Sự gia tăng chứng nhận nhãn sinh thái tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mua sắm xanh một số quốc gia trên thế giới vào thực tiễn việt nam (Trang 35)

sinh thái tại Hàn Quốc

Hình 3. Quy mơ sản xuất xanh tại Hàn Quốc

cận này có thể giúp Chính phủ thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững thông qua mua sắm các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường.

Phần này sẽ tóm lược những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc và một số nước ở Đông Nam Á trong việc thúc đẩy mua sắm xanh.

6.1. Trung Quốc

Là một quốc gia đang phát triển có diện tích lớn nhất với một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng gia tăng và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Mặc dù Trung Quốc chưa có một đạo luật nào về mua sắm xanh, nhưng Chính phủ nước này đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của mua sắm xanh trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. Đặc biệt, mua sắm công “xanh” đang dần được hình thành như là một trong số các cơng cụ chính sách nhằm cải thiện chất lượng môi trường ở quốc gia này.

Từ năm 2002, một loạt chính sách liên quan đến thúc đẩy mua sắm công “xanh” đã được ban hành và triển khai. Chính sách mua sắm xanh đầu tiên cùa Trung Quốc là Luật thúc đẩy sản xuất sạch năm 2002. Điều 16 của Luật đã quy định chính quyền các cấp phải ưu tiên hàng đầu cho việc mua sắm các sản phẩm tiết kiệm nước, năng lượng và các sản phẩm được tái chế từ chất thải góp phần bảo vệ mơi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, điều này cũng quy định chính quyền các cấp phải khuyến khích cộng đồng mua và sử dụng sản phẩm tiết kiệm nước và năng lượng thông qua giáo dục hoặc các biện pháp khác(Order of the President No.68, 2003).

Văn bản quan trọng thứ hai trong việc thúc đẩy mua sắm xanh là Luật mua sắm chính phủ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2003. Điều 9 của Luật đã quy định mua sắm chính phủ phải gắn với bảo vệ môi trường và thực hiện để thúc đẩy mơ hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, Luật này vẫn thiếu các điều khoản chi tiết cho công tác bảo vệ môi trường (NEP, 2003).

sắm công “xanh” như Kế hoạch bảo vệ môi trường quốc gia 5 năm lần thứ 11, Luật thúc đẩy nền kinh tế quay vòng (the Circular Economy Promotion Law), Luật tiết kiệm năng lượng.

Kế hoạch bảo vệ môi trường quốc gia 5 năm lần thứ 11 quy định về việc thúc đẩy dán nhãn và chứng nhận môi trường, hỗ trợ cho tiêu dùng xanh, “văn phòng xanh” và mua sắm “xanh”( NEP, (2008). Điều 1 chương 1 của Luật thúc đẩy nền kinh tế quay vịng u cầu chính quyền từ cấp t nh trở lên phải thiết lập hệ thống mục tiêu-trách nhiệm (goal-responsibility system) và thực hiện các biện pháp về quy hoạch, tài chính, đầu tư và mua sắm chính phủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế quay vòng (Standing Committee of the National People's Congress, 2008).

Cùng với các chính sách quan trọng trên, Trung Quốc đã triển khai mua sắm xanh ở một số địa phương và ban hành một số văn bản liên quan bao gồm: Danh sách mua sắm Chính phủ đối với các sản phẩm tiết kiệm năng lượng (ban hành năm 2004) và Danh sách mua sắm của Chính phủ đối với các sản phẩm dán nhãn môi trường (triển khai năm 2007), Danh sách các sản phảm tiết kiệm năng lượng bao gồm cả sản phẩm tiết kiệm năng lượng (điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, đèn huỳnh quang, thiết bị đun nóng nước bằng điện, máy in…) và các sản phẩm tiết kiệm nước (vòi nước, van xả nước toilet,...). Hiện nay, đã có hơn 10.000 sản phẩm thuộc 33 hạng mục nằm trong Chương trình dán nhãn tiết kiệm năng lượng và hơn 10.000 sản phẩm của 700 nhà sản xuất thuộc 24 hạng mục nằm trong Chương trình dán nhãn mơi trường (IGPN, 2010).

