Bài học cho thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN QUẢNG UYÊN, HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 40)

Từ những thành công trong việc xóa đói giảm nghèo ở trong nước cũng như trên thế giới, thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

- Xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp lâu dài gắn liền với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, do đó cần phải kiên trì để thực hiện mục tiêu đề ra trong cả hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, tránh chủ quan nóng vội, bệnh thành tích; phải khơi dậy ý chí tự vươn lên của chính bản thân người nghèo để thực

hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Cấp ủy, chính quyền các cấp phải quán triệt đầy đủ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của mình; phải huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội mới có thể thành công.

Các chính sách giảm nghèo phải thường xuyên được tổ chức rà soát, đánh giá, mang tính hệ thống để người nghèo tiếp cận thuận tiện, hiệu quả hơn; những chính sách qua thực hiện thấy bất hợp lý phải khẩn trương được sửa đổi, thay thế theo hướng giảm những chính sách hỗ trợ trực tiếp thay vào đó là những hỗ trợ mang tính bền vững như dạy nghề, giải quyết việc làm. Chính sách giảm nghèo cần phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn; đầu tư trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, có các chính sách giảm nghèo chung, có chính sách giảm nghèo đặc thù cho từng vùng khó khăn, nhóm người nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội.

Nguồn lực Nhà nước cần được ưu tiên và bố trí kịp thời để thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo, ưu tiên cho các địa bàn nghèo đồng thời có cơ chế để huy động nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và chính bản thân hộ nghèo trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo; các chính sách và nguồn lực phải được công khai, minh bạch, hỗ trợ đúng đối tượng và hiệu quả.

Trên cơ sở các chính sách và Chương trình giảm nghèo bền vững, các xã cần xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trên địa bàn để tổ chức thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo. Thực tế cho thấy xã nào, cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, có sự phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị ở địa phương, thực hiện mở rộng sự tham gia của người dân thì nơi đó, giảm nghèo đạt kết quả cao, ít khiếu kiện và ngược lại.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo cần được tổ chức thường xuyên ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc tổ chức thực thi chính sách; thông qua đó để hạn chế các tiêu cực, lợi dụng chính sách, đảm bảo các chính sách hỗ trợ của nhà nước đến đúng đối tượng và kịp thời.

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo; tuyên truyền, phổ biến các mô hình, điển hình giảm nghèo có hiệu quả để nhân rộng; phê phán các hiện tượng tiêu cực, không muốn thoát nghèo; tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm giảm nghèo, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Quảng Uyên nằm trung tâm huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng cách trung tâm thành phố khoảng 37 km, Với tổng diện tích tự nhiên 18,46 km2, mật độ dân số 330 người/km2. Thị trấn có vị trí:

Phía Bắc giáp xã Quảng Hưng. Phía Nam giáp xã Chí Thảo. Phía Đông giáp xã Độc Lập. Phía Tây giáp xã Phúc Sen.

Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý thị trấn Quảng Uyên

3.1.1.2. Địa hình

Thị trấn Quảng Uyên có địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng thấp dần theo hướng từ Đông Nam sang Tây Bắc, độ dốc trung bình 2%. Độ cao trung bình là 200m so với mặt nước biển, độ cao lớn nhất là 214m. Thị trấn Quảng Uyên thuộc

nơi có tầm nhìn xa, được chia cắt bởi các song - suối nhỏ trong vùng, đất đai tương đối bằng phẳng nên tạo điều kiện tốt cho việc phát triển cây lúa nước.

3.1.1.3. Khí hậu

Theo số liệu của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng, thị trấn Quảng Uyên thuộc vùng tiểu khí hậu cá biệt, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng do đặc điểm của địa hình Cao Nguyên nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới lục địa Cao Nguyên, có nền nhiệt độ cao, nắng nóng. Tổng tích ôn vào loại cao nhất Tây Bắc. Thời gian nắng nóng kéo dài, lượng bốc hơi lớn. Lượng mưa và độ ẩm phân bố theo mùa cụ thể như sau:

- Mùa mưa: Thông thường từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa bình quân hàng tháng trên 150 mm.

- Mùa khô: khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, trong đó tháng 2 hầu như không mưa.

* Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình năm: 21,60C

- Nhiệt độ trung bình cao nhất năm: 39,50C - Nhiệt độ trung bình thấp nhất năm: 15,00C - Tổng tích ôn trong năm: 8.500 - 9.0000C - Số giờ nắng trung bình năm: 2.382 giờ - Biên độ nhiệt ngày đêm 8-100C

- Biên độ nhiệt trong năm 4-50C

* Độ ẩm và lượng bốc hơi:

- Độ ẩm trung bình năm: 82%

- Độ ẩm trung bình cao nhất năm: 91,5% - Độ ẩm trung bình thấp nhất năm: 45% - Lượng bốc hơi trung bình năm: 950mm

* Lượng mưa:

- Lượng mưa trung bình năm: 1.525mm

- Lượng mưa trung bình năm thấp nhất: 1.050mm - Số ngày mưa bình quân năm: 135 ngày

Vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung đến 93,5% lượng mưa cả năm, nhiều nhất là từ tháng 8 đến tháng 10. Có thể thấy, lượng bốc hơi trung bình khá cao so với lượng mưa trung bình vào mùa khô, đây là yếu tố gây ra tình trạng khô hạn nặng trên địa bàn vào mùa khô.

