Các chính sách giảmnghèo tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN QUẢNG UYÊN, HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 59 - 71)

PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng giảmnghèo tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao

4.1.1. Các chính sách giảmnghèo tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh

Cao Bằng

4.1.1. Các chính sách giảm nghèo tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa,tỉnh Cao Bằng tỉnh Cao Bằng

4.1.1.1. Các chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập

a. Chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nghèo là một trong những giải pháp quan trọng của chương trình giảm nghèo bền vững tại thị trấn Quảng Uyên.

Thực hiện tốt chương trình dạy nghề cho lao động nơng thơn theo quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2009 về phê duyệt đề án “đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đến năm 2020”. Phịng Lao động thương binh và xã hội huyện đã phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức các mơ hình dạy nghề ngắn hạn gắn với tạo việc làm cho người nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người khuyết tật, người bị thu hồi đất canh tác. Huyện đã phối hợp với các công ty, trang trại trên địa bàn để tạo điều kiện để người nghèo trong độ tuổi lao động được làm việc trên các cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện.

Qua các năm từ 2019 - 2021 thực hiện chính sách dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo trên địa bàn thị trấn Quảng Uyên, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cũng đạt được những kết quả khả quan, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

Bảng số liệu trên cho thấy tình hình dạy nghề và giới thiệu việc làm cho lao động hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn thị trấn Quảng Un có những bước tiến, chuyển biến tích cực thông qua các hoạt động truyền thông, cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, gắn công tác dạy nghề với giải quyết việc làm, phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tuyên truyền thông tin tuyển dụng lao động.

Năm 2018, huyện đã tổ chức dạy nghề cho 105 lao động nông thông và lao động nghèo đồng thời cũng giới thiệu việc làm cho 54 lao động. Năm 2019, tồn huyện có 204 lao động được dạy nghề và 61 lao động được giới thiệu việc làm. Năm 2020 có thất cả 254 lao động được dạy nghề và 125 lao động được giới thiệu việc làm. Đến năm 2021 có tất cả 315 lao động được dạy nghề và 145 lao động được giới thiệu việc làm.

Bằng sự tác động của các chương trình phát triển kinh tế- xã hội và các chính sách khác, cơng tác giải quyết việc làm đã có nhiều chuyển biến tích cực thơng qua chương trình cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tổ chức phiên giao dịch việc làm, phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tuyên truyền thông tin tuyển dụng lao động, tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát về cung, cầu lao động từ đó xây dựng kế hoạch về dạy nghề, giải quyết việc làm, kết nối thông tin giữa cung và cầu lao động. Kết quả trong cả giai đoạn từ 2018 đến 2021, toàn huyện đã dạy nghề được cho tất cả 878 lao động nông thôn, lao động nghèo và đã giới thiệu tất cả là 436 việc làm cho lao động.

Bảng 4.1. Kết quả dạy nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nghèo và cận nghèo

Diễn giải ĐVT 2018 2019 2020 2021 Tổng

- Dạy nghề cho lao động nông thôn và lao động nghèo

Người 105 204 254 315 878 - Giới thiệu việc làm Người 54 61 125 245 436

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội năm 2018,2019,2020,2021)

b. Chính sách vay vốn ưu đãi cho người nghèo

Mục tiêu của chính sách là cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tự vượt nghèo.

Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã thực hiện hỗ trợ lãi suất 100% đối với các hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 3729/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Chính sách đã cung cấp tín dụng ưu đãi, chủ yếu là tín dụng quy mơ nhỏ cho các gia đình nghèo với thủ tục vay và thu hồi vốn đơn giản, thuận tiện, nhanh

chóng, phù hợp với người nghèo. Áp dụng linh hoạt phương thức cho vay, kết hợp giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời, thực hiện giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay để hạn chế tình trạng nợ đọng và sử dụng vốn vay không hiệu quả. Phối hợp cung cấp tín dụng với khuyến nơng, đào tạo nghề, hỗ trợ đất sản xuất và tiêu thụ sản phẩm... để vốn vay của người nghèo được sử dụng có hiệu quả.

Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng, cho vay vốn đối với hộ nghèo, trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2021 tổng kinh phí cho vay là 23.872 triệu đồng.

Trong đó:

- Năm 2018 đã giải quyết cho 20 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền: 600 triệu đồng; 2 dự án giải quyết việc làm số tiền 50 triệu đồng. Phối hợp với các ngành chức năng và địa phương thẩm định các dự án cho vay từ quỹ quốc gia về việc làm cho 38 dự án số tiền 760 triệu đồng.

