Việt Nam Thực trạng nghiên cứu ứng dụng công nghệ Blockchain trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ BLOCKCHAIN trong lĩnh vực ngân hàng tại việt nam (Trang 43)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN

2.2 Việt Nam Thực trạng nghiên cứu ứng dụng công nghệ Blockchain trong

Khơng nằm ngồi sự phát triển của công nghệ Blockchain trên toàn thế giới. Việt Nam cũng có những động thái tích cực nhằm nghiên cứu triển khai vận dụng thực tế công nghệ này vào sự phát triển của ngành Ngân hàng nước nhà.

2.2.1 Chính sách phát triển cơng nghệ Blockchain.

Cụ thể, sáng 14/06/2018 tại Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc Diễn đàn Blockchain 2018 (Blockchain Forum 2018) với chủ đề “Tầm nhìn và Xu hướng phát triển”. Diễn đàn Blockchain 2018 được xem như diễn đàn chính thức của các nhà làm chính sách, cơ quan quản lý, các doanh nghiệp để cùng nhau đưa ra những kiến nghị, hồn thiện chính sách cho cơng nghệ Blockchain. Điểm lại các cuộc cách mạng diễn ra trong lịch sử, diễn đàn nhấn mạnh việc thế giới đang sống trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, cuộc cách mạng làm thay đổi căn bản nền sản xuất thế giới, thay đổi phương thức sản xuất và lực lượng sản xuất. Các ý kiến cho rằng, sự phát triển của khoa học công nghệ tác động lên hệ thống chính trị thế giới. Trong đó, cơng nghệ Blockchain được dự đốn sẽ đóng vai trị dẫn dắt nhờ đặc tính phi tập trung, độ bảo mật và tính ứng dụng cao. Với tiềm năng lớn, nhiều quốc gia đã nghiên cứu ban hành chính sách để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ

Blockchain. Khơng nằm ngồi xu thế đó, Việt Nam cần theo dõi, khuyến khích để đưa ra chính sách pháp luật nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn. Các chuyên gia, nhà quản lý cùng nhau chia sẻ về Blockchain, đồng thời đưa ra những ý kiến để tận dụng tối đa những ưu thế của công nghệ này tại Việt Nam.

Những ý kiến cởi mở trong diễn đàn này sẽ là cơ sở để Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước có thể đưa ra những chính sách kịp thời nhằm phát triển công nghệ Blockchain trong thời gian tới.

2.2.2 Thử nghiệm thành công chuyển tiền qua hệ thống Blockchain, định hướng mở rộng qua nhiều lĩnh vực khác

NAPAS và 3 ngân hàng gồm VietinBank – VIB – TPBank đã thử nghiệm mơ hình chuyển tiền trên Blockchain. Mục tiêu khi làm thử nghiệm là đánh giá tính khả thi, hiệu quả thực tế khi áp dụng công nghệ, xác định ảnh hưởng hệ thống đến hạ tầng trung tâm như NAPAS. Trong quá tình triển khai, không phải chỉ riêng Blockchain, mà các ngân hàng cịn dùng chung điện tốn đám mây. Kết quả là chỉ sau 4 tuần, hạ tầng mới thử nghiệm chạy trên Blockchain đã hoàn thiện. Các nghiệp vụ chính xử lý giao dịch, đối sốt, tra sốt tức thời đều đã thực hiện được.

Đối với các giao dịch ngân hàng, công nghệ Blockchain tăng cường tính minh bạch. Đồng thời, cơng nghệ này cịn giúp hạ chi phí và rủi ro trong giao dịch. Và thực tế, trong cuộc thử nghiệm này, bài toán mà NAPAS đặt ra là làm sao để đảm bảo giữ được vai trò của NHNN như kiểm soát giao dịch, quản trị rủi ro, phịng chống rửa tiền, quyết tốn giao dịch liên ngân hàng… khi áp dụng Blockchain. Thời gian triển khai nhanh chóng cùng “tinh thần” fintech của đội ngũ các ngân hàng hướng đến việc làm sao triển khai dự án hiệu quả nhất.

Các ngân hàng cho rằng sẽ không thay đổi ngay lập tức những cái cũ mà hướng tới thay thế thận trọng, dần dần, lựa chọn và đi từ những quy trình có nhiều cơ sở để tối ưu. Việc số hóa các dịch vụ của bản thân ngân hàng cần xảy ra trước khi đề cập đến chuyện có thể kết nối các ngân hàng trong một hạ tầng mới.

