Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ BLOCKCHAIN trong lĩnh vực ngân hàng tại việt nam (Trang 60 - 65)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN

2.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong

vực Ngân hàng tại Việt Nam

Nghiên cứu chọn lựa các yếu tố tác động đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng dựa trên việc phân tích đánh giá các nghiên cứu tiền nhiệm. Qua đó nghiên cứu đã chọn lọc được các yếu tố chính tác động đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng như sau:

2.5.1 Hiệu quả kỳ vọng

Định nghĩa: Hiệu quả kỳ vọng là sự tin tưởng của các cá nhân rằng việc sử dụng hệ thống công nghệ sẽ giúp công việc của họ đạt được hiệu quả cao hơn (Vankatesh và cộng sự, 2003).

Trong các nghiên cứu về việc chấp nhận sử dụng Blockchain, một số nghiên cứu có sử dụng yếu tố có định nghĩa gần tương đồng với yếu tố Hiệu quả kỳ vọng như Cảm nhận hữu ích (TAM), Lợi thế tương đối (IDT).

Cảm nhận hữu ích được định nghĩa cá nhân tin tưởng rằng sử dụng hệ thống công nghệ sẽ nâng cao hiệu quả công việc của họ (Davis và cộng sự, 1989).

Trong nghiên cứu này, Hiệu quả kỳ vọng được cho là cá nhân/tổ chức tin tưởng rằng sử dụng công nghệ Blockchain sẽ làm tăng hiệu quả công việc của họ.

Đo lường: Theo lý thuyết về chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatest và cộng sự (2003) thì yếu tố “Hiệu quả kỳ vọng” được đo lường bởi 4 biến quan sát về hiệu quả của việc sử dụng hệ thống cơng nghệ như sự hữu ích của hệ thống công nghệ trong công việc, tăng năng suất, hồn thành cơng việc nhanh chóng và tăng các cơ hội đầu tư. Trong các nghiên cứu thực nghiệm về đo lường các yếu tổ ảnh hưởng đến việc vận dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng, yếu tố “Hiệu quả kỳ vọng” được đo lường bởi 4 biến quan sát giống như trong mơ hình gốc có điều chỉnh hay thêm bớt một vài biến quan sát để phù hợp với từng trường hợp nghiên cứu.

2.5.2 Nỗ lực kỳ vọng

Định nghĩa: Theo lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatest (2003), yếu tố “Nỗ lực kỳ vọng” (effort expectancy) được định nghĩa là

con người dễ dàng tham gia vào hệ thống công nghệ và sử dụng hệ thống công nghệ.

Nỗ lực kỳ vọng trong UTAUT được xem là có tương đồng với các yếu tố trong các mơ hình: Dễ sử dụng cảm nhận (TAM), Phức tạp (IDT và MPCU). Dễ sử dụng cảm nhận được định nghĩa cá nhân tin tưởng rằng việc sử dụng hệ thống công nghệ sẽ không cần sự nỗ lực (Davis và cộng sự, 1989). Phức tạp được định nghĩa là mức độ mà sự đổi mới được cảm nhận dễ hiểu và sử dụng. Chấp nhận sử dụng sẽ là ít nếu sự đổi mới được cảm nhận là phức tạp hoặc khó sử dụng (Roger, 1983). Các nghiên cứu thực nghiệm về ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng sử dụng lý thuyết nền tảng UTAUT thì yếu tố “Nỗ lực kỳ vọng” đều dựa trên định nghĩa của lý thuyết UTAUT.

Trong nghiên cứu này, Nỗ lực kỳ vọng được định nghĩa là mức độ cá nhân /tổ chức dễ dàng kết nối và sử dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng.

Đo lường: Trong mơ hình nghiên cứu UTAUT của Venkatest và cộng sự (2003), yếu tố “Nỗ lực kỳ vọng” được đo lường bởi 4 biến quan sát (tương tác với hệ thống rõ ràng dễ hiểu, dễ dàng có được kỹ năng sử dụng, hệ thống dễ dàng để sử dụng, học để sử dụng hệ thống là dễ dàng).

2.5.3 Điều kiện thuận lợi

Định nghĩa: Điều kiện thuận lợi được cho là cá nhân tin tưởng rằng sự hỗ trợ của tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất sẽ giúp cho họ sử dụng hệ thống dễ dàng (Venkatesh và cộng sự, 2003). Định nghĩa này là sự kết hợp của ba cấu trúc khác nhau của các mơ hình đang có: hành vi kiểm sốt cảm nhận (TPB, DTPB, TAM- TPB), khả năng tương thích (IDT), tạo điều kiện (mơ hình sử dụng PC (MPCU)). Tổng quan các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Blockchian trong lĩnh vực ngân hàng đều sử dụng định nghĩa theo lý thuyết UTAUT.

Nghiên cứu này dựa trên định nghĩa điều kiện thuận lợi của lý thuyết UTAUT chuyển thể phù hợp nội dung nghiên cứu, “Điều kiện thuận lợi” được định nghĩa là cá nhân/tổ chức tin tưởng rằng sự hỗ trợ của ngân hàng về công nghệ Blockchain cả điều kiện vật chất kỹ thuật lẫn dịch vụ sẽ giúp họ sử dụng dễ dàng hơn.

