PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. Cơ sở thực tiển
2.2.2. Kinh nghiệm giảmnghèo của một số địa phương tại Việt Nam
Tỉnh An Giang:
Với mục tiêu tiếp tục đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo một cách bền vững và tồn diện; Tạo mơi trường thuận lợi để người nghèo, tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội và tự lực vươn lên thoát nghèo. Cải thiện, nâng cao mức sống của người nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị, nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo.
Thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 107/QĐ- UBND về định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020, Sở Lao động- TBXH tỉnh An Giang đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện các mơ hình giảm nghèo bền vững, trong đó đã xác định động lực giảm nghèo chính là “tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách giảm nghèo” và một trong những chính sách quan trọng chính là tạo việc làm cho người nghèo.
Từ năm 2018- 2021, tỉnh đã thực hiện 25 mơ hình giảm nghèo, với 750 hộ nghèo, 225 hộ cận nghèo tham gia. Đa số các hộ tham gia có lao động, có ý chí vươn lên thốt nghèo bằng chính lao động của mình, đồng thời phải đáp ứng tốt các điều kiện tham gia mơ hình như mặt bằng, nguồn nguyên liệu và thị trường đầu ra sản phẩm, bao gồm các mơ hình như: Ni gà, ni lươn, nuôi rắn hổ hèo, nuôi dê,
đan đát, làm mộc, trồng nấm rơm, trồng cây đậu phộng,... Tổng kinh phí thực hiện là 3,80 tỷ đồng. Đến nay, có gần 80% hộ sau khi thực hiện mơ hình giảm nghèo đã thốt nghèo, thốt cận nghèo, cụ thể: Có 585 hộ thốt nghèo/750 hộ tham gia mơ hình; Có 178 hộ thốt cận nghèo/225 hộ cận nghèo tham gia mơ hình.
Một số mơ hình mang lại hiệu quả giảm nghèo như: Mơ hình ni rắn hỗ hèo, mơ hình sản xuất và chế biến đường thốt nốt ở các xã An Phú, An Nông, Văn Giáo, thị trấn Tịnh Biên; mơ hình ni cá lóc xã Nhơn Hưng, Nuôi b vỗ béo xã Tân Lập, Sản xuất lúa giống xã An Hảo (thuộc huyện Tịnh Biên); Mơ hình đan giỏ nilon (Vĩnh Trung, An Nông, Nhà Bàn, Thới Sơn huyện Tịnh Biên) thu nhận sản phẩm gia cơng cho người lao động góp phần tạo việc làm và thu nhập cho các hộ nghèo; xã Mỹ An (huyện Chợ Mới) có mơ hình “2B” trồng bắp, ni b vỗ béo; làng nghề mùng, mền xã Bình Hịa, huyện Châu Thành, giải quyết gần 1.000 lao động thu nhập bình qn ít nhất 300.000 đồng/người/ngày; làng nghề rập chuột TT. An Châu, huyện Châu Thành, giải quyết trên 1.000 lao động, trong đó có từ 345 - 450 lao động tại địa phương có thu nhập bình qn từ 2.500.000 đồng - 3.000.000 đồng/người/tháng; các ấp, xã lân cận thu nhập từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng/người/tháng… Ngoài ra hầu hết các hộ đã phát huy được hiệu quả trong việc thực hiện mơ hình, tạo nguồn thu nhập ổn định, từng bước vươn lên để thoát nghèo. Với việc triển khai thực hiện có hiệu quả các mơ hình giảm nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ nghèo của tỉnh từ 9,28% (đầu năm 2018) xuống cịn 3,65% (cuối năm 2021). Trong đó, hộ nghèo người dân tộc thiểu số từ 28,57%/ tổng số hộ dân tộc thiểu số (đầu năm 2018) xuống c n 14,55%/ tổng số hộ dân tộc thiểu số (cuối năm 2021).
Thọ Xuân - Thanh Hóa:
Huyện Thọ Xuân là một trong những huyện của vùng mía đường Lam Sơn, trước đổi mới đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Từ khi có đường lối đổi mới của Đảng cùng với sự mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi nền kinh tế và đời sống nhân dân trong huyện ngày càng khởi sắc. Có được kết quả đó là do huyện đã xác định đúng lợi thế tiềm năng của vùng: Vùng trung du, miền
núi ngoài việc phát triển mạnh mẽ cây cơng nghiệp, tập trung phát triển cây mía đồi tạo thành vùng nguyên liệu lớn cung cấp cho nhà máy đường, đồng thời tăng số lượng đàn trâu bị, phát triển cây cơng nghiệp ngắn ngày phục vụ công nghiệp chế biến. Sau khi thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đời sống nhân dân được nâng lên một cách rõ rệt lương thực bình qn đầu người đạt 425kg/năm, ngồi ra chăn nuôi và các ngành nghề cũng rất phát triển.
Lục Ngạn - Bắc Giang:
Là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có diện tích đất tự nhiên lớn nhất tỉnh (101.000 ha), trong đó đất nơng nghiệp chỉ có 15%, đất lâm nghiệp 54% cịn lại là đất khác. Trước những năm 1992 chưa có chính sách giao đất đến hộ, đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn, trình độ dân trí thấp, lương thực khơng đủ ăn, trong khi đó tỷ lệ tăng dân số vẫn giữ ở mức 3,6%/năm, trình độ sản xuất thấp, phong tục tập quán lạc hậu, tỷ lệ nghèo cao.
Sau những năm đổi mới, ruộng đất và rừng được giao đến hộ và Lục Ngạn đã xác định được cây trồng nên đã mạnh dạn chuyển từ cây trồng chính là cây lương thực sang cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Vì vậy tỷ lệ XĐGN trong huyện có tốc độ nhanh hơn, từ 52% năm 1992 xuống còn 27% năm 1997, đến năm 1998 còn 17,1%. Sau mỗi vụ thu hoạch vải thiều nhân dân có tiền, ngồi việc đầu tư lại cho mở rộng sản xuất và thâm canh, đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm ô tô, xe máy và các trang thiết bị cho gia đình. Đến năm 1999 tồn huyện chỉ cịn 9 - 10% hộ nghèo, ước đến năm 2000 chỉ còn 3% hộ nghèo.