Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ BLOCKCHAIN trong lĩnh vực ngân hàng tại việt nam (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN

1.3 Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh

Cơ quan xử lý tín dụng trực tuyến Bureau trực thuộc Hiệp hội Ngân Hàng Ba Lan đã ghi lại lịch sử tín dụng của khoảng 150 triệu người châu Âu bằng việc tạo ra giải pháp Blockchain để xử lý dữ liệu của khách hàng.

Hay trường hợp của tập đoàn ngân hàng lớn nhất Tây Ban Nha – Grupo Santander là một người tiên phong trong ứng dụng công nghệ Blockchain vào hoạt động. Họ đã xây dựng một hệ thống thanh toán One Pay FX trên nền tảng Blockchain. Mục tiêu chính của hệ thống này là tối ưu hóa việc thanh toán giữ châu Âu và Nam Mỹ bằng việc sử dụng sổ các phân tán.

Đáng chú ý nhất có lẽ là trường hợp của JPMorgan, ngân hàng này đã tin tưởng tương lai của Blockchain đến nỗi mà họ đã thành lập riêng một doanh nghiệp để nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này. Hiện tại, ngân hàng này đang thử nghiệm các ứng dụng cho các hoạt động tài chính.

Một đại diện của ngân hàng Ba Lan tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục phát triển và áp dụng các giải pháp Blockchain. Mục tiêu của ngân hàng này là tạo nên cuộc cách mạng trong quản lý dữ liệu cho phép người dùng quản lý dữ liệu cá nhân một cách an toàn và bảo mật.

Công nghệ Blockchain thực sự mở ra tiềm năng vô cùng lớn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, tác động to lớn đến quy trình xác nhận giao dịch, quản lý tiền mặt, tối ưu hóa tài sản cũng như các quy trình kinh doanh khác. Cơng nghệ Blockchain sẽ giúp giảm thiểu thời gian từ lúc đăng ký tới lúc hoàn thành giao dịch hoặc giảm thời gian cho các giao dịch liên ngân hàng, chuyển khoản quốc tế hoặc xác nhận thông tin cá nhân.

1.3 Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng Ngân hàng

1.3.1 Thuận lợi

Công nghệ Blockchain hiện tại đang được đánh giá sẽ tạo ra bước tiến mới trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Đặc biệt, với thuật tốn phức tạp, phân tán dữ liệu trên hàng ngàn máy tính khắp thế giới cùng với khả năng đồng bộ hóa cao, minh bạch trong cơng tác vận hành, Blockchain được cho là sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới cho hệ thống bảo mật ngân hàng.

Hiện nay, công nghệ Blockchain được đánh giá là công nghệ bảo mật tuyệt đối cùng với tốc độ xử lý nhanh chóng. Do đó, Blockchain đang là xu hướng ứng dụng được nhiều ngân hàng nghiên cứu triển khai. Theo khảo sát của hãng công nghệ IBM thì trong 4 năm tới, 66% ngân hàng trên thế giới cho biết sẽ triển khai công nghệ Blockchain ở quy mô thương mại. Hiện tại, phần lớn các ngân hàng vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm. HSBC và State Street đã thử nghiệm thành công Blockchain trong các giao dịch trái phiếu. Ngân hàng UBS và Santander thử nghiệm công nghệ này cho các giao dịch thanh toán biên mậu.

Vấn đề tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tốc độ giao dịch đang là mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng thương mại. Việc áp dụng công nghệ Blockchain sẽ thay đổi toàn bộ tư duy giao dịch truyền thống. Vì vậy Blockchain có lợi thế lớn để các ngân hàng thương mại nghiên cứu triển khai.

Toàn thế giới đang trong quá trình đẩy nhanh sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để tránh bị lạc hậu các Ngân hàng thương mại, phải thay đổi và hịa mình trong việc ứng dụng các cơng nghệ mới trong đó có Blockchain.

Ngồi ra chính phủ mỗi quốc gia đều có cơ chế và chính sách riêng cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

1.3.2 Khó khăn

Khó khăn lớn nhất với các ngân hàng thương mại chính là việc khắc phục những nhược điểm của công nghệ Blockchain khi áp dụng vào lĩnh vực Ngân hàng.

Với lượng khách hàng lớn, phát sinh các giao dịch thường xuyên và số lượng người tham gia vào các nút mạng khổng lồ dẫn đến tiêu thụ một lượng lớn dung lượng và dữ liệu. Phần lớn các ngân hàng thương mại hiện nay vẫn chưa xây dựng

cho mình một cơ sở dữ liệu đủ lớn để có thể tự tin áp dụng cơng nghệ Blockchain thay thế cho các giao dịch truyền thống.

Việc thay đổi tư duy giao dịch truyền thống cũng là thách thức khó khăn lớn với các Ngân hàng thương mại. Dù đã và đang trong quá trình xây dựng và phát triển những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 nhưng tư duy nhận thức của cán bộ ngân hàng và khách hàng vẫn còn hạn chế và ngại thay đổi, cũng là những thách thức to lớn khi ngân hàng vận dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động kinh doanh.

Chi phí thay đổi, áp dụng công nghệ cũng là vấn đề nan giải hàng đầu đối với các Ngân hàng thương mại. Việc trích một phần lớn lợi nhuận để chi trả vào việc đổi mới công nghệ cũng là vấn đề lớn mà các ngân hàng thương mại cần phải quan tâm. Phần lớn ngân sách và lợi nhuận giữ lại, các ngân hàng thương mại thường dùng để tăng vốn để đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel, nâng cao vị thế ngân hàng, trả cổ tức cho cổ đông, marketing thúc đẩy phát triển khách hàng hơn là việc đẩy mạnh phát triển cơng nghệ mới mang tính đột phá.

Mạng lưới Ngân hàng rộng khắp, thay đổi công nghệ trong Ngân hàng là thay đổi đồng bộ đến toàn bộ các chi nhánh, phịng giao dịch nên cơng tác đào tạo, truyền thông đến cán bộ, khách hàng và thời gian để triển khai cũng là những khó khăn lớn khi Ngân hàng áp dụng cơng nghệ mới, trong đó có Blockchain.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ BLOCKCHAIN trong lĩnh vực ngân hàng tại việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)