bền vững thành công
Ng ồn: The ộng ồng hâ Â 2004 (European Communities 2004)
5.3. Nhật ản
Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong phong trào bảo vệ mơi trường nói chung và mua sắm xanh nói riêng. Những quy định liên quan tới mua sắm xanh đã được ban hành ở nước này vào những năm 1990. Tuy nhiên, đến tháng 5 năm 2000, Luật thúc đẩy mua sắm xanh mới chính thức được thơng qua và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4 năm 2001, trở thành chính sách quốc gia đầu tiên về mua sắm xanh tại Nhật Bản. Luật này yêu cầu tất cả các Bộ và cơ quan Chính phủ phải thực hiện chính sách mua sắm xanh. Trong đó, các cơ quan này phải xây dựng và ban hành chính sách mua sắm xanh riêng cho mình bao gồm xây dựng kế hoạch mua sắm hàng năm và báo cáo kết quả thực hiện mua sắm xanh đến Bộ trưởng Bộ Môi trường. Mục tiêu của Luật này là thúc đẩy và phổ biến các sản phẩm và dịch vụ thân thiện mơi trường, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và
Mô tả những đặc điểm cơ bản của sản phẩm, dịch vụ hoặc cơng việc
Phân tích thị trường Đặc điểm kỹ thuật Tiêu chí bền vững
Giai đoạn thực hiện
1 2 3 4 5 6
Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn mua sắm
Các tiêu chí bền vững Các tiêu chí bền vững Các tiêu chí bền vững
Đào tạo cán bộ mua sắm Thiết lập ưu tiên tổng thể của mua sắm bền vững Giai đoạn chuẩn bị mua sắm Đánh giá nhu cầu thực tế Tiêu chí loại trừ Năng lực kỹ thuật Đưa ra những tiêu chí, ví dụ như chi phí vịng đời sản phẩm Bao gồm việc cân nhắc tính bền vững trong các giai đoạn thực hiện
xây dựng một xã hội bền vững và thân thiện môi trường. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành hướng dẫn và danh mục 101 hàng hóa được ch định cho mua sắm xanh với các tiêu chuẩn kèm theo. Tháng 2 năm 2002, 50 hạng mục đã được bổ sung vào danh mục hàng hóa được ch định và Chính phủ quyết định bổ sung thêm 17 mục liên quan đến mua sắm xanh cho các cơng trình cơng cộng.
Ngồi ra, tháng 12/2007, Luật Hợp đồng xanh được ban hành nhằm thúc đẩy ký kết các hợp đồng giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong các cơ quan Chính phủ và dịch vụ cơng. Luật Hợp đồng xanh khơng những tập trung vào giảm phát thải khí nhà kính trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cụ thể mà cịn góp phần bổ sung cho Luật thúc đẩy mua sắm xanh bằng việc xây dựng thêm khung pháp lý về mua sắm xanh của Nhật Bản. Cùng với chương trình dán nhãn sinh thái và mạng lưới mua sắm xanh thì hai luật này có tác dụng khuyến khích và thúc đẩy mua sắm xanh ở Nhật Bản.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và các tổ chức phi Chính phủ trên khắp Nhật Bản cũng chủ động xây dựng các hướng dẫn mua sắm xanh cho người tiêu dùng ở các lĩnh vực. Theo nhóm nghiên cứu tiêu dùng xanh, hiện có tới vài chục hướng dẫn mua sắm xanh cho người tiêu dùng ở Nhật Bản.
Có thể nói, hoạt động mua sắm xanh ở Nhật Bản ngày càng phát triển và lan rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, ba thành phần chính thúc đẩy phong trào là Chính phủ, Doanh nghiệp và người dân. Điển hình là sự phát triển của Mạng lưới mua sắm xanh Nhật Bản (JGPN). Mạng lưới này được thành lập năm 1996, khởi đầu với 73 tổ chức liên kết với mục đích:
- Thúc đẩy và nâng cao nhận thức về mua sắm xanh
- Khuyến khích trao giải thưởng cho những sáng kiến hay về mua sắm xanh.
- Xây dựng các hướng dẫn mua hàng.