- Năm 2019 đã giải quyết cho 15 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền: 450 triệu đồng; 2 dự án giải quyết việc làm số tiền 68 triệu đồng. Phê duyệt cho vay đối với 56 dự án phát triển sản xuất, kinh doanh với tổng kinh phí 1.150 triệu đồng.

- Năm 2020 đã giải quyết cho 10 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền: 300 triệu đồng; quyết định cho vay 40 dự án từ Quỹ Quốc gia về việc làm với tổng số vốn 800 triệu đồng.

- Năm 2021 đã giải quyết cho 8 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền: 240 triệu đồng; Phê duyệt cho vay 10 dự án kinh doanh, phát triển sản xuất với tổng số vốn 800 triệu đồng. 100% hộ nghèo đã tiếp cận được với nguồn vốn cho vay ưu đãi. Việc vay vốn được bình xét dân chủ từ cơ sở, thơng qua hình thức tín chấp của các hội, đồn thể. Cơng tác quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích và bước đầu mang lại hiệu quả. Nguồn vốn cho vay ưu đãi hộ nghèo đã góp phần cùng với các nguồn lực khác tạo ra cho một số hộ chuyên canh sản xuất như trồng rừng, phát triển trang trại, nuôi trồng thuỷ hải sản... Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn c n cao, chủ yếu những năm trước đây cho vay từ quỹ XĐGN, vay dư án nuôi cá lồng bè, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nên việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả chưa cao.

c. Chính sách về tập huấn khoa học kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất và phát triển kinh tế

Trong những năm qua thị trấn Quảng Uyên đã chỉ đạo thực hiện chính sách như sau:

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn về cách làm ăn, kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và tham quan mơ hình trình diễn để hộ nghèo học tập.

- Các hội đoàn thể phối hợp với trạm khuyến nông, thú y, tổ chức tập huấn hướng dẫn cách làm ăn, ph ng trừ dịch bệnh và hướng dẫn sử dụng vốn có hiệu quả.

- Giúp đỡ hộ nghèo về cây giống, con giống có năng suất chất lượng cao, phân bón thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn phục vụ chăn ni, trồng trọt.

Hỗ trợ kinh phí tiêm ph ng dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản cho hộ nghèo.Vận động hội viên đoàn viên làm ăn khá giỏi tham gia giúp đỡ hướng dẫn các hội Vận động hội viên đoàn viên làm ăn khá giỏi tham gia giúp đỡ hướng dẫn các hội viên, đoàn viên nghèo, cận nghèo cách làm ăn phấn đấu thốt nghèo, khơng để hội viên, đồn viên mình tái nghèo.

- Tập huấn, phổ biến kiến thức sản xuất, xây dựng các mơ hình sản xuất trang trại tập trung, mơ hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, mơ hình cơng nghệ cao, chuyển giao khoa học cơng nghệ.

- Khuyến khích phát triển kinh tế nơng thơn, phát triển ngành nghề, đặc biệt các nghề truyền thống, ngành nghề quy mơ nhỏ, nhóm hộ gia đình.

Kết quả thực hiện như sau:

Năm 2021, thị trấn chỉ đạo phòng Kinh tế tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, ph ng trừ sâu bệnh cho 100% hộ nghèo và các hộ gia đình có nhu cầu với kinh phí 157 triệu đồng. Đồng thời đầu tư kinh phí mua 50 tấn phân đạm Urê với tổng trị giá 315 triệu đồng cấp cho hộ nghèo để phục vụ sản xuất. Thông qua kiến thức tập huấn về khoa học kỹ thuật đã giúp người nông dân áp dụng vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, tăng nhanh giá trị thu nhập/ha canh tác. Các Hội, đoàn thể của huyện và cơ sở đã tổ chức tập huấn hướng dẫn cách làm ăn cho 100% người thuộc đối tượng thanh niên, hội viên Hội Cựu

chiến binh, Hội phụ nữ, Hội Nơng dân; hỗ trợ phân bón, cây con giống phục vụ sản xuất cho 20 lượt hộ nghèo và cận nghèo với tổng kinh phí trên 100 triệu đồng.

4.1.1.2. Các chính sách tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội

a. Chính sách hỗ trợ về y tế

- Thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 100% người nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo.

- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các đơn vị y tế cơ sở và đẩy mạnh các hoạt động xã hội hố chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo.

- Hỗ trợ 50% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho thành viên hộ cận nghèo. - Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo. Ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo.

