Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN QUẢNG UYÊN, HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 43 - 46)

PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Quảng Uyên nằm trung tâm huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng cách trung tâm thành phố khoảng 37 km, Với tổng diện tích tự nhiên 18,46 km2, mật độ dân số 330 người/km2. Thị trấn có vị trí:

Phía Bắc giáp xã Quảng Hưng. Phía Nam giáp xã Chí Thảo. Phía Đơng giáp xã Độc Lập. Phía Tây giáp xã Phúc Sen.

Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý thị trấn Quảng Un

3.1.1.2. Địa hình

Thị trấn Quảng Un có địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng thấp dần theo hướng từ Đông Nam sang Tây Bắc, độ dốc trung bình 2%. Độ cao trung bình là 200m so với mặt nước biển, độ cao lớn nhất là 214m. Thị trấn Quảng Un thuộc

nơi có tầm nhìn xa, được chia cắt bởi các song - suối nhỏ trong vùng, đất đai tương đối bằng phẳng nên tạo điều kiện tốt cho việc phát triển cây lúa nước.

3.1.1.3. Khí hậu

Theo số liệu của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng, thị trấn Quảng Uyên thuộc vùng tiểu khí hậu cá biệt, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng do đặc điểm của địa hình Cao Ngun nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới lục địa Cao Ngun, có nền nhiệt độ cao, nắng nóng. Tổng tích ơn vào loại cao nhất Tây Bắc. Thời gian nắng nóng kéo dài, lượng bốc hơi lớn. Lượng mưa và độ ẩm phân bố theo mùa cụ thể như sau:

- Mùa mưa: Thông thường từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa bình quân hàng tháng trên 150 mm.

- Mùa khô: khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, trong đó tháng 2 hầu như khơng mưa.

* Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình năm: 21,60C

- Nhiệt độ trung bình cao nhất năm: 39,50C - Nhiệt độ trung bình thấp nhất năm: 15,00C - Tổng tích ơn trong năm: 8.500 - 9.0000C - Số giờ nắng trung bình năm: 2.382 giờ - Biên độ nhiệt ngày đêm 8-100C

- Biên độ nhiệt trong năm 4-50C

* Độ ẩm và lượng bốc hơi:

- Độ ẩm trung bình năm: 82%

- Độ ẩm trung bình cao nhất năm: 91,5% - Độ ẩm trung bình thấp nhất năm: 45% - Lượng bốc hơi trung bình năm: 950mm

* Lượng mưa:

- Lượng mưa trung bình năm: 1.525mm

- Lượng mưa trung bình năm thấp nhất: 1.050mm - Số ngày mưa bình quân năm: 135 ngày

Vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung đến 93,5% lượng mưa cả năm, nhiều nhất là từ tháng 8 đến tháng 10. Có thể thấy, lượng bốc hơi trung bình khá cao so với lượng mưa trung bình vào mùa khơ, đây là yếu tố gây ra tình trạng khô hạn nặng trên địa bàn vào mùa khô.

* Chế độ gió:

Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây, Tây Nam, tốc độ gió đầu mùa đạt 2,5-3m/s. Vào mùa khơ, hướng gió thịnh hành là Đơng Bắc, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau hướng gió chuyển dần sang hướng Đơng do hồn lưu khí quyển Thái Bình Dương lớn mạnh dần lấn át hướng gió Tây Nam. Gió Đơng thổi mạnh, tốc độ gió bình qn 4,5 - 6 m/s, cá biệt có ngày tốc độ gió thổi đạt trên 6m/s, nhân dân ta thường gọi là gió chướng.

Thị trấn Quảng Uyên nằm ở phía Tây Trường Sơn nên hầu như khơng có bão, chỉ bị ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới vào thời kỳ đầu mùa mưa.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Mạng lưới thủy văn của thị trấn Quảng Uyên khá phong phú và được trải đều với nhiều kênh, suối, hồ. Dòng chảy chính trên địa bàn là song Mê Kong và các phụ lưu của nó, Hướng chủ đạo của các dịng chảy chính là hướng Đơng Nam-Tây Bắc và chẽ ra các hướng xung quanh. Lưu lượng nước của các suối ảnh hưởng theo mùa, mùa mưa nước dâng nhanh thường gây ra ngập úng ở một số vùng trũng, mùa khô nước bị cạn kiệt, dòng chảy nhỏ, khả năng giữ nước kém, tiêu đến sản xuất nông nghiệp . Hao nước rất nhanh gây hạn hán trên diện rộng, kéo dài, ảnh hưởng xấu

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp năm 1978 và kết quả điều tra bổ sung chuyển đổi tên loại đất theo hệ thống phân loại của FAO-UNESSCO năm 1995 thì trên địa bàn thị trấn có các nhóm đất chính với 4

đơn vị đất khác nhau là: đất xám bạc màu trên đá cát; đất đỏ vàng trên đá phiến sét; đất vàng nhạt trên đá cát; đất phù sa ngòi suối.

Trong đó:

- Đất xám bạc màu trên đá cát (Xa), diện tích 300ha, chiếm 22,00% tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha và thịt nhẹ, thường chua, độ phì kém, đặc biệt rất nghèo lân, song có thể bố trí cây trồng ngắn ngày, đồng cỏ chăn thả, mía, cây điều ở những nơi có tầng đât dày, ít đá lộ đầu và ít dốc, độ dày tầng đất từ 50-70cm.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs), diện tích 405ha, chiếm 29,60% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đến thịt nặng, pHKCL= 4,0-5,1, mùn và đạm tổng số đạt trung bình đến khá, lân và kali tổng số khá, lân dễ tiêu nghèo, độ dày tầng đất từ 50- 100cm. Trên đất này có thể bố trí cây cơng nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), diện tích 196ha, chiếm 14,40% tổng diện tích tự nhiên, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, pHKCL= 4,0-4,8, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu, song hàm lượng kali khá, hàm lượng nhôm di động lớn, độ no bazơ thấp, thích hợp cho việc bố trí cây ngơ, cây ăn củ, đậu các loại, chuối, độ dày tầng đất trên 100cm.

- Đất phù sa ngịi - suối (Py) diện tích 464 ha, chiếm 34,00% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu bám dọc theo suối và rải rác ven lưu vực các con suối, sông rạch… thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 100cm, kết cấu viên, tơi xốp. Đây là loại đất có độ phì cao, thích hợp nhất với các loại cây hoa màu như ngô, lạc, đậu, đặc biệt là lúa nước.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN QUẢNG UYÊN, HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)