- Thiết lập cơ sở dữ liệu của các sản phẩm thân thiện với môi trường
nhằm thiết lập mạng lưới mua sắm xanh khu vực.
Cho đến nay, JGPN đã có hơn 3000 thành viên với các hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động mua hàng xanh và cung cấp thông tin cho người mua hàng cũng như nhà sản xuất. Qua đó cho thấy sự phát triển nhanh của tổ chức này và đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động mua sắm xanh ở Nhật Bản.
Ngoài ra, sự phát triển hoạt động mua sắm xanh của Nhật Bản khơng thể khơng nhắc đến Chương trình dán nhãn mơi trường. Thực tế, Chương trình này đã được đề cập đến trong Chương trình mua sắm xanh và được triển khai bởi Hiệp hội môi trường Nhật Bản (JEA) thông qua hai Ủy ban Xúc tiến và Ban chuyên gia (gồm đại diện các bên liên quan). Ban thư ký Chương trình sẽ tổ chức các nhóm chun gia tư vấn chịu trách nhiệm xây dựng và xem xét tiêu chí đánh giá cho từng nhóm sản phẩm. Nhóm chuyên gia tư vấn này sẽ dự thảo bộ tiêu chí đánh giá và sau đó đăng tồn văn dự thảo trên tạp chí Eco-News để lấy ý kiến đóng góp và phản hồi từ cơng chúng trong vịng 60 ngày. Sau khi tham vấn cộng đồng, nhóm chuyên gia tư vấn sẽ sửa đổi dự thảo và trình lên Ủy ban xúc tiến để xem xét và ra quyết định thông qua. Sau khi ban hành bộ tiêu chí đánh giá, các cơ sở có thể nộp đơn lên Ban chuyên gia của JEA xem xét cấp quyền sử dụng nhãn. Tùy từng trường hợp mà Ban chuyên gia sẽ yêu cầu mời thêm bên thứ ba độc lập cùng tổ chức đánh giá. Nếu kết quả đánh giá cho thấy cơ sở đăng ký đạt được các tiêu chí đề ra, JEA sẽ ký kết hợp đồng cho phép cơ sở có quyền sử dụng nhãn trong vòng 2 năm.
5.4. Hàn Quốc (KEI, 2010)
Tháng 3 năm 1996, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra tuyên bố: “Mọi mua sắm của chính phủ phải đảm bảo xanh và thân thiện môi trường. Các sản phẩm tái chế và sản phẩm có dán nhãn sinh thái sẽ được ưu tiên mua sắm.”
Luật khuyến khích mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường đã được ban hành và có hiệu lực từ 1/7/2005.
Mục đích của Luật này là phòng chống sự lãng phí tài ngun và ơ nhiễm mơi trường, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế quốc gia thơng qua việc khuyến khích mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường.
Luật bao gồm những nội dung chính sau:
- Các chương trình cơ bản về khuyến khích mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường (Basic Plans for Encouraging Purchase of Environment-Friendly Products)
Bộ Mơi trường sẽ có trách nhiệm xây dựng các chương trình cơ bản nhằm khuyến khích mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường (sau đây gọi tắt là Chương trình), và lấy ý kiến tham vấn của các cơ quan quản lý với tần suất 5 năm một lần và sau đó Chương trình này sẽ được thảo luận trong Ủy ban Khuyến khích mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường.
Chương trình bao gồm các định hướng chính sách và các kế hoạch thúc đẩy nhằm khuyến khích mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường, danh mục các sản phẩm thân thiện môi trường, các tiêu chuẩn và một số vấn đề quan trọng khác trong việc xác định tiêu chuẩn, trách nhiệm của các cơ quan trong việc khuyến khích mua sắm các sản phẩm thân thiện mơi trường, phân tích hồ sơ thơng tin của các sản phẩm thân thiện môi trường cùng các biện pháp tăng cường mua sắm công, các vấn đề về hợp tác quốc tế liên quan đến sản phẩm thân thiện môi trường và các vấn đề khác mà Bộ Môi trường cho là cần thiết trong việc khuyến khích mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường.
