Ngoài những bản-năng hoàn-toàn vị-kỷ khiến cho người chỉ lo đến mình, chỉ mưu-đồ sự sinh-tồn cho cá-nhân mình và có những hành-động vị-kỷ, người lại cịn có những bản-năng tình-dục và bản-năng xã-hội. Những bản-năng sau này khiến cho người có xu- hướng gần gũi và sống chung với đồng-loại. Nó đã đóng một vai tuồng quan-trọng trong sự thúc đẩy người hợp nhau lại thành đoàn- thể trong xã hội .
Thật-sự thì người khơng phải chỉ có thiện-cảm với người đồng- loại. Đứng trước một kẻ lạ người thường e dè và giữ miếng, ít khi thơng-cảm được. Ngay trong vịng những kẻ liên-lạc mật-thiết với người, mối giao-tình nhiều khi lợt lạt, hời hợt lắm. Nhưng chúng ta không thể phủ-nhận được rằng khuynh-hướng hợp-quần của người cũng rất mạnh, nó khiến người tự-nhiên thấy buồn bã, cô-độc và luôn ln tìm cách liên-lạc với đồng-loại, muốn cho họ ưa thích và nể nang mình.
Trong sự sống chung với đồng-loại, người nhiều khi biết nghĩ đến họ, đến quyền-lợi của họ, và có những hành-động mà ta gọi là hành-động vị-tha. Đối với một số nhà tư-tưởng và đạo-đức, vị-tha là một tình-cảm hồn-tồn tốt đẹp của người, nó đối chọi hẳn với sự vị-kỷ. Tuy nhiên, con người vốn có một cơ-thể, một tâm-hồn, một bản-ngã mạnh mẽ. Họ khơng bao giờ có thể tự qn mình được một cách hồn-tồn. Do đó, những hành-động vị-tha của họ vẫn mang dấu hiệu của bản-ngã, và do đó, vẫn cịn dựa vào sự vị- kỷ khơng ít thì nhiều.