các doanh nghiệp phải đạt được các yêu cầu bảo vệ mơi trường thì mới được gắn nhãn, nghĩa là phải bỏ ra một khoản tiền để đầu tư vào tới mức 20 tổng chi phí sản phẩm dành cho hàng hóa. Đó chính là khó khăn về mặt tài chính.

1 2 2 R i h n v nh h nh ấ nh n iế i năng ợng

Như phần trên đã đề cập, ngày 16 tháng 11 năm 2006, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Cơng Thương) đã có Thơng tư số 08/2006/TT-BCN hướng dẫn trình tự, thủ tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Nội dung Thơng tư nhằm hướng dẫn trình tự thủ

tục đăng ký, đánh giá, cấp giấy chứng nhận và dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng được lựa chọn hàng năm và là một nội dung quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm tiêu thụ năng lượng trong Danh mục các sản phẩm sử dụng năng lượng được lựa chọn có quyền đề nghị Bộ Cơng nghiệp đánh giá và cấp Giấy chứng nhận tiết kiệm năng lượng cho sản phẩm của mình nếu đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Công nghiệp quy định và tiến hành dán nhãn theo quy định . Theo quy định tại Thơng tư, có quy định 02 loại nhãn dành cho các sản phẩm tiết kiệm năng lượng khác nhau đó là Nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng và nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng trong đó:

Nh n năng ợng x nhận: là nhãn thể hiện hình biểu tượng Tiết kiệm năng

lượng (hay cịn gọi là Ngơi sao năng lượng Việt) được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao (HEPS) do Bộ Công Thương quy định theo từng thời kỳ.

Nh n năng ợng nh: là nhãn được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu

thơng trên thị trường có mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với năm cấp hiệu suất năng lượng (từ một sao đến năm sao), nhãn năm sao là nhãn có hiệu suất tốt nhất nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị này so với các phương tiện, thiết bị cùng loại khác trên thị trường, giúp người tiêu dùng lựa chọn được phương tiện, thiết bị có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn.

Tháng 7-2011, Bộ Công thương đã công bố Quyết định 2433/QĐ-BCT về việc dán nhãn năng lượng cho 4 sản phẩm: máy giặt, máy điều hịa khơng khí, tủ lạnh và nồi cơm điện. Đây là các sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm được ưu tiên dán nhãn đạt TCVN 7829:2007, TCVN 7830:2007, TCVN 8252:2009. Riêng sản phẩm máy giặt gia dụng phải có mức hiệu suất tối thiểu đạt TCVN 8526:2010.

kiệm năng lượng cho các sản phẩm: Bóng đèn huỳnh quang T8 balat điện từ, chóa đèn chiếu sáng đường phố. Số lượng sản phẩm được dán nhãn cung cấp cho thị trường tính đến giữa năm 2009 là trên 5 triệu bóng đèn huỳnh quang T8 và 2 triệu balat điện từ tiết kiệm năng lượng. Mới đây, có thêm 3 doanh nghiệp tham gia dán nhãn tiết kiệm năng lượng cho 99 sản phẩm quạt điện.

Ngày 12/9/2011, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 51/2011/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dãn nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện. Đây là văn bản quan trọng cho việc dán nhãn năng lượng nhằm cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng... giúp người tiêu dùng đánh giá thiết bị nào tiết kiệm năng lượng. Theo đó, có 4 nhóm phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu gồm: nhóm thiết bị gia dụng, nhóm thiết bị văn phịng và thương mại, nhóm thiết bị cơng nghiệp, nhóm phương tiện giao thơng vận tải. Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị cơng nghiệp, việc dãn nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến hết ngày 31/12/2012. Từ ngày 1/1/2013 sẽ thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc. Đối với nhóm thiết bị văn phịng và thương mại, Khuyến khích thực hiện việc dãn nhãn năng lượng tự nguyện. Riêng đối với tủ giữ lạnh thương mại, sẽ thực hiện dãn nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc từ ngày 1/1/2014 Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải, việc dãn nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến hết ngày 31/12/2014. Từ ngày 1/1/2015 sẽ thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc. Để thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các cơ sở sản xuất chuyển đổi, cải tiến sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mua sắm xanh một số quốc gia trên thế giới vào thực tiễn việt nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)