Hình ảnh Nhãn năng lượng so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mua sắm xanh một số quốc gia trên thế giới vào thực tiễn việt nam (Trang 70 - 72)

Nói tóm lại: Ở Việt Nam, hoạt động mua sắm trong khu vực công là một trong những nhiệm vụ quan trọng và chiếm một phần lớn trong tổng chi ngân sách của Nhà nước. Mua sắm công thường chiếm tới 20 chi tiêu của Chính phủ. Trong những năm qua, hệ thống pháp luật quản lý hoạt động mua sắm công đã khơng ngừng hồn thiện như Luật Ngân sách, Luật đấu thầu, Quyết định số 170/2006/QĐ- TTg về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước..., đã giúp việc kiểm soát mua sắm công được chặt chẽ hơn.

Trong quy trình mua sắm cơng, một số sáng kiến nhằm cải thiện quy trình này đang thực hiện ở các cơ quan chính phủ như Quyết định 179/2007/QĐ-TTg về ban hành quy chế tổ chức mua sắm tài sản hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung Quyết định số 68/QĐ- TTg về việc Ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm đối với cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

Việt Nam đã và đang triển khai một số hoạt động tích cực liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững như Chương trình tiết kiệm năng lượng, Chương trình

dán nhãn sinh thái và cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000)… Đặc biệt, ngày 25 tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn 2050. Đây này sẽ là cơ sở quan trọng để hình thành một nền kinh tế xanh, thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh. Đồng thời cũng là văn bản định hướng đầu tiên có đề cập cụ thể đến lộ trình thực hiện mua sắm xanh ở Việt Nam.

Tất cả văn bản trên và một số hoạt động đã được triển khai có thể được xem là những cơ hội cho bước chuẩn bị ban đầu để triển khai và áp dụng mua sắm xanh ở Việt Nam.

2. Đánh giá hiện trạng về nhận thức và áp dụng mua sắm xanh trong

khu vực công

2.1 Thực trạng nhận thức và cung cấp thông tin về mua sắm công anh ở các cơ quan Nhà nước

a) Nhận thức về khái niệm mua sắm công xanh

Khái niệm mua sắm công xanh được hiểu là một quá trình mà các cơ quan nhà nước tìm kiếm, lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ cơng có ít tác động đến môi trường hơn trong suốt vòng đời sản phẩm so với những sản phẩm có mục đích tương tự. Qua kết quả tham vấn, khảo sát và thu thập thông tin của 63 sở Tài nguyên và Môi trường trên cả nước đã nhận được thông tin của 52 đơn vị. Qua đó có thể đánh giá sơ bộ về nhận thức và tình hình áp dụng mua sắm công xanh ở các cơ quan Nhà nước. Cụ thể, kết quả phân tích số liệu như sau:

b) Thông tin/tập huấn về mua sắm công xanh

Dựa trên các kết quả điều tra và phân tích số liệu cho thấy có tới 88 cơ quan Nhà nước chưa được cung cấp thông tin/tập huấn về những nội dung liên quan đến mua sắm cơng xanh và có 12 cơ quan đã được cung cấp thông tin/tập huấn về nội dung liên quan đến mua sắm công xanh (hình 8). Vì vậy để khuyến khích việc mua sắm công xanh hoặc thay đổi nhận thức về phương thức mua sắm trước đây của các cơ quan rất cần phải nâng cao nhận thức về các nội dung này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mua sắm xanh một số quốc gia trên thế giới vào thực tiễn việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)