Tinh thể phức chất CuAMM được kết tinh lại trong khơng khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phức chất kim loại chuyển tiếp với phối tử benzaminđin (Trang 84 - 86)

Phổ IR của hai tinh thể màu xanh CuAME và CuAMM (hình 3.28) khơng xuất hiện dải dao động hóa trị N-H ở vùng 3200 cm-1

như ở phối tử tự do, điều này chứng tỏ đã xảy ra quá trình tách một proton N-H để tạo phức giống như trường hợp của phức chất Ni(II) và Pd(II).

Khi so sánh với phổ IR của phức chất Ni(II) và Pd(II) (hình 3.29), thấy trên phổ IR của hai phức chất Cu(II) đều xuất hiện thêm một dải hấp thụ có cường độ rất mạnh ở vùng 1660 cm-1. Vân phổ này cũng khơng có trong phổ IR của phối tử tự do (hình 3.5, 3.6). Các dao động hóa trị của C=N trong phức chất Ni(II), Pd(II) và phối tử nằm ở vùng từ 1610 cm-1 trở xuống. Nếu cho rằng sự tạo phức trong trường hợp của đồng làm cho tần số của dao động hóa trị C=N chuyển dịch về vùng sóng cao hơn (chuyển từ vùng 1610 cm-1 đến vùng 1660 cm-1) thì sẽ khơng hợp lý với những

kết luận rút ra từ việc nghiên cứu phức chất Ni(II) và Pd(II), đó là khi tạo phức thì tần số dao động hóa trị C=N dịch chuyển mạnh về vùng sóng thấp hơn. Như vậy vân phổ có cường độ mạnh và tần số thuộc vùng 1660 cm-1

trên phổ IR của hai tinh thể màu xanh CuAME, CuAMM là ứng với dao động của một nhóm chức mới nào đó và rất có thể đó là dao động hóa trị của nhóm C=O.

Hình 3.28. Phổ IR của phức chất CuAME (trên) và CuAMM (dưới) kết tinh lại trong khơng khí.

N-H bị mất

N-H bị mất

Hình 3.29. Dải hấp thụ có cường độ mạnh ở vùng 1660 cm-1

của tinh thể màu xanh CuAME, CuAMM.

Tiến hành đo phổ IR của chất rắn màu đen CuAME, CuAMM trước khi kết tinh lại. Phổ IR của CuAMM được trình bày ở hình 3.30, phổ IR của CuAME chưa kết tinh lại được trình bày ở hình 5 phần phụ lục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phức chất kim loại chuyển tiếp với phối tử benzaminđin (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)