quan. Giác-quan giúp người nhận thức được những hiện-tượng phát-hiện ở ngoại-giới và những mối tương-quan giữa các hiện- tượng ấy. Những hiện-tượng này rất nhiều và phức-tạp, và người không sao có thể nhận-thức nó hết được. Thật ra, những tri-giác của người đã được giác-quan chọn lọc trong những ấn-tượng người có thể tiếp nhận. Những giác-quan của người đã được tổ-chức một cách đặc-biệt để thi-hành nhiệm-vụ này.
Sự cấu-tạo và phát-triển của các giác-quan đã noi theo một ý-lực mạnh mẽ, và ý-lực đó lại nhắm vào việc phụng-sự các bản-năng của người. Những giác-quan đã thành hình khơng phải để giúp người có những tri-giác mà lý-luận. Nó cốt để trả lời cho những sự cần thiết của ý-chí sinh-tồn. Mắt người được tạo ra khơng phải để trông ngắm cảnh-vật, mà để soi sáng hành-động người, để báo trước cho người một sự nguy-hiểm, đề giúp người vồ bắt một con mồi. Sở-dĩ hiện nay sự tương-quan giữa con mắt và sự sinh-tồn của người ít rõ ràng hơn trước, là vì nền văn-minh đã khiến cho sự liên-lạc giữa người với hoàn-cảnh biến-đổi khá nhiều rồi. Nhưng dầu sao, sự ích-lợi của nó đối với đời sống của người cũng hết sức quan-trọng.
Vậy, những giác-quan của người chỉ là những dụng-cụ đặc-biệt, nhờ đó người thâu-hoạch trong ngoại-giới một số tri-thức cần-thiết giúp người đối-phó với hồn-cảnh hầu bảo-vệ sự sinh-tồn của mình.
3.- SỰ VỊ-KỶ TRONG SỰ HOẠT-ĐỘNG CỦA TÂM-TRÍ NGƯỜI. NGƯỜI.
Những dữ-kiện được giác-quan chọn lựa lại được người chọn lọc lại một lần thứ nhì. Người chỉ lưu-ý đến cái gì làm người xúc- động. Một việc nhỏ nhặt có thể được xem là một vấn-đề tối quan- trọng, nếu người thấy nó có thể hại mình, hay mang đến cho mình một mối lợi to. Những kích-thích bên ngồi mà khơng liên-hợp
với một bản-năng, thì người khơng lưu-ý đến. Khi đói, người chú-ý đến những món ăn, nhưng đến khi no nê rồi, mùi thơm của món ăn ngon đến đâu cũng không làm cho người lưu-tâm đến nhiều được. Thêm nữa những cảm-tưởng và phán-đoán của người về sự vật cũng thay đổi, tùy sự cảm-thụ và dục-vọng người. Cùng một món ăn mà khi đói, người thấy ngon, còn khi no, người thấy chán. Lắm lúc, người có thể làm những việc khó khăn nặng nhọc một cách dễ dàng, nhiều khi thích thú nữa, nếu việc ấy giúp người thỏa- mãn một thị-dục. Những anh chàng si-tình có thể vượt núi trèo đèo với sụ phấn chấn và nụ cười, nếu sau cuộc hành-trình gian-khổ ấy, anh ta gặp được người u.
Trước một cảnh-trí, người khơng có một ấn-tượng khách-quan như cái máy ảnh. Trong khi những chi-tiết làm cho người lưu-tâm nổi bật lên, những chi-tiết không gây được sự chú-ý của người mờ đi rồi mất hẳn. Do đó, những phúc-trình, những tập du-ký của người về một vùng địa-dư hoàn-toàn khác nhau tùy tác giả. Một nhà khảo-cổ nhớ đến những đền đài dinh-thự lịch-sử, một nhà kinh-tế nói tỉ mỉ về những thổ-sản, một nhà họa-sĩ chỉ nhắc đến những nơi phong-cảnh tuyệt-kỳ.
Cùng đi ở một đường phố, người đàn bà thường chú-ý đến những hiệu kim-hoàn, những hàng tạp- hóa, những tiệm may, một sinh- viên thì hay ngó đến những nơi bán sách, những người thích máy móc lại lưu-ý đến những cửa hàng bán dụng-cụ cơ-giới.
Những học-sinh cùng học một lớp, cùng nghe những ông thầy giảng như nhau không đi đến những kết-quả như nhau, không những chỉ vì họ khơng cố-gắng như nhau mà cịn vì khả-năng họ khác nhau, thành ra họ khơng thích những vấn-đề được trình-bày y như nhau.
Sự chú-ý làm cho sức mạnh những cảm-giác được tăng-cường. Khi lưu-tâm đến một sự sung sướng hay một nỗi đau khổ, người thấy sự sung sướng hay nỗi đau khổ ấy tăng lên gấp bội. Trái lại, nếu
người không thèm chú-ý đến cảm giác nhiều, sự sung sướng hay nỗi đau khổ ấy yếu lần đi và tan biến một cách dễ dàng.
Một mặt khác, sự chú-ý lại là một điều-kiện cho ký-ức. Những cái gì người thích và chú-ý, người nhớ rất dai và rất kỹ. Ngoài ra, những dục-vọng và sở-thích của người cịn ảnh-hưởng đến ký-ức đó, và làm biến tánh những kỷ-niệm của người.
Sau hết, những nhu-cầu của người cịn hướng trí óc người đến chỗ khái-qt-hóa và sắp đặt các tri-thức của người về ngoại-giới. Sự lợI-ích bao giờ cũng là tiêu-chuẩn để cho người nhận-thức sự tương- đồng giữa các sự vật, và sắp các sự vật ấy thành hệ-thống. Người có thể sắp chung các sự vật có thể tác-động đến cơ-thể mình với một hiệu-quả như nhau. Người cũng có thể sắp chung các sự vật có thể dùng làm phương-tiện để giúp người đạt được một mục- đích.
Những điều trên này chỉ tỏ rằng sự hoạt-động của tâm-trí người dựa vào sự chú-ý, mà người chỉ chú-ý đến cái gì hữu-ích cho mình.