Để thúc đẩy các sản phẩm sinh thái, Bộ Môi trường đã cố gắng xây dựng và triển khai nhiều văn bản luật và chính sách: chương trình nhãn sinh thái, quản lý chuỗi cung cấp sinh thái, thiết kế sinh thái… Hội tình nguyện thúc đẩy mua sắm xanh thuộc GPN (Mạng lưới mua sắm xanh) đang hoạt động với sự tham gia của các nhà sản xuất, người tiêu dùng và các cơ quan nhà nước.
Chương trình nhãn sinh thái của Hàn Quốc là một chương trình chứng nhận tự nguyện do Bộ Môi trường thực hiên. Hệ thống nhãn sinh thái lần đầu tiên được giới thiệu vào tháng 4 năm 1992, trên cơ sở xây dựng, hỗ trợ cho Điều 17, Luật công nghệ môi trường. Nhãn sinh thái được gắn với các sản phẩm phát sinh ô nhiễm môi trường thấp hơn hoặc tiết kiệm tài nguyên so với các sản phẩm khác cùng cơng dụng, qua đó cung cấp thơng tin chính xác cho người tiêu dùng, nhờ vậy khuyến
khích sự tăng trưởng bền vững.
Cơ quan mua sắm công (PPS) là cơ quan mua sắm của Chính phủ Hàn Quốc cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cơng trình cơng cộng và thơng tin. Phần lớn công việc mua sắm do PPS thực hiện và ch một số phần việc do các đơn vị chính phủ khác triển khai.
Vai trò của PPS như sau:
- Mua sắm trong nước và quốc tế phục vụ cho các cơ quan chính phủ. - Thầu các dự án xây dựng trọng điểm của chính phủ.
- Dự trữ và cung cấp nguyên liệu.
- Điều phối và kiểm toán các vấn đề tài sản của chính phủ.
- Quản lý và vận hành hệ thống mua sắm điện tử trực tuyến Hàn Quốc. (KONEPS)
*) Ủy ban khuyến khích mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường
Ủy ban khuyến khích mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường phải được thành lập dưới sự quản lý của Bộ trưởng Bộ Môi trường nhằm xem xét các vấn đề cần thiết để khuyến khích mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường.
+ Trách nhiệm của các cơ quan chính phủ là phải mua sắm các sản phẩm thân thiện mơi trường trừ những trường hợp có lý do đặc biệt.
+ Yêu cầu hợp tác nhằm khuyến khích mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường: Nếu thấy cần thiết phải khuyến khích mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường, Bộ trưởng Bộ Môi trường sẽ đề nghị các cơ quan chính phủ thực hiện các biện pháp cần thiết..
*) Vai trò của quản trị viên trong các Cơ quan mua sắm công:
+ Nếu sản phẩm được yêu cầu mua có trong danh mục các sản sản phẩm thân thiện môi trường, quản trị viên của cơ quan mua sắm công có trách nhiệm điều ch nh kế hoạch mua sắm để đảm bảo các cơ quan chính phủ mua các sản phẩm đó.
+ Bộ trưởng Bộ Môi trường và lãnh đạo các cơ quan quản lý có thể đề nghị Cơ quan mua sắm công thực hiện các biện pháp cần thiết để khuyến khích mua sắm các sản phẩm thân thiện mơi trường như tăng cường mua sắm điện tử các sản phẩm thân thiện môi trường, quy định kiểu mẫu cho các sản phẩm thân thiện môi trường…
*) Cơ quan phát triển sản phẩm sinh thái
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường Hàn Quốc được thành lập tháng 7 năm 2005. Ngoài ra, Cơ quan phát triển sản phẩm sinh thái cũng đã được thành lập tháng 9 năm 2005 nhằm hỗ trợ hiệu quả cho mua sắm xanh. Sau đó, hai cơ quan này sát nhập thành “Viện Công nghệ và Công nghiệp môi trường Hàn Quốc (KEITI) vào tháng 8 năm 2008. Viện này đã góp phần xem xét và ban hành Luật công nghệ môi trường.và cung cấp các thông tin về sản phẩm xanh, xây dựng danh mục, tiêu chuẩn, đào tạo và phát triển các sản phẩm xanh.