6.2. Thái Lan

Chương trình nhãn xanh được Hội đồng doanh nghiệp bền vững Thái Lan khởi xướng năm 1993 và sau đó Viện Mơi trường Thái Lan (TEI) cùng với Bộ Cơng nghiệp giới thiệu chính thức vào tháng 8 năm 1994. Trong đó, TEI đóng vai trị là ban thư ký của Mạng lưới mua sắm xanh Thái Lan do các chuyên gia về mua sắm thành lập tháng 8 năm 2004. Mạng lưới này nhằm mục đích cung cấp các thơng tin liên quan đến mua sắm xanh bao gồm thị trường cho các sản phẩm xanh, thiết kế và triển khai các chương trình mua sắm xanh. Hơn nữa, Mạng lưới này cũng đưa ra

các hướng dẫn về thực hành mua sắm xanh và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về chính sách mua sắm xanh cũng như các sản phẩm xanh tại Thái Lan.

Năm 2005, Cục Kiểm sốt ơ nhiễm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng tiêu chí cho các sản phẩm và dịch vụ xanh, bao gồm 5 nhóm sản phẩm và 2 nhóm dịch vụ nhằm thúc đẩy việc thực hiện mua sắm xanh của các cơ quan chính phủ. Cho đến nay, chương trình nhãn xanh của Thái Lan đã thiết lập tiêu chuẩn cho 32 nhóm sản phẩm và hiện đang xây dựng tiêu chuẩn cho 4 nhóm sản phẩm mới bao gồm phân bón, xe ơ tơ cá nhân, vật liệu xây dựng thay thế gỗ và hộp đựng đồ. Trong 6 năm đầu thực hiện, hơn 200 sản phẩm đã được cấp nhãn xanh(Thai Business Council: green label scheme).

Năm 2008, chính phủ Thái Lan đã xây dựng và thông qua Kế hoạch mua sắm công xanh (2008-2011). Kế hoạch này nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường, trước tiên sẽ thực hiện đối với khu vực công. Kế hoạch mua sắm xanh đã đặt ra mục tiêu bao gồm tỷ lệ tham gia của các cơ quan chính phủ và tỷ lệ phần trăm các sản phẩm thân thiện môi trường được mua sắm từ 2008 đến 2011. Kết quả là năm 2010, 78 các cơ quan chính phủ đã thực hiện chính sách mua sắm xanh và con số này được kỳ vọng đạt 100 vào năm 2011. Năm 2009, số lượng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường được mua sắm đạt 59,9 (xem bảng 3).

Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đẩy mạnh các hoạt động như đào tạo mua sắm xanh cho cán bộ mua sắm công, xây dựng website về mua sắm công xanh và các hướng dẫn mua sắm xanh.

Bảng 3. Số cơ quan chính phủ tham gia, số sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường được các cơ quan Thái Lan mua sắm thân thiện môi trường được các cơ quan Thái Lan mua sắm

Năm Số cơ quan chính phủ

Số sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trƣờng

Mục tiêu (%) Kết quả (%) Mục tiêu (%) Kết quả (%)

2008 25 32.7 25 49.9

2009 50 64.0 30 59.9

2010 75 78.0 45

2011 100 60

6.3. Malaysia

Hiện chưa có luật hay quy định nào về mua sắm xanh ở Malaysia, tuy nhiên, một số các quy định liên quan đã được ban hành. Ví dụ, chương trình dán nhãn sinh thái đã được triển khai rất sớm. Năm 1996, Viện nghiên cứu tiêu chuẩn và cơng nghiệp đã phát động Chương trình dán nhãn sinh thái cho nguyên liệu nhựa không chứa độc tố để sản xuất bao bì, thiết bị điện và điện tử không chứa kim loại nguy hại, các chất tẩy rửa phân hủy sinh học và giấy tái chế. Ủy ban Năng lượng Malaysia cũng đã phát triển các sản phẩm điện hiệu quả về năng lượng. Thêm vào đó, Malaysia có Mạng lưới mua sắm xanh. Mạng lưới này được thành lập năm 2003 và là một thành viên của mạng lưới mua sắm toàn cầu nhằm thúc đẩy mua sắm xanh, khuyến khích người tiêu dùng, nhà cung cấp và các nhà sản xuất áp dụng phương pháp tiêu dùng và sản xuất bền vững. Tuy nhiên, theo đánh giá của một nghiên cứu (Malaysia‟s Green Marketing Initiative, 2009), mức độ nhận thức của người tiêu dùng ở Malaysia về nhãn sinh thái còn chưa cao.