* Chế độ gió:

Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây, Tây Nam, tốc độ gió đầu mùa đạt 2,5-3m/s. Vào mùa khô, hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau hướng gió chuyển dần sang hướng Đông do hoàn lưu khí quyển Thái Bình Dương lớn mạnh dần lấn át hướng gió Tây Nam. Gió Đông thổi mạnh, tốc độ gió bình quân 4,5 - 6 m/s, cá biệt có ngày tốc độ gió thổi đạt trên 6m/s, nhân dân ta thường gọi là gió chướng.

Thị trấn Quảng Uyên nằm ở phía Tây Trường Sơn nên hầu như không có bão, chỉ bị ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới vào thời kỳ đầu mùa mưa.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Mạng lưới thủy văn của thị trấn Quảng Uyên khá phong phú và được trải đều với nhiều kênh, suối, hồ. Dòng chảy chính trên địa bàn là song Mê Kong và các phụ lưu của nó, Hướng chủ đạo của các dòng chảy chính là hướng Đông Nam-Tây Bắc và chẽ ra các hướng xung quanh. Lưu lượng nước của các suối ảnh hưởng theo mùa, mùa mưa nước dâng nhanh thường gây ra ngập úng ở một số vùng trũng, mùa khô nước bị cạn kiệt, dòng chảy nhỏ, khả năng giữ nước kém, tiêu đến sản xuất nông nghiệp . Hao nước rất nhanh gây hạn hán trên diện rộng, kéo dài, ảnh hưởng xấu

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp năm 1978 và kết quả điều tra bổ sung chuyển đổi tên loại đất theo hệ thống phân loại của FAO-UNESSCO năm 1995 thì trên địa bàn thị trấn có các nhóm đất chính với 4

đơn vị đất khác nhau là: đất xám bạc màu trên đá cát; đất đỏ vàng trên đá phiến sét; đất vàng nhạt trên đá cát; đất phù sa ngòi suối.

Trong đó:

- Đất xám bạc màu trên đá cát (Xa), diện tích 300ha, chiếm 22,00% tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha và thịt nhẹ, thường chua, độ phì kém, đặc biệt rất nghèo lân, song có thể bố trí cây trồng ngắn ngày, đồng cỏ chăn thả, mía, cây điều ở những nơi có tầng đât dày, ít đá lộ đầu và ít dốc, độ dày tầng đất từ 50-70cm.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs), diện tích 405ha, chiếm 29,60% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đến thịt nặng, pHKCL= 4,0-5,1, mùn và đạm tổng số đạt trung bình đến khá, lân và kali tổng số khá, lân dễ tiêu nghèo, độ dày tầng đất từ 50- 100cm. Trên đất này có thể bố trí cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), diện tích 196ha, chiếm 14,40% tổng diện tích tự nhiên, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, pHKCL= 4,0-4,8, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu, song hàm lượng kali khá, hàm lượng nhôm di động lớn, độ no bazơ thấp, thích hợp cho việc bố trí cây ngô, cây ăn củ, đậu các loại, chuối, độ dày tầng đất trên 100cm.

- Đất phù sa ngòi - suối (Py) diện tích 464 ha, chiếm 34,00% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu bám dọc theo suối và rải rác ven lưu vực các con suối, sông rạch… thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 100cm, kết cấu viên, tơi xốp. Đây là loại đất có độ phì cao, thích hợp nhất với các loại cây hoa màu như ngô, lạc, đậu, đặc biệt là lúa nước.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế

3.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập * Dân số:

- Năm 2018 là 2.573hộ; 11.463khẩu. Trong đó DTTS 621 hộ; 3.072 khẩu, chiếm 26,8% dân số toàn thị trấn.

- Năm 2019 là 2.755 hộ; 12.492 khẩu. Trong đó DTTS 663 hộ; 3.338 khẩu chiếm 26,72% dân số toàn thị trấn.

- Năm 2020 là 2.833 hộ, 11.691 khẩu. Đồng bào dân tộc thiểu số là 663 hộ, 3.338 khẩu, chiếm 28,55% dân số toàn thị trấn.