Trong kỷ nguyên số khơng cịn cá lớn nuốt cá bé mà chỉ còn cá nhanh nuốt cá chậm. Bài toán tốc độ trở thành yếu tố quan trọng trong cách mạng 4.0. Dẫn chứng

các điểm chấp nhận thanh toán QR Code đã tăng lên 20,000 điểm chỉ sau nửa năm. Trong khi phải mất rất nhiều năm, số lượng các máy POS mới tăng lên 300,000 máy như hiện nay. Ngoài ra, đại diện NAPAS cho biết, sau thử nghiệm thành công chuyển tiền, NAPAS sẽ còn sử dụng Blockchain để làm nhiều thứ khác. Tuy nhiên đại diện công ty này cho rằng chưa thể áp dụng Blockchain để thay thế các phương thức giao dịch hiện tại.

Ở góc độ quản lý, NHNN đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt (TTKDTM). Cơ quan soạn thảo nhận định: trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và với xu hướng hội nhập toàn cầu của nền kinh tế, các quy định về TTKDTM hiện hành cần được tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và có các giải pháp chặt chẽ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Ngăn chặn các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động thanh toán, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngăn chặn đối phó với những nguy cơ về an ninh mạng, thúc đẩy sự đổi mới và cạnh tranh. Cơ quan quản lý cho rằng, các quy định về TTKDTM hiện hành cần được tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa với những nội dung: Hoàn thiện hành lang pháp lý về tiền điện tử. Đảm bảo thống nhất, đồng bộ các quy định pháp lý hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm thanh toán. Bổ sung cơ chế để quản lý các hoạt động thanh toán điện tử đối với việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam.

Sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Bổ sung các quy định để quản lý và kiểm soát việc cung ứng dịch vụ thanh tốn thơng qua tài khoản thanh toán của khách hàng. Bổ sung quy định về hoạt động đại lý thanh toán. Bổ sung quy định liên quan đến chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung gian thanh toán... Cùng với đó dự thảo nghị định cũng đề cập đến các quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về thanh toán, chế tài xử lý vi phạm...

Các chuyên gia cho rằng chỉ trong 3 đến 5 năm tới Blockchain sẽ được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Do đó, việc xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, phù

hợp; cơ sở hạ tầng công nghệ tốt… là những bước chuẩn bị cần thiết để ngành Ngân hàng có thể nhập cuộc chơi Blockchain một cách nhanh chóng, hiệu quả.

2.2.3 Định hướng xây dựng mô hình chính phủ điện tử, phát triển định danh điện tử

Trong diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 với chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” (Industry 4.0 Summit) vừa qua, cùng sự đồng thuận cao từ lãnh đạo nhà nước, LINA Network đã đưa ra những ý kiến về việc xây dựng Chính phủ điện tử bằng cơng nghệ Blockchain ở Việt Nam.

Với những đặc tính đã được cả thế giới biết tới như chuẩn hóa, minh bạch, bất biến, an tồn và liên kết, cơng nghệ Blockchain giúp kiểm soát luồng dữ liệu cá nhân tuyệt đối, đảm bảo tính riêng tư cũng như quản lý danh tính và thơng tin xác thực với ứng dụng đơn giản. Do đó, việc ứng dụng định danh điện tử dựa trên Blockchain dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Chính phủ và người dân trong lĩnh vực quản lý của mọi đất nước, đặc biệt là khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã bắt đầu ở Việt Nam.

2.2.4 Tham gia nhóm nghiên cứu Blockchain cho dịch vụ chuyển tiền toàn cầu của Liên minh Blockchain viễn thơng tồn cầu

Viettel tham gia nhóm nghiên cứu Blockchain cho dịch vụ chuyển tiền toàn cầu của Liên minh Blockchain viễn thơng tồn cầu.

“Nhóm nghiên cứu Blockchain nhà mạng” (CBSG) thành lập một nhóm làm việc Blockchain mới sẽ tập trung vào các dịch vụ chuyển tiền toàn cầu. Ở châu Á, các hãng viễn thông hàng đầu mới nhất tham gia là tập đồn Axiata có trụ sở tại Malaysia, nhà cung cấp viễn thông hàng đầu của Philippines LPDT, Indonesia có Telin và nhà khai thác mạng di động lớn nhất Việt Nam Viettel.

