Đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tạ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 3 (Trang 42 - 47)

hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Sở giao dịch 3

2.5.1. Kết quả đạt được

Thực tế cho thấy, thị trường ngày nay có sự cạnh tranh vơ cùng khốc liệt. Để thích ứng với điều đó, MBBank – Sở giao dịch 3 đã có những định hướng hiệu quả nhằm kết hợp đổi mới, nâng cao phương thức hoạt động và ứng dụng công

nghệ, tổ chức lại hình thức tổ chức nhằm thực hiện tốt các nhu cầu về vốn và dịch vụ mà NHTM mang đến cho khách hàng. Thành quả của sự cố gắng này là nguồn vốn huy động của MBBank – Sở giao dịch 3 gia tăng mạnh nhờ quá trình tăng trưởng đầu tư cho vay. MBBank – Sở giao dịch 3 ln duy trì nợ q thời hạn thấp, chất lượng cho vay được nâng cao. Chính vì thế, hiệu quả hoạt động cho vay được cải thiện rõ rệt. Từ những đánh giá nêu trên, ta thấy rằng kết quả mà MBBank – Sở giao dịch 3 đạt được trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng tín dụng cho DNNVV.

Thứ nhất, số lượng DNNVV được vay tại chi nhánh liên tục tăng cao. Chứng tỏ độ uy tín của chi nhánh đang cải thiện qua từng ngày, mạng lưới khách hàng ngày càng dày và đây là tiền đề để MBBank – Sở giao dịch 3 thực hiện phương án “vết dầu loang” – Khách hàng tự bán cho Khách hàng. Đây là một lợi thế cực kỳ lớn mà MBBank – Sở giao dịch 3 đã và đang xây dựng được.

Thứ hai, mức doanh số và dư nợ cho vay của chi nhánh tăng trưởng đều đặn qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Thu nhập từ cho vay DNNVV của MB Sở giao dịch 3 ở mức cao, chiếm tỉ phần lớn và có xu hướng tiếp tục tăng trưởng tốt trong tương lai.

Thứ ba, uy tín của ngân hàng được củng cố vững chắc do sự chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên quản lí và phục vụ khách hàng, xây dựng các phong trào thi đua, sát sao kiểm tra chất lượng và thái độ làm việc của nhân sự. Từ đó khiến ngân hàng đề cao được chữ ‘‘tín’’ trong lịng khách hàng. Ngồi ra ngân hàng cũng xây dựng được một chế độ đãi ngộ tốt khiến nhân viên tích cực làm việc với năng suất tăng trưởng không ngừng.

Thứ tư, trong những năm qua chất lượng tín dụng có xu hướng tăng. Bởi phần lớn là nhờ hoạt động nâng cao về chất lượng tín dụng DNNVV thể hiện qua nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay DNNVV giảm thấp. Đây là một sự thành công lớn của chi nhánh trong việc xử lý nợ quá hạn. Công tác được triển khai nhanh và hiệu quả, tất cả các khoản nợ quá hạn đều được rà sốt, kiểm tra và đơn đốc kỹ càng với mục đích bớt rủi ro và tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất.

Thứ năm, HĐTD hướng tới DNNVV không chỉ giúp cho MBBank – Sở giao dịch 3 mở rộng được thị trường mà còn đẩy mạnh quá trình cải thiện dịch vụ ngày càng hiện đại hơn, đồng thời cải thiện độ uy tín và trách nhiệm của chi nhánh. Bên cạnh đó, việc phân tán rủi ro trong HĐTD của ngân hàng cũng thuận lợi hơn.

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.5.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ở chi nhánh tăng lên liên tục trong giai đoạn 2019-2021, tuy nhiên số lượng thực tế các doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng còn chưa cao. Thống kê cho thấy chỉ khoảng 45-50% số doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu và được ngân hàng giải ngân cho vay vốn, 30% khó tiếp cận được với nguồn vốn vay, phần còn lại đa phần không được ngân hàng cấp vốn cho vay.

Thứ hai, các phương thức cho vay đối với các DNNVV cịn chưa đa dạng Mặc dù trên tồn hệ thống Ngân hàng Quân đội đã triển khai nhiều loại hình phương thức cho vay đa dạng như: vay luân chuyển, vay qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, vay thấu chi,… Tuy nhiên tại MB Sở giao dịch 3 thường chỉ áp dụng 2 phương thức là cho vay theo hạn mức và cho vay trực tiếp từng lần. Đặc biệt là hình thức cho vay hạn mức được sử dụng chính trong hầu hết các khoản vay, vậy nhưng có nhiều trường hợp hạn mức cấp cho khách hàng dư thừa rất nhiều so với mức độ sử dụng của khách hàng đó hay có nhiều trường hợp khách hàng được phê duyệt nhưng không hề sử dụng hạn mức. Ngân hàng cần nhìn nhận lại kĩ hơn về mức độ hiệu quả của phương thức này và cân nhắc áp dụng những hình thức cho vay khác phù hợp và linh hoạt.

Thứ ba, khắt khe trong các quy định về cho vay có TSĐB

Chi nhánh ln cố gắng duy trì đảm bảo an tồn vốn ở mức tốt nhất, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đáp ứng được chỉ tiêu về TSĐB của ngân hàng không phải là một việc đơn giản. Những doanh nghiệp này ln gặp khó khăn trong vấn đề đáp ứng tiêu chí về TSĐB của ngân hàng bởi qui mô nhỏ, tiềm lực tài chính cịn non trẻ, chưa vững vàng nhưng lại gặp nhiều thách thức trước sự cứng nhắc của ngân hàng. Ban lãnh đạo của MB Sở giao dịch 3 có thể đưa ra những chính sách linh động đối với những khách hàng có phương án sử dụng vốn khả thi, năng lực kinh doanh tốt nhưng đang trong q trình khó khăn về tài chính trong ngắn hạn nên khơng đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng.

