Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 87 - 92)

8. Cấu trúc luận văn

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở

các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

2.6.1. Những ưu điểm

- Đội ngũ CBQL ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh hầu hết đều có trình độ Đại học 93,33% và 100% CBQL có thâm niên cơng tác trên 20 năm. Đây là đội ngũ có kinh nghiệm, là điều kiện thuận lợi trong việc QL nhà trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học.

-Đội ngũ GV giảng dạy ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh có thâm niên công tác trên 15 năm, chiếm tỉ lệ 76,05%. Đây là đội ngũ có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, là điều kiện thuận lợi trong việc truyền thụ kiến thức cho trẻ, xử lý tốt các tình huống sƣ phạm và QL tốt nề nếp hoạt động vui chơi của trẻ.

- GV hiểu biết vững vàng về kiến thức tổ chức HĐVC; GV có kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi theo hƣớng tích cực.

- Chất lƣợng đánh giá HĐVC cho trẻ hàng năm có sự chuyển biến.

- CSVC các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh đảm bảo đáp ứng nhu cầu tổ chức CSVC cho trẻ hiện tại.

-GV nắm vững mục tiêu, nội dung của việc tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo. - Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên.

- Luôn nhận đƣợc sự quan tâm từ PGD&ĐT, lãnh đạo nhà trƣờng, GV, phụ huynh và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng. Lãnh đạo nhà trƣờng luôn sát sao trong công tác chỉ đạo, theo dõi và giám sát, đội ngũ GV là trẻ, năng động, nhiệt huyết với nghề nghiệp, tích cực học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn. PGD&ĐT cũng thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng cho CBQL và GV các trƣờng. Mặc dù kinh phí cịn nhiều khó khăn chung nhƣng vẫn ƣu tiên trong việc đầu tƣ cơ sở vật chất, mua sắm trang bị để cấp cho các trƣờng. Ngồi ra các trƣờng cịn phát huy đƣợc sự kêu gọi, huy động đóng góp thêm về cơ sở vật chất, tinh thần của các tổ chức xã hội vào công tác giáo dục trẻ em.

2.6.2. Những hạn chế

Nhận thức về tổ chức hoạt động vui chơi và quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo: Một số CBQL, GV chƣa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng,

ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động vui chơi và quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non. Mặt khác nhận thức của đội ngũ CBQL, GV chƣa thật sự đồng đều đối với một trƣờng.

- Đội ngũ CBQL lớn tuổi chiếm tỉ lệ cao thì khơng cịn sung mãn với cơng việc, có sức ì và ít nhiều cũng gặp khó khăn trong việc cập nhật công nghệ thông tin trong QL cũng nhƣ đổi mới công tác QLGD.

- Đội ngũ GV lớn tuổi thƣờng có tâm lý ngại đổi mới phƣơng pháp dạy học trong việc tổ chức HĐVC cho trẻ, vì đã có thói quen dạy học truyền thụ kiến thức theo kinh nghiệm, gặp rất khó khăn trong ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các thiết bị hiện đại trong hoạt động.

- Vẫn còn một bộ phận GV nhận thức còn hạn chế về việc đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã sử dụng câu hỏi số 17 phụ lục 1 và kết quả khảo sát tại bảng 2.17.

Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả khảo sát những tồn tại ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động vui chơi.

TT Nội dung 1 1.17 2 2.17 3 3.17 4 4.17 5 5.17 6 6.17

(Nguồn: Phiếu khảo sát)

Ghi chú: (hệ số trung bình);KAH (Khơng ảnh hưởng); KYK (Khơng ý kiến); AH (Ảnh hưởng); RAH (Rất ảnh hưởng)

+ 1.17) Nhận thức của CBQL GV và cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của quản lý HĐVC của trẻ.

+ 2.17) Năng lực quản lý của Hiệu trưởng.

+ 3.17) Nội dung, chương trình, phương pháp, tổ chức HĐVC.

+ 4.17) Năng lực và phẩm chất sư phạm của GV phụ trách lớp.

+ 5.17) Hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện HĐVC.

+ 6.17) Những hạn chế, bất cập trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chơi của trẻ.

rằng “nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý HĐVC của trẻ” là một trong những nguyên nhân “rất ảnh hƣởng” đến công tác quản lý HĐVC của trẻ, nguyên nhân này xếp thứ nhất với điểm trung bình 3,80; nguyên nhân thứ 2 đƣợc coi là “rất ảnh hƣởng” nó là “hệ thống văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo thực hiện hoạt động vui chơi” có 80 ý kiến đánh giá “rất ảnh hƣởng” với điểm trung bình 3,65; bên cạnh đó ngun nhân có ảnh hƣởng lớn nữa là “năng lực quản lý của hiệu trƣởng” với điểm trung bình 3,54.