Ngoài ra, liên minh được gọi là là “Nhóm nghiên cứu Blockchain nhà mạng” (CBSG) cũng vừa công bố việc thành lập một nhóm làm việc Blockchain mới sẽ tập trung vào các dịch vụ chuyển tiền toàn cầu. Ra mắt vào tháng 9/2017, CBSG được coi là thành viên sáng lập Tập đồn viễn thơng Nhật Bản Softbank, hãng viễn thông

Far EasTone tại Đài Loan, và hai cơng ty có trụ sở tại Hoa Kỳ - công ty TBCASoft và công ty viễn thông Sprint. Ba thành viên nữa đã tham gia là LG Uplus của Hàn Quốc, Công ty Viễn thơng Etisalat có trụ sở tại UAE (Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất) và Tập đoàn viễn thông nhà nước của Hàn Quốc KT. Ở châu Á, các hãng viễn thông hàng đầu mới nhất tham gia là tập đoàn Axiata có trụ sở tại Malaysia, nhà cung cấp viễn thông hàng đầu của Philippines LPDT, Indonesia có Telin và nhà khai thác mạng di động lớn nhất Việt Nam Viettel. Zain, cung cấp dịch vụ di động và dữ liệu cho gần 47 triệu người tiêu dùng trên khắp Trung Đông và châu Phi, nhà điều hành điện thoại di động hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ Turkcell cũng tham gia. Các dịch vụ mới sẽ bao gồm “top-up điện thoại di độngthanh toán bù trừ, xác thực cá nhân và các ứng dụng IoT…”.

2.2.5 Tham gia hệ thống mạng liên ngân hàng toàn cầu

Như đã đề cập, mạng thông tin liên Ngân hàng IINSM được ra mắt như một thí điểm vào năm 2017, mạng thông tin liên ngân hàng J.P của JP Morgan (IINSM) là mạng ngang hàng đầu tiên có thể mở rộng và được ứng dụng bởi công nghệ Blockchain. Từ việc giảm thiểu thời gian trong quy trình thanh toán đa quốc gia, IINSM cho phép thanh toán tiếp cận người thụ hưởng nhanh hơn với ít bước thao tác hơn, IINSM phục vụ để giải quyết các thách thức lâu dài của việc chia sẻ thông tin liên ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được chấp thuận tham gia vào IINSM và tại BIDV cũng đang tập trung nghiên cứu nhằm triển khai các ứng dụng của Blockchain trong hoạt động kinh doanh của mình.

2.2.6 Giải pháp vận dụng hóa đơn điện tử

Tại triển lãm bên lề Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Vietnam ICT Summit 2018 diễn ra vào ngày 18/7/2018, MISA – một doanh nghiệp tiên phong về công nghệ tại Việt Nam sẽ mang đến và giới thiệu giải pháp ứng dụng thành cơng cơng nghệ Blockchain có tên MeInvoice.vn – phần mềm hóa đơn điện tử.

Hàng tháng, các doanh nghiệp đều phải phát hành hàng nghìn hóa đơn cho các giao dịch mua/bán hàng. Việc phát hành hóa đơn giấy tiêu tốn rất nhiều tiền bạc,

thời gian và rủi ro trong việc lưu trữ và quản lý hóa đơn. Để giải quyết tất cả các vấn đề trên, hóa đơn điện tử MeInvoice.vn là giải pháp tối ưu, giúp đơn giản hóa hoạt động gửi/nhận và quản lý hóa đơn.

Điểm vượt trội của hóa đơn điện tử MeInvoice so với những phần mềm hóa đơn điện tử khác là sản phẩm có áp dụng công nghệ Blockchain, đảm bảo tính an tồn, minh bạch và tin cậy của hóa đơn điện tử. Cơng nghệ Blockchain trên MeInvoice được hiểu như một cuốn sổ cái, ghi nhận toàn bộ trạng thái và cập nhật đầy đủ thơng tin về hóa đơn cho các bên tham gia đều có thể kiểm tra và xác thực thông tin.

Từ khi bắt đầu triển khai năm 2011, tính đến nay đã có hơn 3,000 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, áp dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy sẽ giúp giảm thời gian làm thủ tục hành chính thuế, giảm chi phí cho doanh nghiệp như chi phí giấy, mực in, vận chuyển và đặc biệt là chi phí lưu trữ hóa đơn. Đồng thời việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý kinh doanh, hạch toán, kế toán sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngồi ra, sử dụng hóa đơn điện tử còn giúp ngành thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, kịp thời ngăn chặn hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn.

