PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm kinh tế
3.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập * Dân số:
- Năm 2018 là 2.573hộ; 11.463khẩu. Trong đó DTTS 621 hộ; 3.072 khẩu, chiếm 26,8% dân số toàn thị trấn.
- Năm 2019 là 2.755 hộ; 12.492 khẩu. Trong đó DTTS 663 hộ; 3.338 khẩu chiếm 26,72% dân số toàn thị trấn.
- Năm 2020 là 2.833 hộ, 11.691 khẩu. Đồng bào dân tộc thiểu số là 663 hộ, 3.338 khẩu, chiếm 28,55% dân số tồn thị trấn.
Trên địa bàn thị trấn có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: dân tộc Kinh, JaRai, Êđê, M’Nông, K’Ho, Lào, Hoa, Nùng, Tày, Mường, Thái, Cao Lan, Thổ, Sán Chỉ, Dao, Chăm, GBoăn (CPC), mỗi dân tộc có một phong tục tập quán, bản sắc văn hóa riêng đã hình thành nên một nền văn hố rất đa dạng, phong phú và độc đáo, thể hiện sự giàu có, đa dạng của kho tàng văn hố dân gian, tinh thần cộng đồng luôn được tôn trọng và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp vẫn còn tồn tại những hủ tục lạc hậu và những vấn đề phức tạp về tư tưởng dễ bị lơi kéo, kích động bởi các thế lực thù địch, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc… đã gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn.
Quy mơ dân số giai đoạn 2018 - 2020: Tốc độ tăng dân số trung bình mỗi năm khoảng 5,00%/năm, trong đó chủ yếu là do tăng dân số cơ học, bình quân mỗi năm dân số tăng khoảng 520 người. Những năm gần đây do làm tốt công tác dân số, kế hoạch hố gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị trấn có xu hướng ổn định, tuy nhiên tình hình biến động dân số cơ học trên địa bàn lại rất phức tạp. Quy mô khẩu/hộ giao động khoảng 3,7 đến 5,7 khẩu/hộ, quy mơ hộ trung bình năm 2020 của thị trấn là 4,23 khẩu/hộ.
* Lao động và việc làm:
Tính đến năm 2020, tổng số lao động trong độ tuổi của thị trấn là 5.870 người, chiếm 45,50% tổng dân số toàn thị trấn. Nguồn lao động dồi dào xong chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, lao động phổ thơng chiếm tỷ trọng lớn, tình trạng khơng có hoặc thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động nơng nhàn vẫn là vấn đề bức xúc. Vì vậy, khi nơng nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế thì việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, đồng thời mở rộng và phát triển các ngành nghề sẽ là vấn đề
then chốt tạo công ăn việc làm mới và tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời, trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho lao động địa phương để đưa học công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất phù hợp với điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.
* Thu nhập và mức sống:
Mức sống của dân cư chịu tác động của nhiều yếu tố, nhưng trước hết là trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội. Trong những năm đây, thị trấn đã tăng cường phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ ngân sách của cấp trên, thực hiện lồng ghép tốt các chương trình, dự án trên địa bàn thị trấn cho nên tình hình kinh tế - xã hội đã có bước phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận cư dân trên địa bàn được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp so với mức trung bình chung của tỉnh.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, thu nhập bình qn đầu ng¬ười tăng từ 4,8 triệu đồng/người/năm vào năm 2018, tăng lên 6,842 trđ/người/năm vào năm 2020; tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng từ 6.691 tấn vào năm 2018, tăng lên 8.900 tấn vào năm 2020; bình qn lương thực đầu ng¬ười tăng từ 700kg/người/năm vào năm 2018, tăng lên 761kg/người/năm vào năm 2020.
Năm 2020 là năm cuối thực hiện chương trình quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2018 - 2020, trong giai đoạn này, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 9,07%. Theo chuẩn nghèo mới, tính đến 2020 tồn thị trấn còn 194 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ là 11,96%. Số hộ nghèo đã giảm từ 256 hộ vào năm 2018 xuống còn 194 hộ vào năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,2% vào năm 2018 xuống còn 11,96% vào năm 2020.
3.1.2.2. Công tác giáo dục và đào tạo
Nhận thức rõ quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội nên sự nghiệp giáo dục của thị trấn ln được chú trọng đầu tư phát triển thích đáng. Nhìn chung, ngành giáo dục trên địa bàn thị trấn trong những năm gần đây có những chuyển biến đáng khích lệ cả về quy mô trường lớp, số lượng học sinh, cơ sở vật chất cũng như chất lượng dạy và học.
* Hiện trạng, các cơng trình giáo dục trên địa bàn thị trấn bao gồm: - Trường học thuộc quản lý của huyện
+ 01 trường PTDTNT
+ 01 trường THP+ 01 trung tâm GDTX - Trường học thuộc quản lý của thị trấn + Trường THCS: 01 trường, 25 phòng học + Trường Tiểu học: 03 trường, 56 phòng học + Trường Mầm non: 02 trường, 31 phòng học.