Đo lường: Theo lý thuyết UTAUT của Venkatest và cộng sự (2003), yếu tố “Điều kiện thuận lợi” được đo lường bởi bởi 4 biến quan sát (nguồn lực cần thiết, kiến thức cần thiết, tương thích với hệ thống khác, sẵn sàng hỗ trợ).

2.5.4 Ảnh hƣởng xã hội

Định nghĩa: Theo Venkatesh và cộng sự (2003), Ảnh hưởng xã hội được cho là sự tác động của người khác tới cảm nhận của cá nhân sẽ có tác động mạnh tới việc họ sẽ sử dụng hệ thống mới. Yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” có cấu trúc tương tự như các yếu tố trong các mơ hình: Quy phạm chủ quan (TRA, TAM 2, TPB, DTPB, TAM-TPB), Ảnh hưởng xã hội (MPCU), Hình ảnh (IDT)). Yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” được một số nghiên cứu thực nghiệm về ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngân hàng và các lĩnh vực. Có nhiều nghiên cứu sử dụng định nghĩa yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” của Venkatesh và cộng sự (2003) để nghiên cứu sự tác động đến việc vận dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng.

Nghiên cứu này dựa trên quan niệm của Venkatesh và cộng sự (2003) có điều chỉnh, Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là việc một cá nhân cảm nhận sử dụng công nghệ Blockchain bị tác động mạnh bởi những người khác xung quanh họ.

2.5.5 An toàn/ bảo mật

Định nghĩa: Qua q trình tổng quan có nhiều quan niệm khác nhau về An toàn/bảo mật. Theo Honei and Nasim (2009), An toàn/ bảo mật được định nghĩa là mức độ tin tưởng rằng một tổ chức sẽ xử lý tất cả các giao dịch an tồn và bảo mật thơng tin của cá nhân. Wadie and Mohamed (2014) lại cho rằng An toàn/ bảo mật là cảm nhận của người sử dụng về việc chống lại những mối đe dọa an ninh và kiểm sốt thơng tin cá nhân trong mơi trường trực tuyến.

Trong nghiên cứu này, An toàn/ bảo mật được xem là mức độ người sử dụng tin tưởng rằng việc giao dịch qua Blockchain các thông tin giao dịch được bảo mật và an toàn.

2.5.6 Tiện lợi

Định nghĩa: Theo Pew (2003), Tiện lợi đã được xác định như là một yếu tố quan trọng trong việc sử dụng công nghệ mới.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Anh (2016) yếu tố Tiện lợi của Internet Banking là khách hàng có thể thực hiện các giao dịch của ngân hàng bất kể thời gian nào 24/7, bất kể nơi nào với nhiều tiện ích trừ rút tiền mặt.

Tại nghiên cứu này yếu tố tiện lợi của công nghệ Blockchain là người tham gia hệ thống có thể dễ dàng truy cập thực hiện các ứng dụng của công nghệ ở bất kỳ đâu và nhanh chóng như giao dịch chuyển tiền, tài trợ thương mại...

2.5.7 Ứng dụng công nghệ

Định nghĩa: Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này. (Luật công nghệ thông tin năm 2006).

Trong nghiên cứu này ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng được hiểu là việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong các lĩnh vực như thanh toán, tài trợ thương mại, hợp đồng thông minh, xếp hạng tín nhiệm... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc của cán bộ ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong NHTM mang tính chất đặc thù. Một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Ứng dụng công nghệ Blockchain được cho rằng sẽ đổi mới phương thức hoạt động ngân hàng truyền thống. Chính vì vậy các ngân hàng rất cân nhắc trong việc thay đổi, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh.

Hầu hết việc triển khai ứng dụng công nghệ mới trong ngân hàng trước khi phổ biến ra thị trường đều chịu tác động lớn bởi nhận thức và mức độ chấp nhận sử dụng công nghệ của cán bộ công nhân viên ngân hàng. Các ngân hàng thương mại thường xuyên thử nghiệm và đánh giá mức độ chấp nhận và sử dụng của cán bộ nhân viên trong việc đưa quyết định ứng dụng cơng nghệ mới nhằm phân tích, đánh giá sự tương thích hệ thống trước khi đưa ra ứng dụng rộng rãi trên thị trường.

Blockchain là công nghệ mới, các NHTM chưa ứng dụng phổ biến trên thị trường. Chính vì vậy trong nghiên cứu này tác giả tập trung phân tích, đánh giá các

yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng chính là phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến sự chấp nhận và sử dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng của các cán bộ công nhân viên Ngân hàng. Nghiên cứu này dựa trên quan niệm của Venkatesh và cộng sự (2003) có sự điều chỉnh bao gồm đánh giá sự sẵn sàng chấp nhận sử dụng công nghệ Blockchain của cán bộ nhân viên ngân hàng và việc sẽ sử dụng thường xuyên công nghệ Blockchain, công nghệ mới trong lĩnh vực 4.0 của cán bộ nhân viên ngân hàng

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã trình bày tóm tắt về thực trạng ứng dụng công nghệ Blockchain trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Kết thúc chương 2, tác giả đề xuất mơ hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam dựa trên ý kiến của các chuyên gia và các nghiên cứu tiền nhiệm.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ BLOCKCHAIN trong lĩnh vực ngân hàng tại việt nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)