Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 3 (Trang 36 - 38)

Tổng dư nợ tượng trưng cho tổng số lượng tiền mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế tại thời điểm xác định. Qua bảng số liệu ta nhận xét được tổng dư nợ 3 năm đều liên tục tăng từ 1043.1 năm 2019 đến 1396.52 năm 2020 và tiếp tục tăng đến mức 2124.08 năm 2021. Đây là tín hiệu rất tích cực đối với tồn chi nhánh. Đó là nhờ những chính sách truyền thơng hiệu quả kết hợp với

chính sách tăng cường hiệu quả cho vay giúp chi nhánh tăng trưởng ổn định qua 3 năm gần nhất.

Bảng 2.5. Dư nợ đối với DNNVV của MBBank Chi nhánh Sở giao dịch 3 phân theo kỳ hạn

Đơn vị: tỉ đồng

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền 2020-

2019 Tỷ lệ (%) 2021- 2020 Tỷ lệ (%) Cho vay ngắn hạn 719.5 984.75 1,444.95 265.25 36.87 460.2 46.73 Cho vay trung và dài hạn 323.62 411.74 679.13 88.12 27.23 267.39 64.94 Dư nợ đối với DNNVV 1,043.12 1,396.52 2,124.08 353.42 33.88 727.59 52.10

Nguồn: phòng SME – MB Sở giao dịch 3

Thông qua bảng 2.5, có thể thấy dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng phần lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh giai đoạn 2019-2021. Số liệu này liên tục tăng từ 719.5 tỉ năm 2019 đến 984.75 tỉ năm 2020, tăng 36.87%. Từ năm 2020 đến 2021 chỉ tiêu này vẫn tiếp tục tăng lên đến 1444.95 tỉ dư nợ, tăng 46.73% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng liên tục qua các năm chứng tỏ chi nhánh đã rất chú ý hợp tác tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, loại hình doanh nghiệp này chủ yếu vay để sản xuất quy mô nhỏ hoặc để trang trải các chi phí hoạt động thiết yếu, vậy nên các nguồn vốn vay thường mang tính nhỏ lẻ, quy mơ vừa và kỳ hạn ngắn linh động. Qua đó ngân hàng sẽ dễ dàng kiểm sốt và giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của bộ phận các doanh nghiệp này để đảm bảo rủi ro tín dụng được giảm thiểu.

Trái lại với ngắn hạn thì tổng dư nợ trung và dài hạn đang chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn dù nhìn chung xu hướng vẫn tăng đều qua 3 năm, từ 323.62 tỉ đồng đến 679.13 tỉ đồng. Điều này được lý giải bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường hoạt động với quy mô nhỏ, các khoản vay cũng do đó phù hợp với kỳ hạn ngắn, linh hoạt. Đồng thời khi vay trung và dài hạn các doanh nghiệp phải trải qua quy trình thẩm định khắt khe hơn từ phía ngân hàng mà nhiều doanh nghiệp khơng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn này, có thể kể đến nổi bật đó là chỉ tiêu về tài sản đảm bảo.

Chi nhánh Sở giao dịch 3 hiện nay thường chỉ tập trung cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp xây lắp, xuất khẩu có uy tín tốt, tình hình tài chính đảm bảo do những khoản vay này thường có rủi ro tương đối cao.

Nhìn chung, MB Sở giao dịch 3 đã thực hiện khá tốt khi thực hiện các khoản vay ngắn hạn cải thiện quan hệ tín dụng với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, ngân hàng cũng nên chú trọng mở rộng các chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện các khoản vay dài hạn, qua đó đóng góp lớn vào phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 3 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)