Kết quả đạt được trong năm 2021 như sau: Tổng số lượt người khám bệnh năm 2021 là 6.892 lượt, trong đó số lượt bệnh nhân điều trị nội trú là 3.411 lượt, số bệnh nhân chuyển viện là 49 ca. 100% số người nghèo được nhận bảo hiểm y tế và 100% số hộ cận nghèo được hỗ trợ 50% bảo hiểm y tế. Chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho các đối tượng thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, quân nhân tham gia kháng chiến dưới 20, trợ cấp xã hội, trợ cấp thanh niên xung phong kịp thời, đầy đủ; cấp phát 110 thẻ khám, chữa bệnh cho đối tượng là người có cơng, người hoạt động kháng chiến, dân quân du kích tập trung, cựu chiến binh, các đối tượng là người tàn tật, 56 thẻ khám, chữa bệnh cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, 129 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn đầy đủ, kịp thời. Phối hợp với Bệnh viện tổ chức khám, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho trên 300 lượt cán bộ, nhân dân trong huyện. Cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm trên địa bàn được đảm bảo, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

- Chỉ đạo ngành giáo dục đào tạo huyện tiếp tục thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác đối với học sinh thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ sách vở đồ dùng học tập cho học sinh tàn tật, mồ côi thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nhằm phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Ngoài ra tăng cường vận động các đoàn thể, tổ chức đơn vị và các nhà hảo tâm hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, cấp học bổng, biểu dương các học sinh nghèo, cận nghèo vượt khó vươn lên trong học tập.

- Các hội đồn thể, ngân hàng chính sách xã hội, UBND các xã phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình nghèo, gia đình hồn cảnh khó khăn có con đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề được vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-CP của Chính phủ, khơng để học sinh, sinh viên phải bỏ học vì lý do khơng có tiền.

- Thực hiện chính sách cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh con hộ nghèo, hộ chính sách theo Nghị định 49/NĐ-CP.

- Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo. Giảm 50% học phí cho học sinh phổ thơng, trẻ em học mẫu giáo thuộc hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

- Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên cơng tác ở địa bàn khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”; ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo, thơn đặc biệt khó khăn.

Với sự nỗ lực thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo kết quả đã đật được trong năm 2021 như sau:

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2020-2021 với 72 thí sinh tại 01 Hội đồng thi đảm bảo nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.

Tổng kết năm học 2020-2021 với kết quả học tập bậc tiểu học: Giỏi 38%; khá 35,2%; trung bình 25,2%; Học sinh hồn thành chương trình tiểu học là 98/98 = 100%. Trung học cơ sở: Giỏi 12,84%; khá: 39,1%; trung bình: 47,16%; loại yếu

0,9%; tổ chức khai giảng năm học mới 2021-2015 và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường tại tất cả các trường học trên địa bàn đúng thời gian, trang nghiêm và thiết thực, ngay sau Lễ khai giảng đã huy động 1.426 học sinh các cấp học tới trường. Duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi bậc tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đến nay tồn huyện có 09/09 trường học đạt chuẩn quốc gia. Kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm học 2021-2015 tồn huyện có 25 em thi đỗ vào các trường đại học,cao đẳng trong cả nước. 100% học sinh nghèo được nhận các trợ cấp, được miễn giảm các khoản đóng góp. Tặng quà cho 20 em học sinh nghèo có hồn cảnh khó khăn tổng trị giá là 10.000.000 đồng.

Ngồi việc thực hiện chương trình kiên cố hố trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên, các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa,... cho học sinh con hộ nghèo theo quy định của Nhà nước, những năm qua huyện ln chú trọng mơ hình “bán trú” để thu hút những học sinh của thị trấn theo học, trợ cấp sinh hoạt phí cho trẻ em nghèo ở các lớp bán trú với mức 250.000 đồng/tháng. Hàng năm học sinh, sinh viên con hộ nghèo theo học tại các trường từ bậc học mầm non đến THPT; đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề cơng lập được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định. Thực hiện tốt chế độ cử tuyển đối với con em thuộc diện nghèo, con thương binh, liệt sĩ, hàng năm có từ 3 - 5 học sinh được xét cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, THCN.

c. Hỗ trợ về nhà ở và tiền điện

Phát động quỹ “đền ơn đáp nghĩa” và quỹ “Vì người nghèo” đến các ngành đoàn thể triển khai đến đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn huyện tạo dựng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN QUẢNG UYÊN, HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 59 - 71)