Trên địa bàn thị trấn có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: dân tộc Kinh, JaRai, Êđê, M’Nông, K’Ho, Lào, Hoa, Nùng, Tày, Mường, Thái, Cao Lan, Thổ, Sán Chỉ, Dao, Chăm, GBoăn (CPC), mỗi dân tộc có một phong tục tập quán, bản sắc văn hóa riêng đã hình thành nên một nền văn hoá rất đa dạng, phong phú và độc đáo, thể hiện sự giàu có, đa dạng của kho tàng văn hoá dân gian, tinh thần cộng đồng luôn được tôn trọng và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp vẫn còn tồn tại những hủ tục lạc hậu và những vấn đề phức tạp về tư tưởng dễ bị lôi kéo, kích động bởi các thế lực thù địch, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc… đã gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Quy mô dân số giai đoạn 2018 - 2020: Tốc độ tăng dân số trung bình mỗi năm khoảng 5,00%/năm, trong đó chủ yếu là do tăng dân số cơ học, bình quân mỗi năm dân số tăng khoảng 520 người. Những năm gần đây do làm tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị trấn có xu hướng ổn định, tuy nhiên tình hình biến động dân số cơ học trên địa bàn lại rất phức tạp. Quy mô khẩu/hộ giao động khoảng 3,7 đến 5,7 khẩu/hộ, quy mô hộ trung bình năm 2020 của thị trấn là 4,23 khẩu/hộ.

* Lao động và việc làm:

Tính đến năm 2020, tổng số lao động trong độ tuổi của thị trấn là 5.870 người, chiếm 45,50% tổng dân số toàn thị trấn. Nguồn lao động dồi dào xong chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn, tình trạng không có hoặc thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc. Vì vậy, khi nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế thì việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, đồng thời mở rộng và phát triển các ngành nghề sẽ là vấn đề

then chốt tạo công ăn việc làm mới và tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời, trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho lao động địa phương để đưa học công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất phù hợp với điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.

* Thu nhập và mức sống:

Mức sống của dân cư chịu tác động của nhiều yếu tố, nhưng trước hết là trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội. Trong những năm đây, thị trấn đã tăng cường phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ ngân sách của cấp trên, thực hiện lồng ghép tốt các chương trình, dự án trên địa bàn thị trấn cho nên tình hình kinh tế - xã hội đã có bước phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận cư dân trên địa bàn được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp so với mức trung bình chung của tỉnh.

Trong giai đoạn 2018 - 2020, thu nhập bình quân đầu ng¬ười tăng từ 4,8 triệu đồng/người/năm vào năm 2018, tăng lên 6,842 trđ/người/năm vào năm 2020; tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng từ 6.691 tấn vào năm 2018, tăng lên 8.900 tấn vào năm 2020; bình quân lương thực đầu ng¬ười tăng từ 700kg/người/năm vào năm 2018, tăng lên 761kg/người/năm vào năm 2020.

Năm 2020 là năm cuối thực hiện chương trình quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2018 - 2020, trong giai đoạn này, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 9,07%. Theo chuẩn nghèo mới, tính đến 2020 toàn thị trấn còn 194 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ là 11,96%. Số hộ nghèo đã giảm từ 256 hộ vào năm 2018 xuống còn 194 hộ vào năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,2% vào năm 2018 xuống còn 11,96% vào năm 2020.

3.1.2.2. Công tác giáo dục và đào tạo

Nhận thức rõ quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội nên sự nghiệp giáo dục của thị trấn luôn được chú trọng đầu tư phát triển thích đáng. Nhìn chung, ngành giáo dục trên địa bàn thị trấn trong những năm gần đây có những chuyển biến đáng khích lệ cả về quy mô trường lớp, số lượng học sinh, cơ sở vật chất cũng như chất lượng dạy và học.

* Hiện trạng, các công trình giáo dục trên địa bàn thị trấn bao gồm: - Trường học thuộc quản lý của huyện

+ 01 trường PTDTNT

+ 01 trường THP+ 01 trung tâm GDTX - Trường học thuộc quản lý của thị trấn + Trường THCS: 01 trường, 25 phòng học + Trường Tiểu học: 03 trường, 56 phòng học + Trường Mầm non: 02 trường, 31 phòng học.

Tổng số phòng học là 112 phòng, mỗi trường đều có nhà vệ sinh, hệ thống nước máy và giếng nước hợp vệ sinh.

* Tổng số giáo viên, cán bộ nhân viên thuộc 3 bậc học: Mầm non, Tiểu học và THCS là 203 người, trong đó giáo viên đứng lớp là 153 giáo viên:

- Mầm non: 49 cán bộ, trong đó 30 giáo viên đứng lớp - Tiểu học: 95 cán bộ, trong đó 74 giáo viên đứng lớp - THCS: 59 cán bộ, trong đó 49 giáo viên đứng lớp

Đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo chính quy, đảm bảo chất lượng về chuyên môn.Trong tổng số 203 cán bộ, giáo viên, có trình độ đại học, cao đẳng là 138 giáo viên, trình độ trung cấp 15 giáo viên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN QUẢNG UYÊN, HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)