Mức độ khó khăn khi áp dụng mua sắm tài sản hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mua sắm xanh một số quốc gia trên thế giới vào thực tiễn việt nam (Trang 79 - 80)

theo phương thức tập trung

Đa số các cơ quan được hỏi đều cho rằng mặt thuận lợi khi áp dụng mua sắm tập trung đạt được mục tiêu thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, sản xuất được đồng bộ, hiện đại, dễ quản lý, thực hiện công khai, minh bạch trong mua sắm sản phẩm từ ngân sách được giao hàng năm.

Bên cạnh đó một số khó khăn được đề cập đến như kế hoạch mua sắm, thời gian mua sắm kéo dài, số lượng các sản phẩm lớn nên việc trình thủ tục mua sắm hàng hóa lên cơ quan cấp trên khó khăn, một số sản phẩm hàng hóa đặc thù, có thể phát sinh trong q trình sử dụng sẽ khó khăn hơn khi mua sắm tập trung.

Tuy nhiên sau khi đã thực hiện mua sắm tập trung thì các cơ quan cho thấy gặp nhiều khó khăn hơn.

b) Tình hình triển khai áp dụng mua sắm sản phẩm hàng hóa theo Quyết định 68/2011/QĐ- TTg.

Ngày 12/12/2011 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 68/2011/QĐ- TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm đối với cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước. Đây thực sự là quy định quan trọng và là cơ sở pháp lý cụ thể để triển khai mua sắm công xanh về vấn đề tiết kiệm năng lượng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả tiến hành tìm hiểu việc triển khai Quyết định này trong thực tế tại các cơ quan Nhà nước thu được một số kết quả như sau:

Đối với các cơ quan Nhà nước thì việc triển khai, áp dụng mua sắm các sản phẩm theo Quyết định này có 63 cơ quan đã triển khai áp dụng và 33 cơ quan chưa triển khai áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mua sắm xanh một số quốc gia trên thế giới vào thực tiễn việt nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)