Tổng số phòng học là 112 phịng, mỗi trường đều có nhà vệ sinh, hệ thống nước máy và giếng nước hợp vệ sinh.
* Tổng số giáo viên, cán bộ nhân viên thuộc 3 bậc học: Mầm non, Tiểu học và THCS là 203 người, trong đó giáo viên đứng lớp là 153 giáo viên:
- Mầm non: 49 cán bộ, trong đó 30 giáo viên đứng lớp - Tiểu học: 95 cán bộ, trong đó 74 giáo viên đứng lớp - THCS: 59 cán bộ, trong đó 49 giáo viên đứng lớp
Đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo chính quy, đảm bảo chất lượng về chuyên môn.Trong tổng số 203 cán bộ, giáo viên, có trình độ đại học, cao đẳng là 138 giáo viên, trình độ trung cấp 15 giáo viên.
* Tổng số học sinh năm 2019 - 2020: thuộc 3 bậc học: Mầm non, Tiểu học và THCS là 2.753 học sinh, trong đó:
- Học sinh mầm non: 531 học sinh, trong đó là DTTS 121 học sinh - Học sinh tiểu học: 1.406 học sinh, trong đó là DTTS 508 học sinh - Học sinh trung học cơ sở: 916 học sinh, trong đó là DTTS 124 học sinh. Thị trấn đã hồn thành xong chương trình phổ cấp THCS, hồn thành giai đoạn I về xây dựng trường chuẩn Quốc gia đối với trường Tiểu học thị trấn Quảng Uyên và đề nghị công nhận chuẩn quốc gia đối với trường mầm non Quảng Uyên
3.1.2.3. Cơng tác văn hố, thơng tin * Hệ thống thông tin liên lạc:
Đến năm 2020 hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn thị trấn ngày càng được hiện đại hóa, phần nào đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cũng như giao lưu với các vùng xung quanh của người dân địa phương. Trên địa bàn thị trấn đã có
Bưu điện huyện thuộc quản lý của thị trấn Quảng Uyên, được xây dựng kiên cố, khang trang. Hoạt động của mạng lưới đường thư an toàn ổn định phục vụ thông tin kịp thời. Mạng lưới viễn thơng vận hành an tồn thơng suốt. Đường dây điện thoại đã có tới tất cả các thơn, , tổ dân phố; 100% các điểm dân cư đã được phủ sóng điện thoại di động và kết nối dịch vụ internet. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn có 3.683 máy điện thoại, bình qn ≈ 1,35máy/hộ, trên 95% hộ gia đình có ti vi.
* Cơ sở văn hóa:
Cấp ủy, chính quyền thị trấn ln quan tâm đến các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm khơi dậy truyền thống, bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn, kiên quyết đấu tranh xố bỏ các hủ tục lạc hậu, duy trì và đẩy mạnh phong trào toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư, tập trung chỉ đạo việc khai trương xây dựng và tổ chức xét duyệt cơng nhận thơn, , tổ dân phố văn hố, tổ chức đăng ký gia đình - cơ quan - đơn vị, thơn, , tổ dân phố văn hóa. Kịp thời động viên khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa. Tổ chức tham gia, thực hiện đầy đủ các chương trình văn nghệ - thể thao chào mừng các ngày tết, lễ kỷ niệm lớn ở thị trấn và huyện, nội dung phong phú, phát huy gìn giữ được bản sắc văn hóa các dân tộc. 100% thơn, , tổ dân phố xây dựng và tổ chức thực hiện tốt hương ước, quy ước. Tính đến năm 2020, có 15/20 thơn, , tổ dân phố đạt tiêu chuẩn thơn, văn hố, trên 85% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa và 100% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Nhìn chung, việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ln được Đảng bộ và chính quyền xã quan tâm. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn đã có 5/20 thơn, , tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng và đều đã được xây dựng kiên cố, đảm bảo không gian sinh hoạt văn hóa của nhân dân.
3.1.2.4. Cơng tác Y tế
* Cơ sở vật chất: Hiện nay, ngoài bệnh viện đa khoa huyện với diện tích chiếm đất 1,68 ha đóng trên địa bàn thì thị trấn Quảng Un cịn có 1 trạm y tế được xây dựng khá hoàn chỉnh, cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng được yêu cầu khám và điều trị ban đầu cho nhân dân trong xã, đảm bảo nhu cầu thiết yếu tuyến trạm cơ sở, đạt trạm chuẩn Quốc gia về y tế.
* Nhân lực: Ngoài 06 Y sỹ, Y tá trực tại trạm cịn có đội ngũ cán bộ cộng tác viên Y tế ở thôn, , tổ dân phố gồm 20 người thường xun làm tốt cơng tác phịng chống dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và triển khai thực hiện các chương trình Y tế quốc gia đến tận thôn, , tổ dân phố.