Thứ tư, tuy tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNNVV còn tồn tại và giảm dần ở cuối năm 2021 nhưng tỷ lệ nợ xấu ở HĐTD của chi nhánh vẫn đang ở mức cao. Điều này biểu hiện rằng chất lượng các khoản tín dụng DNNVV cịn tương đối thấp so với mức bình quân chung của HĐTD.

Thứ năm, tỷ lệ yêu cầu về TSĐB chưa linh hoạt. Đối với phân khúc DNNVV, đa phần các khoản vay yêu cầu 100% TSĐB hoặc tỷ lệ tài sản chiếm rất lớn. Điều này là cần thiết để giảm rủi ro cho NH, nhưng vấn đề này đơi khi gây ra những khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp.

2.5.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân thuộc về DNNVV

+ Phần lớn các DNNVV chưa thực hiện đúng luật kế toán, sổ sách kế toán ghi chép chưa rõ ràng, minh bạch nên khó đánh giá đúng năng lực của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chỉ sử dụng kế toán thuế, việc ghi chép sổ sách kế tốn khơng được theo dõi thường xuyên nên gây những khúc mắc cho Chi nhánh trong việc kiểm tra và hiểu rõ thực trạng khách hàng.

+ Nhiều DNNVV chưa thực sự quan tâm và nắm được các thủ tục và yêu cầu của NHTM về quy trình cấp tín dụng, việc lập phương án cịn kém nên dẫn đến thực tế phương án có thể hiệu quả nhưng doanh nghiệp lại khơng phản ánh đúng hiệu quả.

+ Chiến lược kinh doanh của các DNNVV thường khơng có hoặc chỉ trong khoảng thời gian ngắn, hoạt động theo số đông mà khơng có chiến lược và kế hoạch kinh doanh lâu dài thì sẽ khơng có kết quả tốt khi sử dụng nguồn vốn NH.

- Mơi trường pháp lý cịn nhiều rắc rối và chưa đồng bộ. Các văn bản chưa liên kết với nhau một cách chặt chẽ dẫn tới những hiểu nhầm về mặt pháp lý, công chứng, đối chiếu,... Điều này gây mất thời gian cho cả khách hàng cũng như NHTM.

- Sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước chưa đúng tiến độ và còn nhiều bất cập. Trường hợp doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập đã dừng kinh doanh thì các cơ quan chức năng khơng nắm bắt được ngay tình hình, chưa có cơ chế kiểm tra việc góp vốn thực tế của doanh nghiệp so với vốn điều lệ đăng ký trên đăng ký kinh doanh.

b. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chính sách cấp tín dụng của MBBank – Chi nhánh Sở Giao Dịch 3 đối với DNNVV cịn tồn đọng nhiều hạn chế. Đó là quá coi trọng TSĐB. Để lý giải cho điều này bởi các DNNVV thường có xác suất vỡ nợ lớn, quy mô kinh doanh nhỏ, sổ sách thường kém minh bạch. Tuy nhiên MBBank – CN Sở Giao

Dịch 3 xem TSĐB là điều kiện cốt lõi để quyết định trong việc xét duyệt tín dụng và đảm bảo khả năng thu hồi nợ, mà chưa đánh giá nhiều tới khả năng kinh doanh và độ khả thi của phương án kinh doanh. Đặc biệt, việc KH phải có TSĐB đã khiến rất nhiều KH không tiếp cận được với nguồn vốn từ NHTM. Trong khi đó, vốn tự có của các DNNVV rất khiêm tốn.

Thứ hai, chất lượng cán bộ nhân viên DNNVV chưa tốt. Một bộ phận cán bộ chưa đủ kiến thức làm cho hệ thống đánh giá tín dụng dễ nảy sinh nhiều vấn đề... Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ cịn yếu dẫn đến tình trạng nhiều quyết định tín dụng cịn vướng lợi ích cá nhân.

Thứ ba, cơng tác kiểm sốt sau giải ngân DNNVV chưa rõ ràng, chưa theo đúng quy định. Theo quy định của NH, tối đa sau 20 ngày kể từ ngày giải ngân khoản vay, chuyên viên tín dụng phải tiến hành kiểm tra tiến độ hoạt động của KH. Trên thực tế, việc kiểm soát của MBBank – Chi nhánh Sở Giao Dịch 3 còn nhiều điểm chưa chặt chẽ, việc kiểm soát khoản vay đang nới lỏng do việc này mất khá nhiều thời gian của nhân viên. Đây là một mối nguy hiểm liên quan đến rủi ro tín dụng mà chi nhánh cần phải chú ý tới.

Thứ tư, năng lực QTRR đối với HĐTD DNNVV của ngân hàng còn nhiều hạn chế. HĐTD ở ngân hàng vẫn theo hình thức truyền thống, chưa áp dụng được hồn tồn cơng nghệ thơng tin vào cơng tác kiểm tra và giám sát rủi ro, điều này mất rất nhiều thời gian đặc biệt đối với các KH có vị trí địa lý xã Chi nhánh.

Thứ năm, hoạt động quảng cáo đến các DNNVV chưa được chú trọng đúng mức. Đến nay, MBBank – Chi nhánh Sở giao dịch 3 vẫn chưa có bộ phận Marketing cụ thể. Điều này ảnh tác động tiêu cực đến HĐTD và làm giảm sự thu hút khách hàng. Do đó, cơng tác quảng bá sản phẩm tại MBBank – Sở giao dịch 3 vẫn còn hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của HĐTD cũng như ảnh hưởng đến việc mở rộng các dịch vụ phi tín dụng của Chi nhánh.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 3

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 3 (Trang 42 - 47)