Cơng tác quản lý hiệu hay khơng cịn phụ thuộc vào năng lực nghề nghiệp của các GV. Bởi vì đây chính là lực lƣợng thực hiện các kế hoạch của Hiệu trƣởng, mặc dù thời gian qua, Phòng GD và ĐT của huyện, BGH các trƣờng mầm non đã tạo điều kiện để các GV học tập nâng cao trình độ chun mơn, tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, song năng lực của một số ít GV vẫn cịn những hạn chế nhất định, với GV lâu năm, kinh nghiệm nhiều nhƣng lại ít năng động hơn trong việc ứng dụng công nghệ để soạn giáo án, tổ chức các HĐVC bằng những phần mềm trên mạng thơng tin điện tử. Trong khi đó thì những GV trẻ thì xơng pha, năng động nhƣng lại thiếu kinh nghiệm.

2.6.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân thành công.

Nguyên nhân của những mặt mạnh nêu trên là do quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc và thực hiện đổi mới của ngành giáo dục. Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Sở GD&DT tỉnh Bình Định, Phịng GD&ĐT Vân Canh; sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng về xây dựng cơ sở vật chất, đầu tƣ cho giáo dục. Đội ngũ CBQL và GV có nhiều kinh nghiệm và vững vàng về năng lực chuyên môn.

CBQL, GV nắm bắt kịp thời, tích cực đổi mới phƣơng pháp, hình thức, nội dung trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ.

Cơ sở vật chất đáp ứng đƣợc yêu cầu cho trẻ đƣợc vui chơi; cũng là điều kiện để đội ngũ GV trẻ, thể hiện khả năng năng động sáng tạo của mình trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ ở trƣờng mầm non. Với trẻ nhỏ “Học bằng chơi, chơi bằng học”, thông qua chơi, trẻ đƣợc trải nghiệm, khám phá, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho mình “Chơi là trƣờng học cuộc sống”.

Nguyên nhân các tồn tại, yếu kém.

Nguyên nhân của những hạn chế là do một phần nhận thức của CBQL và GV về vai trò của tổ chức HĐVC chƣa cao Đội ngũ CBQL chƣa nhận thức đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về giáo dục của cấp mình cơng tác, chƣa nhận thức hết tầm quan trọng của quản lý, chỉ đạo việc thực hiện chƣơng trình GDMN.

Đa số CBQL và GV ngại thay đổi phƣơng pháp vì sợ sai khi muốn thay đổi cách tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Nên chƣa khai thác hết năng lực của đội ngũ GV.

Vẫn cịn hiện tƣợng chạy theo thành tích vẫn cịn tập trung vào việc chăm sóc ni dƣỡng nhiều hơn theo kiểu truyền thống, chƣa mạnh dạng phát huy tổ chức các hoạt động vui chơi đúng nghĩa lấy trẻ làm trung tâm đối với đội ngũ GV.

Kinh phí đầu tƣ về trang thiết bị đồ dùng, đồ dùng còn ở mức hạn chế. Một số trƣờng mầm non chƣa phát huy hết khả năng, về cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ thực hiện chƣơng trình GDMN.

Về trình độ, năng lực theo chuẩn nghề của đội ngũ CBQL và GVMN chƣa đồng đều nên còn hạn chế trong việc quản lý và tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua nghiên cứu thực trạng QL hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh cho thấy:

Chất lƣợng tổ chức hoạt động vui chơi trẻ ở các trƣờng hàng năm có sự chuyển biến tích cực, CSVC đƣợc đầu tƣ xây dựng khang trang đảm bảo để tổ chức các hoạt động vui chơi tích cực; Đội ngũ CBQL và GV có trình độ chun mơn tốt, vững vàng trong công tác QL và tổ chức thực hiện các HĐVC.

Qua khảo sát tình hình kinh tế, xã hội và phát triển giáo dục tại địa bàn huyện Vân Canh, qua bảng thu thập thông tin từ phiếu khảo sát, tham vấn ý kiến của chuyên gia,cùng với kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm quản lý của bản thân, chúng tơi đã có một sự khái qt tƣơng đối đầy đủ về thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

chức HĐVC của trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non, chúng tơi đã có bức tranh tổng thể về thực trạng, những ƣu điểm và hạn chế trên các số liệu thu thập và phân tích đƣợc. Đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để chúng tôi tiếp tục xây dựng chƣơng ba và là cơ sở khoa học, xuất phát từ tình hình cụ thể của địa phƣơng để đề xuất các biện pháp tới các cấp quản lý nhằm nâng cao năng lực quản lý tổ chức HĐVC của trẻ, đáp ứng yêu cầu của GV của GDMN, cũng nhƣ góp phần vào sự phát triển giáo dục mầm non tại địa phƣơng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng này, tác giả mạnh dạn đề xuất một số biện pháp cần thiết để khắc phục ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN CANH, TỈNH

BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w