Bảng 2. Một số thông tin về sản phẩm xanh tại Hàn Quốc
Hệ thống
nhãn sinh thái Nhãn xanh
Nhãn tiết kiệm năng lƣợng Thời gian bắt đầu 1992 1997 1998 Cơ sở pháp lý Xây dựng và hỗ trợ Luật Công nghệ môi trường
Luật thúc đẩy tiết kiệm
và tái chế tài nguyên Luật năng lượng Cơ quan
quản lý Bộ môi trường Bộ môi trường
Bộ công nghiệp và tài nguyên
Cơ quan triển khai
Hiệp hội Nhãn sinh thái Hàn Quốc
Cục Công nghệ và Tiêu chuẩn
Cục quản lý hợp tác năng lượng Hàn Quốc
Sản phẩm mục tiêu - 84 loại sản phẩm - Sản phẩm văn phịng, vật liệu xây dựng, vật dụng gia đình, sản phẩm công - 224 loại sản phẩm - Giấy thải, nhựa thải, vải sợi thải,
48 loại sản phẩm - Thiết bị văn phòng tiết kiệm năng lượng (15)
nghiệp - cao su thải - Thiết bị có hiệu suất cao (23)
- loại sản phẩm hiệu quả năng lượng (11)
Phí chứng nhận - Phí chứng nhận 100.000 KRW - Phí dịch vụ 1.000.000~5.000.000 KRW Khơng 480.000 KRW cho mỗi loại sản phẩm
Năm 1992, Chương trình dán nhãn mơi trường đã bắt đầu được giới thiệu, Tuy nhiên, chương trình này thực sự đã khơng đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp cho đến khi Luật khuyến khích mua sắm sản phẩm xanh được ban hành. Hiện nay, do tính bắt buộc của hệ thống mua sắm xanh mà Chương trình thúc đẩy mua sắm xanh đã tạo ra bước ngoặt. Năm 2004, trước khi Luật này được đưa ra, tổng giá trị mua sắm công đạt khoảng 250 tỷ KRW, nhưng đến năm 2009, con số này đã lên đến 1.630 tỷ KRW, tăng gấp 6 lần. Chương trình mua sắm xanh đã tạo ra một bước nhảy vọt về số lượng sản phẩm xanh được cấp chứng nhận cũng như về quy mơ sản xuất. Trong vịng 5 năm, số lượng sản phẩm xanh được cấp chứng nhận đã tăng 5 lần và quy mô sản xuất sản phẩm xanh đã tăng 15 lần vượt 25 triệu KRW vào năm 2010. Hiện nay các sản phẩm xanh trên thị trường bắt đầu có sự cạnh tranh về giá và chất lượng dẫn tới tự nó thiết lập một mức giá ổn định và chất lượng, đặc biệt là thân thiện môi trường hơn.
Nguồn: Korean Environmental Institute- KEI
Tuy nhiên, khi hầu hết sản phẩm xanh chủ yếu là cung cấp cho thị trường công, thực tế cho thấy việc khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn và ưa chuộng các sản phẩm xanh tại các siêu thị là điều không dễ. Theo kết quả điều tra khảo sát của KEITI về nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm xanh, người tiêu dùng đã đưa ra một số trở ngại đối với mua sắm sản phẩm xanh như sau: 33 cho rằng họ không được cung cấp đầy đủ thơng tin do thiếu các thơng tin s n có, 23 cho rằng họ không biết mua các sản phẩm xanh ở đâu, và 14 cho rằng các sản phẩm này quá đắt. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải xây dựng một chương trình ưu đãi hay chương trình tương tự để thúc đẩy việc phân phối các sản phẩm xanh.
6. Mua sắm xanh ở một số nƣớc đang phát triển
Vào giữa những năm 1990, các khái niệm hiện đại về sinh thái học như mua sắm xanh bắt đầu lan rộng sang các nước đang phát triển, đặc biệt tại các nước Đông Á và Đông Nam Á khi mà các khu vực này bắt đầu thực hiện triển khai q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa một cách nhanh chóng (The Standing Committee of the National People's Congress, 2002). Hơn nữa, trước thực trạng suy thoái tài nguyên và các vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, việc áp dụng hiệu quả mua sắm xanh đang trở nên ngày càng cần thiết và có thể sẽ ảnh hưởng mạnh hơn nữa đến các nước đang phát triển. Cách tiếp