Gần đây, khi cải tổ nội các, Chính phủ Malaysia đã thành lập Bộ Năng lượng, Công nghệ xanh và Nước nhằm thay thế Bộ Năng lượng, Nước và Truyền thơng với mục đích thúc đẩy các cơng nghệ xanh trong đó có mua sắm xanh. Ngay sau đó, Chính sách quốc gia về cơng nghệ xanh, các tiêu chuẩn quốc gia xanh đã được ban hành và một cuộc triển lãm quốc tế về công nghệ xanh đã được tổ chức. Mục tiêu chính của Chính sách quốc gia về cơng nghệ xanh là cung cấp các hướng dẫn cần thiết và là động lực để người dân Malaysia tiếp tục được hưởng chất lượng cuộc sống cao và một mơi trường trong lành. Chính sách này cũng xác định các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn mà theo đó cơng nghệ xanh sẽ trở thành sự lựa chọn ưu tiên trong việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, năm 2010, một số chương trình cơng nghệ xanh đã được xây dựng như phát triển Trung tâm Năng lượng Malaysia trở thành một Trung tâm công nghệ xanh quốc gia; tổ chức triển lãm quốc tế về công nghệ xanh, xây dựng Putrajaya và Cyberjaya trở thành thành phố xanh, ưu tiên các sản phẩm và dịch vụ thân thiện mơi trường trong mua sắm chính phủ (mua sắm xanh) và chương trình hỗ trợ tài chính cho công nghệ xanh.

Triển lãm quốc tế đầu tiên về công nghệ xanh (IGEM) đã được tổ chức vào tháng 10 năm 2010 do Tổ chức Công nghệ xanh Malaysia (the Green Tech Malaysia) chủ trì với mục tiêu nhằm thúc đẩy các tổ chức, các ngành công nghiệp

áp dụng công nghệ xanh cũng như thúc đẩy các sáng kiến công nghệ sinh thái trong lĩnh vực thiết kế sinh thái, vật liệu sinh thái, sản phẩm sinh thái và công nghệ xanh với hàm lượng cacbon thấp. Tiếp theo sự khởi đầu thành công của triển lãm xanh lớn nhất khu vực - IGEM 2010, IGEM 2011 sẽ tiếp tục được tổ chức vào tháng 9 năm 2011(IGEM, 2011). Hiện tại, Viện nghiên cứu tiêu chuẩn và công nghiệp đang xây dựng các tiêu chuẩn, chứng nhận và cơ chế dán nhãn bao gồm sổ tay hướng dẫn và thủ tục mua sắm xanh để thúc đẩy chính phủ và các khu vực tư nhân tham gia mua sắm xanh.

6.4. Indonesia

Tại Indonesia, Cơ quan quản lý tác động môi trường (Environmental Impact

Management Agency) đã có một nghiên cứu sơ bộ về mua sắm xanh vào năm 2000.

Hiện cơ quan này đã sát nhập vào Bộ Môi trường. Nghiên cứu này đã thảo luận về khả năng phát triển mua sắm xanh tại Indonesia. Mặc dù chưa có chính sách mua sắm xanh nào được ban hành nhưng một số chương trình mơi trường đã được triển khai như Sản xuất sạch hơn, Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, Nhãn sinh thái và Đánh giá vòng đời sản phẩm đã giúp hỗ trợ việc thực hiện các mơ hình hình sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Indonesia.

“Biểu tượng nhãn sinh thái”, “Chương trình chứng nhận nhãn sinh thái” ở Indonesia được công bố lần đầu tiên vào Ngày môi trường thế giới (5/6/2004) với nhãn loại 1. Để triển khai nhãn sinh thái, một số hướng dẫn và các điều kiện đã được xây dựng, bao gồm lơgơ, chương trình dán nhãn sinh thái, tiêu chuẩn nhãn sinh thái, phương pháp kiểm tra, phịng thí nghiệm kiểm tra, cơ quan chứng nhận và công cụ cấp phép. Gần đây, Indonesia đã xây dựng nhãn môi trường tự cơng bố mang tính tự nguyện (Loại II), trong đó Bộ Mơi trường đóng vai trị quản lý việc sử dụng các nhãn môi trường tự công bố. Loại nhãn này đã được công bố vào Ngày môi trường thế giới (5/6/2010).