Khơng chỉ được ứng dụng thành cơng nền tảng cơng nghệ Blockchain giúp tăng tính bảo mật, độ an toàn và minh bạch cho hóa đơn, phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.vn của MISA cịn được tích hợp sẵn sàng trên các phần mềm nổi danh của MISA như: phần mềm kế toán MISA SME.NET, phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất AMIS.VN,… Điều này mang lại thuận lợi cho người dùng, ví dụ như tất cả dữ liệu từ phần mềm kế toán MISA SME.NET của doanh nghiệp sẽ được tích hợp sẵn sàng trên phần mềm hóa đơn điện tử Meinvoice.vn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, cơng sức, chỉ cần thực hiện q trình lập, xuất hóa đơn và gửi hóa đơn ngay trên phần mềm.

Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.vn của MISA là một trong những hành động mạnh mẽ đầu tiên trong làn sóng ứng dụng công nghệ Blockchain vào lĩnh vực Tài chính – kế tốn tại Việt Nam. Trong thời gian tới, những doanh nghiệp Việt như MISA sẽ tăng tốc để ứng dụng Blockchain rộng rãi hơn trong nhiều sản phẩm của mình để hịa chung với sự phát triển của cuộc CMCN 4.0.

Như vậy nếu ứng dụng của Misa được vận dụng thành công sẽ là một bước ngoặc lớn cho việc phát triển cơng tác tín dụng Ngân hàng. Hiện nay tại các ngân hàng TMCP việc giải ngân và kiểm soát giải ngân hóa đơn điện tử vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ và đầy đủ. Nên việc ra đời một ứng dụng trung gian kết nối tất cả các tổ chức tín dụng và thơng tin minh bạch hơn sẽ là cơ sở lớn để kiểm sốt mục đích vay vốn của khách hàng và hạn chế việc giải ngân vốn không đúng mục đích qua đó kiểm sốt được nguồn vốn vay và đẩy lùi cơ bản nợ xấu do sử dụng vốn sai mục đích.

2.2.7 Một số cơng ty nghiên cứu về Blockchain và ứng dụng

Hiện tại tại Việt Nam đã có hàng trăm cơng ty Fintech trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chủ yếu là trong lĩnh vực thanh toán. Lĩnh vực Blockchain đã có hơn 5 cơng ty nghiên cứu và triển khai công nghệ Blockchain trong hoạt động kinh doanh của mình như công ty VBTC, Bitcoin Việt Nam, Copyrobo, Carado, Blockchain Labs… cho thấy những động thái tích cực vi mơ giúp các Ngân hàng thương mại tự tin hơn trong công tác nghiên cứu và triển khai cơng nghệ này.

Hình 2.1 Các công ty Fintech tại Việt Nam

2.3 Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng tại một số nƣớc trên thế giới.

2.3.1 Các lý thuyết phân tích các yếu tố tác động đến việc ứng dụng công nghệ

2.3.1.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action-TRA)

Theo lý thuyết này, ý định hành vi có thể được giải thích bằng thái độ đối với hành vi và mức quy chuẩn chủ quan. Thái độ ảnh hưởng hành vi được định nghĩa là: cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một cá nhân về thực hiện các hành vi mục tiêu (Fishbein and Ajzen, 1975). Trong khi đó quy chuẩn chủ quan được đề cập là: người khác cảm thấy thế nào khi bạn làm một việc nào đó.

Hình 2.2: Mơ hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Nguồn: Fishbein and Ajzen, 1975

Theo lý thuyết này, yếu tố quyết định đến hành vi cuối cùng không phải là thái độ mà là ý định hành vi. Lý thuyết này được sử dụng nghiên cứu cho một số lĩnh vực, trong đó chủ yếu là ngành Y, Dược. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng có nghiên cứu sử dụng để giải thích thái độ, hành vi con người sử dụng cơng nghệ trong ngân hàng.

Lý thuyết này được xây dựng nhằm đưa ra một sự nhất quán khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của cá nhân trong việc ra quyết định (Fishbein and Ajzen, 1975). Lý thuyết này có lẽ là một trong các lý thuyết có ảnh hưởng nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ BLOCKCHAIN trong lĩnh vực ngân hàng tại việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)