A LÝ-DO TRANH-ĐẤU VÀ ĐỐI-THỦ CỦA NGƯỜI.

Một phần của tài liệu THUYẾT SINH-TỒN (Trang 51 - 54)

Vật-chất vốn tự nó khơng bao giờ bất-động. Trên thế-giới, khơng bao giờ tìm được một thế qn-bình ổn-định. Mọi sự vật đều gồm có những lực khác nhau hướng theo nhiều lối khác nhau và tác- động lẫn nhau.

So với các vật-chất thường, sinh-vật lại càng hoạt-động nhiều hơn, vì sự sống cốt lõi là một hoạt-động định hướng nhắm vào mục-đích tự phát-triển. Trong một đám rừng, các loài thảo mộc cầm thú đều có tự-động để bành-trướng. Người tự-nhiên khơng thốt khỏi công-lệ hoạt-động này.

Đời sống sinh-lý của người chung-qui chỉ là một chuỗi dài giao- hốn hóa-hợp. Nó bị sự chi-phối của những cuộc xung-đột giữa các lực khác nhau. Nền tảng đời sống tâm-lý của người là những bản-năng tạo ra nhiều nhu-cầu dục-vọng, nhiều ý-lực cạnh-tranh nhau để chiếm địa-vị ưu-thế. Đứng về phía trí-tuệ mà nói, người chỉ có ý-thức được nhờ sự hiện-diện của hai yếu-tố khác nhau. Một cảm-giác đồng đều mãi thì người khơng thể nhận-thức được. Muốn cho ý-thức người trổi dậy, phải có sự thay đổi, phải có sự đụng chạm giữa trạng-thái đương-hữu, và một trạng-thái mới. Xét về mặt đạo-đức, lưong-tâm người thường phải chứng-kiến sự

xung-đột giữa những nhiệm-vụ khác nhau, những tư-tưởng đối chọi nhau. Sau hết, muốn tự duy-trì, cá-tính người cũng phải đương đầu với những yếu-tố ngoại lai và những nguyên-nhân nội- bộ làm cho nó biến-đổi. Những điều-kiện trên này đã chỉ rằng con người đã tự mình gồm nhiều lực lượng khác xung-đột lẫn nhau. Trong sự hoạt-động của người để sinh-tồn, sự xung-đột lại càng rõ rệt hơn nữa. Muốn sống, trước hết, người phải bảo-vệ thân mình và ni dưỡng nó. Người muốn chống chọi lại các mối nguy có thể làm hại mạng mình và tìm những món ăn uống cho no đủ.

Những lực-lượng có thể làm hại đến người, cũng như những vật- liệu cần-thiết cho sự bảo-dưỡng thân người đều ở trong thiên- nhiên, trong loài cầm thú, với những vật-chất hữu-hình và những lực-lượng vơ-hình của nó, vừa có thể hại đến mạng người, vừa có thể cung-ứng những vật-liệu cần-thiết cho người. Người một mặt phải tìm cách chống lại những vận-động của thiên-nhiên có hại đến mình, một mặt phải ra cơng tìm kiếm trong thiên-nhiên những thứ cần cho sự sống của mình và bắt buộc nó phải cung-nạp cho mình. Đối với những loài động-vật khác, cũng như đối với thiên-nhiên, người vừa phải giữ cho nó khơng hại đến mình, vừa phải tìm cách giết nó hay chế-ngự nó để lấy xác thịt nó mà dùng, hay bắt nó phụng-sự mình.

Những vật-liệu cần-thiết cho người không phải luôn ln phong- phú, và có đủ cho tất cả mọi người. Muốn giành lấy phần cần-thiết cho mình, người phải tranh nhau với người khác.

Nhưng sự cần dùng của người không phải chỉ thâu vào trong phạm-vi vật-chất. Ngay trong sự tìm lấy những vật-liệu hữu-ích cho mình, người bao giờ cũng có xu-hướng muốn được cái ngon nhất, đẹp nhất.

Trong lĩnh-vực tinh-thần, người có những ý-tưởng, những tình- cảm. Những ý-tưởng, những tình-cảm của người này không phải

luôn luôn giống những ý-tưởng, tình-cảm của người khác. Người không những muốn được tự-do phát-biều những ý-tưởng, những tình-cảm của mình, mà cịn lại muốn rằng những ý-tưởng ấy được người khác phải noi theo, những tình-cảm ấy được người khác kính nể. Điều này cũng bắt buộc người tranh đấu với người khác. Nói tóm lại, muốn sống người phải tranh nhau, mà muốn cho sức sống của mình tràn ra ngồi bản-thân mình, người cũng phải tranh đấu với nhau.

Như thế, trong sự hoạt-động để sinh-tồn, người luôn luôn gặp những phản-động-lực. Dù cho người hoạt-động một mình hay hoạt-động chung với nhiều người khác, bao giờ người cũng gặp những trở-lực hay những địch-thủ chống lại mình. Điều này đúng cho đến nỗi người ta có thể lấy sự tranh-đấu làm đặc-điểm cho sự sinh-tồn. « Sống, tức là tranh-đấu ». Đó là một sự thật có một giá- trị tuyệt-đối mn đời.

Từ khi xuất-hiện trên thế-giới đến giờ, người phải luôn luôn tranh- đấu chưa lúc nào ngừng. Người phải tranh đấu với thiên-nhiên, với loài cầm thú, với người đồng-loại. Ba sự tranh-đấu này có một lượt với nhau chứ khơng phải chia ra thành thời-kỳ, trong mỗi thời-kỳ người phải tranh-đấu với một lực-lượng như : Tơn Văn đã nói trong chủ-nghĩa Dân-quyền. Một người dã-man thuở trước cũng như một người văn-minh hiện giờ vừa phải tìm cách tránh mưa nắng, bệnh tật, vừa phải ăn thịt những lồi cầm thú và giữ cho nó khỏi ăn thịt mình, vừa phải cạnh-tranh với đồng-loại để tìm đủ những nhu-cầu thiết-yếu cho mình, để khỏi phải tùng-phục họ và bắt họ tùng-phục mình. Người từ trước đến nay đã phải tranh-đấu với ba lực-lượng ấy, người hiện đương phải tranh-đấu và sau này sẽ tranh-đấu mãi mãi với nó để sinh-tồn.

Ngồi ra, lại cịn hình-thức tranh-đấu nữa dành cho những người có một trình-độ khá cao rồi : mình tranh-đấu với mình để chế-ngự những khuynh-hướng thấp kém của mình, để tự bắt buộc mình theo một qui-phạm mình nêu ra. Tính-cách tranh-đấu của sự tự tu

đã hiện ra rõ rệt trong những kinh sách của các tôn-giáo. Người ta đã dùng nhiều từ ngữ chiến-tranh để dạy người theo đạo. Người ta đã nói đến việc dùng gươm trí-tuệ cắt đứt trần-duyên, việc diệt-trừ lục-tặc =(lục căn), việc đấu-tranh với ác-quỉ để giữ thiên-lương.

Một phần của tài liệu THUYẾT SINH-TỒN (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)