* Công tác khám chữa bệnh: Cơng tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được quan tâm, được thực hiện liên tục, chu đáo. Thực hiện đầy đủ các chính sách thuộc chương Y tế quốc gia. Thuốc, vật tư Y tế đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở, công tác tuyên truyền, tiêm chủng và phịng chống dịch bệnh ln được thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch giao. Năm 2020 đã khám và điều trị cho 4.355 lượt bệnh nhân, chủ yếu là các bệnh như viêm phổi, sốt rét, chứng lỵ, tiêu chảy… Bệnh nhân đến trạm khám chữa bệnh đều được hưởng các chính sách theo đúng qui định của Nhà nước. Thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng quốc gia, cụ thể tiêm Vacxin sởi đạt trên 95%, tiêm Vacxin viêm não nhật bản đạt 92%, phụ nữ có thai và phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi tiêm UV2 đạt 100%, trẻ em tiêm chủng đủ mũi đạt 100%. Quản lý, điều trị bệnh nhân đảm bảo đúng tuyến và khả năng điều trị, không để xảy ra tử vong tại trạm.
Hàng năm thị trấn đều phối hợp với trung tâm Y tế huyện tổ chức tập huấn cho đội ngũ y tế, cán bộ y tế cộng đồng, thực hiện tốt việc phòng bệnh và vệ sinh môi trường tại thôn, , tổ dân phố.
3.1.2.5. Quản lý sử dụng đất
* Cơng tác quản lý đất đai:
Tính đến năm 2019, tổng diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 807,94 ha, đạt 59,20% tổng diện tích tự nhiên, số giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất là 2.704 giấy, trong đó cấp cho hộ gia đình là 2.662 giấy, diện tích là 782,53 ha; cấp cho tổ chức 42 giấy, diện tích là 25,41 ha. Trong đó, cấp theo Dự án 31 (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức công sử dụng đất trên địa bàn thị trấn theo Chỉ thị 31) là 19,42 ha, 31 giấy cho 24 tổ chức.
Trong năm 2019 đã cấp được 55 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó đất ở là 40 giấy, đất nơng nghiệp là 15 giấy.
* Về tình hình sử dụng đất của thị trấn
Bảng 3.1. Diện tích, cơ cấu đất nơng nghiệp năm 2019
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất nơng nghiệp 897,74 100
Trong đó:
1.1. Đất lúa nước 180,23 20,08 1.2. Đất trồng cây hàng năm còn lại 140,02 15,60 1.3. Đất trồng cây lâu năm 510,96 56,91 1.4. Đất rừng sản xuất 60,77 6,77 1.5. Đất nuôi trồng thủy sản 5,76 0,64
(Nguồn: UBND thị trấn Quảng Uyên năm 2019)
Quỹ đất dùng cho sản xuất nơng nghiệp thì đất dùng trồng cây lâu năm chiếm đến 56,91%, chủ yếu là cây Điều. Đây là cây có một thời gian dài được xác định là cây có thế mạnh nhưng những năm gần đây, qua thực tế sản xuất và so sánh với một số cây khác cho thây nó khơng phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng dẫn đến thu nhập của nhiều hộ dân lâm vào cảnh bấp bênh, chính điều này đã làm cho diện tích trồng Điều giảm mạnh vào cuối năm 2019. Đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,64% với mục đích góp phần tăng thêm thu nhập cho nơng hộ.
* Đất phi nơng nghiệp:
Bảng 3.2. Diện tích, cơ cấu đất phi nơng nghiệp năm 2019
Loại đất Diện tích
(ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất phi nơng nghiệp 439,54 100
Trong đó:
1.1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, cơng trình SN 7,94 1,81 1.2. Đất quốc phịng 1,57 0,36
1.3. Đất an ninh 1,52 0,35
1.4. Đất khu công nghiệp 0,00 0,00 1.5. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 3,52 0,80 1.6. Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ 0,00 0,00 1.7. Đất cho hoạt động khoáng sản 0,00 0,00 1.8. Đất di tích danh thắng 0,15 0,03 1.9. Đất xử lý, chơn lấp chất thải 0,00 0,00 1.10. Đất tơn giáo tín ngưỡng 0,00 0,00 1.11. Đất nghĩa trang. nghĩa địa 14,29 3,25 1.12. Đất có mặt nước chun dùng 175,20 39,86 1.13. Đất sơng, suối 16,50 3,75 1.14. Đất phát triển hạ tầng 143,45 32,64 1.15. Đất ở đô thị 75,40 17,15
(Nguồn: UBND thị trấn Quảng Uyên năm 2019)
Trong tổng quỹ đất phi nơng nghiệp thì đất chun dùng là loại đất có diện tích lớn nhất chiếm 39,86% trong tổng diện tích đất phi nơng nghiệp, tiếp đến là đất ở chiếm 32,64%, đất dành cho khu công nghiệp, đất hoạt động khoáng sản, đất dùng xử lý chơn lấp rác thải, tơn giáo, tín ngưỡng chưa có.