Hội chợ quốc tế về sản phẩm sinh thái lần thứ 6 được tổ chức tại Jakarta, Indonesia từ 4-7/3/2010. Tổ chức Năng suất châu Á (APO) đã phối hợp với Phòng thương mại và công nghiệp Indonesia và Bộ Nhân lực và Di trú (Indonesian

Ministry of Manpower and Transmigration) đồng tổ chức. Hội chợ đóng vai trị

chính trong việc phổ biến thơng tin về các sản phẩm dịch vụ, công nghệ và kinh doanh sinh thái hiện có tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (IGPN, 2010).

Hiện nay, mua sắm công bền vững tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong các chương trình nghị sự chính phủ. Năm 2009, Luật số 32 về Quản lý và bảo vệ môi trường được ban hành và năm 2010, Quy định số 54 (Presidential Regulation No.

54) của Tổng thống được ban hành. Hai văn bản này là tài liệu tham khảo cho mua

sắm cơng bền vững. Ngồi ra, để triển khai tồn diện mua sắm cơng bền vững địi hỏi phải có sự chuẩn bị và s n sàng từ cả hai phía cung và cầu.

7. Một số bài học rút ra cho Việt Nam

Những nghiên cứu ban đầu về kinh nghiệm mua sắm xanh của một số quốc gia cho thấy:

Hiện nay, một số quốc gia phát triển như: Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đã ban hành những chính sách, pháp luật về mua sắm xanh nhằm thúc đẩy mơ hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Những chính sách này đồng thời cũng góp phần hướng tới nền kinh tế xanh, các-bon thấp. Bên cạnh đó, một số nước này cũng đang xây dựng và thực hiện các chiến lược, chương trình quốc gia và các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm thực hiện chính sách về mua sắm xanh.

Ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á như Malaixia, Inđơnêxia... mặc dù chưa có chính sách cụ thể về mua sắm xanh, nhưng Chính phủ các quốc gia này đã nhận thức được tầm quan trọng của mua sắm xanh trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững thơng qua tổ chức các chương trình, hội nghị, hội thảo về sản phẩm xanh, chương trình dán nhãn sinh thái. Đặc biệt, mua sắm xanh trong lĩnh vực cơng đang dần được hình thành như là cơng cụ chính sách nhằm cải thiện chất lượng mơi trường.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá kinh nghiệm quốc tế về mua sắm xanh, đặc biệt ở Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam có thể rút ra một số bài học hữu ích trong việc triển khai và thực hiện mua sắm xanh như sau:

- Xây dựng khung chính sách, hướng dẫn toàn diện và hiệu quả về mua sắm xanh;

- Nâng cao năng lực về mua sắm xanh đặc biệt cho các cơ quan chính phủ; - Xây dựng và thực hiện các chiến lược, chương trình quốc gia về sản xuất

và tiêu dùng bền vững;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách để thúc đẩy mua sắm xanh với các mục tiêu và chương trình cụ thể;

- Cải tiến các quy trình mua sắm hiện hành hướng tới mua sắm xanh; - Thúc đẩy và triển khai mua sắm xanh đồng thời với chương trình dán

nhãn sinh thái;

- Tăng cường nhận thức về lợi ích của các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường.

Từ các bài học trên cho thấy, việc xây dựng một khung chính sách tồn diện và hiệu quả về mua sắm xanh có thể được coi là ưu tiên hàng đầu cho việc triển khai mua sắm xanh hiện nay ở Việt Nam. Ngồi ra, để q trình triển khai đảm bảo sự thành công trước tiên nên thực hiện mua sắm xanh trong khu vực công.

CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu 1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế về mua sắm xanh một số quốc gia trên thế giới

- Tình hình nhận thức và áp dụng mua sắm công xanh tại Việt Nam bao gồm:

+ Rà sốt chính sách có liên quan đến hoạt động mua sắm xanh

+ Đánh giá sơ bộ tình hình nhận thức và thực hiện mua sắm xanh trong lĩnh vực công hiện nay.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn được thực hiện thơng qua rà sốt, phân tích các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến mua sắm xanh. Trong đó, phân tích chi tiết các quy định, chính sách, pháp luật có liên quan của quốc gia liên quan đến ngân sách nhà nước, chi tiêu công, quy định mua sắm công.

- Phương pháp điều tra, khảo sát:

+ Thiết kế phiếu hỏi gồm phiếu hỏi “Đánh giá mức độ s n sàng thực hiện mua sắm công xanh tại Việt Nam” cho các cơ quan quản lý nhà nước và phiếu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mua sắm xanh một số quốc gia trên thế giới vào thực tiễn việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)